NĂNG LỰC TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP công thương Việt Nam Chi nhánh 1 TP. Hồ Chí Minh (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.1 NĂNG LỰC TÀI CHÍNH

Là một chi nhánh lớn của ngân hàng Công Thương Việt Nam, Chi nhánh 1 luôn được sự quan tâm sát sao từ phía ngân hàng mẹ. Vì thế, các hoạt động của chi nhánh thường xuyên được ngân hàng mẹ cập nhật hoạt động và bảo đảm mức độ an toàn vốn và khả năng thanh khoản. Chi nhánh 1 luôn luôn phấn đấu nhằm ổn định năng lực tài chính để nâng cao khả năng cạnh tranh. Bằng chứng là chi nhánh hoạt động rất ổn định và thị phần hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh khơng nhỏ.

Chi nhánh 1 nằm ở ngay trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một địa bàn hoạt động tiềm năng nhưng thách thức cũng khơng nhỏ. Bởi vì tại khu vực này tồn tại một số lượng đáng kể các chi nhánh của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngồi nước.

Mạng lưới các ngân hàng thương mại trong địa bàn ngày càng phát triển. Khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh (Quận 1, Quận 3) là khu vực tập trung ưu tiên phát triển xây dựng mạng lưới, các trụ sở giao dịch lớn của hầu hết các tổ chức tín

dụng: các ngân hàng thương mại quốc doanh (Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển,…), các ngân hàng thương mại cổ phần (Ngân hàng TMCP Ngoại thương, Sacombank, Eximbank, ACB, Techcombank,…), các ngân hàng 100% vốn nước ngồi (HSBC, ANZ,….) và các cơng ty tài chính, tổ chức tín dụng khác.

Đặc điểm cạnh tranh của các ngân hàng đối thủ trong địa bàn:

Cạnh tranh về chất lượng phục vụ: Chất lượng phục vụ là tiêu chí cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại với nhau. Vì vậy, các ngân hàng rất chú trọng xây dựng chất lượng phục vụ khách hàng: thời gian giải quyết hồ sơ, phong cách phục vụ, chính sách chăm sóc khách hàng,…

Cạnh tranh về sản phẩm ngân hàng: Các ngân hàng nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng 100% vốn nước ngoài phát triển ngày càng nhiều sản phẩm đa dạng nhằm phù hợp với đặc thù nhu cầu của từng đối tượng khách hàng (nhất là đối tượng khách hàng cá nhân).

Cạnh tranh về chính sách giá (lãi suất, phí): Các ngân hàng quốc doanh là đối tượng cạnh tranh chính với chi nhánh trong các chính sách lãi, phí: Ngân hàng đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nơng nghiệp, Ngân hàng TMCP Ngoại thương. Phân khúc thị trường cạnh tranh là các doanh nghiệp lớn, có quy mơ giao dịch lớn về tín dụng, tiền gửi và các sản phẩm ngân hàng khác.

Trong số các ngân hàng có mặt trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh, các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của VietinBank chi nhánh 1 có thể kể đến là: Vietcombank, BIDV, Agribank, ACB, Sacombank, Techcombank, EAB, HSBC, ANZ. Vietcombank có thế mạnh về ngoại tệ và thương hiệu. Agribank có thế mạnh về mạng lưới rộng khắp. BIDV có thế mạnh về nguồn vốn giá rẻ. ACB, Sacombank, Techcombank, EAB có thế mạnh về dịch vụ nhanh chóng và thủ tục đơn giản. HSBC và ANZ có thế mạnh về cơng nghệ và chính sách thống (cho vay tín chấp rất mạnh).

Hình 3.1: Thị phần huy động vốn của một số ngân hàng trên địa bàn TP.HCM

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh 1 năm 2012.

Hình 3.2: Thị phần cho vay của một số ngân hàng trên địa bàn TP.HCM

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh 1 năm 2012.

Qua hai hình trên cho thấy tại thành phố Hồ chí Minh, ngân hàng có thị phần lớn nhất chính là ngân hàng AgriBank. Sau đó, là ba ngân hàng nhà nước khác chính là BIDV, VCB và VietinBank. VCB và BIDV có thị phần lớn hơn VietinBank nhưng không nhiều. Như vậy, Chi nhánh 1 vẫn phải cố gắng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tăng thị phần cho vay và huy động vốn tại thị trường tiềm năng này so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Agribank; 25,25 BIDV; 13,75 VCB; 13,22 VietinBank; 10,24 ACB; 5,41 Sacombank; 3,88 Techcombank; 3,33 EAB; 15,33 Ngân hàng khác; 9,59 Agribank 27,72% BIDV 15,05% VCB 10,41% VietinBank 11,38% ACB 3,32% Sacombank 3,33% Techcombank 2,50% EAB 2,89% Ngân hàng khác 23,40%

3.2 NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG. 3.2.1 Chất lượng khách hàng.

Chi nhánh 1 đóng trụ sở tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một thị trường tiềm năng với đủ mọi tầng lớp khách hàng với nhiều nhu cầu dịch vụ khác nhau. Chi nhánh đang nỗ lực giữ các khách hàng tiềm năng bằng những chính sách ưu đãi hợp lý, đồng thời tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới. Nhìn chung, chất lượng khách hàng rất tốt, trung thành với ngân hàng và có nhu cầu sử dụng các dịch vụ lâu dài. Thị trường tiềm năng này chính là một trong những lợi thế cạnh tranh để Chi nhánh 1 nâng cao vị thế của mỉnh trong việc giữ khách hàng cũ, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới. Tuy nhiên, các ngân hàng lớn như VCB, BIDV… thường xuyên đưa ra các chính sách ưu đãi, linh hoạt về lãi suất và đặc biệt là điều kiện cho vay tín chấp làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc giữ, lôi kéo cũng như tiếp thị của Chi nhánh 1 trong thời gian vừa qua. Có thể kể tới một số khách hàng tiềm năng đang có quan hệ tín dụng với chi nhánh như:

Bảng 3.1: Các khách hàng tiềm năng có quan hệ tín dụng với chi nhánh 1.Tên khách hàng CIF Tên các TCTD đang tiếp cận Tên khách hàng CIF Tên các TCTD đang tiếp cận

Tổng công ty Thép VN 300020266 ACB, DIDV, Vietcombank Công ty Điện Lực TP HCM 300020239 NH An bình

Tổng Cơng ty Nơng Nghiệp SG 2000295478 AgriBank CN-TP.HCM Công ty TNHH Thuốc thú ý Ruby 300020585 Vietcombank

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh 1 năm 2012.

Những khách hàng lớn này ln ln có những ngân hàng khác cạnh tranh lơi kéo. Điều này địi hỏi Chi nhánh 1 phải có những đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh để giữ khách hàng cũ, có thêm nhiều khách hàng mới.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP công thương Việt Nam Chi nhánh 1 TP. Hồ Chí Minh (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)