6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
1.3. Nội dung và nguyên lý nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh
1.3.4. Các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh
doanh ngành thời trang trên thị trường nội địa
1.3.4.1. Giải pháp về sản phẩm a, Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng may mặc. Nếu như trước kia giá cả được coi là quan trọng nhất trong cạnh tranh thì ngày nay nó phải nhường chỗ cho tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Khi có cùng một loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm nào tốt hơn, đáp ứng và thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng thì họ sẵn sàng mua với mức giá cao hơn. Nhất là trong nền kinh tế thị trường cùng với
sự phát triển của sản xuất, thu nhập người lao động ngày càng được nâng cao, họ có đủ điều kiện để thoả mãn như cầu của mình, cái mà họ cần là chất lượng và lợi ích của sản phẩm mang lại.
Để sản phẩm của doanh nghiệp luôn là sự lựa chọn của khách hàng ở hiện tại và tương lai thì nâng cao chất lượng sản phẩm là điều cần thiết. Nâng cao chất lượng sản phẩm là sự thay đổi chất liệu sản phẩm hoặc thay đổi công nghệ chế tạo đảm bảo lợi ích và tính an tồn trong q trình tiêu dùng và sau khi tiêu dùng. Hay nói cách khác nâng cao chất lượng sản phẩm là việc cải tiến sản phẩm có nhiều chủng loại mẫu mã, bền hơn và tốt hơn. Điều này làm cho khách hàng cảm nhận lợi ích mà họ thu dường ngày càng tăng lên khi duy trì tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Làm tăng lòng tin cà sự trung thành cẩu khách hàng đối với doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm được coi là một vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp nhất là đối với doanh nghiệp Việt Nam khi họ phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài vào Việt Nam. Một khi chất lượng hàng hố dich vụ khơng được đảm bảo thì có nghĩa là khách hàng đến với doanh nghiệp ngày càng giảm, doanh nghiệp sẽ mất khách hàng và thị trường dẫn tới sự suy yêu trong hoạt động kinh doanh kinh doanh. Mặt khác chất lượng thể hiện tính quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở chỗ nâng cao chất lượng sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do vậy, cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đều phải sử dụng nó.
Đặc biệt với ngành thời trang, sản phẩm cần đáp ứng đủ các yếu tố sau: cạnh tranh về giá, cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh về kiểu dáng và mẫu mã. Từ đó mới đáp ứng được với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng thuộc mọi lứa tuổi, giới tính khác nhau. Với một ngành mà cập nhật và đổi mới ln là yếu tố then chốt thì sự vận động của doanh nghiệp chính là yếu tố quyết định tạo ra sự khác biệt trong mỗi sản phẩm nhưng đồng thời cũng đáp ứng được thị yếu của người tiêu dùng.
b, Về giá
Giá cả được hiểu là toàn bộ số tiền mà người mua trả cho người bán về việc cung ứng phí lao động sống và hao phí lao động vật hoá để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp, khách hàng được tôn vinh là “ Thượng đế ” họ có quyền lựa chọn những gì học cho là tốt nhất, khi có cùng hàng hố dịch vụ với chất lượng tương đương nhau thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn mức giá thấp hơn, để lợi ích học thu được từ
sản phẩm là tối ưu nhất. Do vậy, cạnh tranh bằng giá cả chính là một cơng cụ hữu hiệu của Doanh nghiệp và nó thể hiện qua:
Cạnh tranh với một mức giá ngang bằng với giá thị trường: Giúp doanh nghiệp
đánh giá được khách hàng, nếu Doanh nghiệp tìm ra được biện pháp giảm giá mà chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo thì khi đó lượng tiêu thụ sẽ tăng lên, hiệu quả kinh doanh cao và lợi sẽ thu được nhiều.
Cạnh tranh với một mức giá thấp hơn giá thị trường: Chính sách này được áp
dụng khi cơ số sản xuất muốn tập trung một lượng hàng hoá lớn, thu hồi vốn và lời nhanh. Khơng ít doanh nghiệp đã thành cơng khi áp dụng chính sách.
Ngành thời trang Việt Nam được chia làm nhiều phân khúc với các mức giá khác nhau. Mức giá cao chủ yếu rơi vào các mặt hàng của thương hiệu lớn, vừa có chất lượng tốt, công năng sử dụng cao đồng thời giá trị thương hiệu cũng được thể hiện qua mỗi sản phẩm. Bên cạnh đó mức giá vừa và thấp phản ánh mức hàng ở mức bình thường khơng có chất lượng, kiểu dáng nổi bật hoặc thuộc các thương hiệu chưa có tên tuổi trên thị trường. Từ đó việc điều chỉnh giá của mỗi doanh nghiệp kinh doanh thời trang cần phải thực hiện một cách linh động phù hợp với giá trị sử dụng và giá trị thương hiệu, như vậy dễ dàng tạo ra tệp khách hàng của mình và có đường hướng cụ thể trong việc mở rộng tệp khách hàng.
c, Về mẫu mã, kiểu dáng
Xét riêng với ngành thời trang, sản phẩm cần đáp ứng đủ các yếu tố sau: cạnh tranh về giá, cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh về kiểu dáng và mẫu mã. Từ đó mới đáp ứng được với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng thuộc mọi lứa tuổi, giới tính khác nhau. Như vậy chỉ cạnh tranh về giá và chất lượng thôi là chưa đủ, với một ngành mà cập nhật và đổi mới ln là yếu tố then chốt thì sự vận động của doanh nghiệp chính là yếu tố quyết định tạo ra sự khác biệt trong mỗi sản phẩm nhưng đồng thời cũng đáp ứng được thị yếu của người tiêu dùng. Các sản phẩm thời trang cần phải vừa đáp ứng được tính năng may mặc nhưng vừa phải đảm bảo được yếu tố thời trang, thẩm mĩ, xu hướng và cá tính của người tiêu dùng. Như vậy mẫu mã và kiểu dáng đóng vai trị rất quan trọng trong việc kinh doanh ngành thời trang.
d, Về dịch vụ
Tiêu chí của các doanh nghiệp kinh doanh ngành thời trang chính là mang sản phẩm chất lượng và sự hài lịng đến cho người tiêu dùng. Chính vì vậy để đảm bảo khách hàng có thể hài lịng nhất với sản phẩm, doanh nghiệp cần trú trọng hơn nữa đến các dịch vụ đi kèm, đáp ứng được tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Mặt khác việc phân phối sản phẩm trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng cần trú trong việc chăm sóc, tư vấn và thái độ niềm nở với khách hàng để khách hàng khơng chỉ hài lịng
về sản phẩm mà còn hài lòng về doanh nghiệp, từ đó lấy được thiện cảm của người tiêu dùng và tạo ra tệp khách hàng trung thành.
1.3.4.2. Giải pháp về thị trường
Công ty kinh doanh trong lĩnh vực thời trang cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường bởi việc nghiên cứu thị trường sẽ phục vụ được nhiều mục tiêu khác nhau: xây dựng chiến lược kinh doanh, đánh giá tổng thể cung cầu thị trường và các bên liên quan, đánh giá sự hài lòng của khách hàng. Nghiên cứu thị trường giúp cơng ty có được thơng tin nhằm đánh giá được môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường ngành, nhà cung cấp nguyên vật liệu, đối thủ cạnh tranh, khách hàng…, cũng như tìm hiểu về đánh giá của khách hàng về các nhà cung cấp, thương hiệu. Xây dựng một chiến lược kinh doanh hợp lý có thể giúp cho cơng ty phát huy được những điểm mạnh của mình góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường. Các kết quả phân tích, nghiên cứu được xác định là cơ sở để công ty đưa ra những chiến lược nhằm thực hiện những mục tiêu mà công ty đề ra là: đổi mới, uy tín, tận tâm, hợp tác, tốc độ. Mang lại cho khách hàng sự hài lòng về chất lượng với giá cả cạnh tranh và sự sáng tạo đổi mới không ngừng, đem lại niềm tin của mọi sản phẩm.
1.3.4.3. Giải pháp về nguồn lực
Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho cơng ty thì yếu tố con người là yếu tố vô cùng quan trọng và cần ưu tiên hàng đầu. Trước hết đội ngũ quản lý của công ty kinh doanh trong ngành thời trang cần phải học hỏi về kỹ năng quản lý, cần có nghiệp vụ chuyển sâu và khả năng nắm bắt được thị trường cũng như đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Bên cạnh đó đào tạo nguồn nhân lực có khả năng chun mơn cao, tận tâm, tận lực về nghề. Có các chính sách thu hút nhân tài trẻ, bổ sung nguồn nhân lực là đội ngũ lao động trẻ trong cơng ty để có những cái nhìn mới về thị trường. Bên cạnh đó cần trú trọng và bồi dưỡng người tài để mang lại hiệu quả cho công việc cũng như giá trị cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI DTS VIỆT NAM TRÊN