CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.2.2 Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn chính là một trong những hoạt động chính của ngân hàng. Đây là một trong những yếu tố quan trong để xem xét khả năng cạnh tranh trong năng lực hoạt động của Chi nhánh 1.
Hình 3.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh 1.
ĐVT: Tỷ đồng.
Nguồn: Chi nhánh 1 cung cấp.
Mặc dù có những khó khăn nhất định trong cuộc chạy đua thanh khoản giữa các ngân hàng thương mại, tổng nguồn vốn huy động được năm 2011 của chi nhánh đã có sự tăng trưởng ấn tượng so với năm 2010 (tỷ lệ tăng là 29,67%) Đạt được kết quả này là do sự nhạy bén, chủ động, linh hoạt trong điều hành lãi suất của ban phát triển nguồn vốn (đặc biệt là từ khi ngân hàng Công Thương Việt Nam thay đổi cơ chế điều hành lãi suất theo hướng tạo thêm sự chủ động cho chi nhánh), sự chăm sóc và phục vụ khách hàng chu đáo của ban tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Sang năm 2012, mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng với lãi suất có xu hướng giảm dần khơng kích thích được nguồn vốn từ bên ngoài gửi vào ngân hàng, đặc biệt là tiền gửi của doanh nghiệp. Năm 2012, nguồn vốn huy động chỉ tăng 0,97%.
Nguồn vốn chi nhánh trong năm 2011 tăng trưởng mạnh, đặc biệt là tiền gửi doanh nghiệp tăng 36,5% so với năm trước. Tiền gửi doanh nghiệp tăng mạnh, chủ yếu tập trung vào một số khách hàng lớn là Tổng công ty Địa ốc Sài Gịn, Tổng cơng ty Nơng Nghiệp Sài Gịn, nhóm các Cơng ty của Vinacapital và Công ty Chiếu sáng Công cộng TP.HCM. Tiền gửi của doanh nghiệp thường là kỳ hạn ngắn hoặc không kỳ hạn để các doanh nghiệp có thể xoay vốn khi cần thiết đồng thời hưởng các dịch vụ tiện ích quanh tiền gửi này. Có thể thấy, các doanh nghiệp đã có sự tín nhiệm hơn trong việc chọn ngân hàng Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 1 là nơi tin cậy để
1.755 2.395 2.097 142 85 104 964 1.230 1.545 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 2010 2011 2012
thực hiện những giao dịch thanh toán cũng như gửi tiền của mình. Tuy nhiên sang năm 2012, lãi suất huy động vốn dần dần hạ xuống, một số doanh nghiệp lớn giữ tiền để đầu tư nên không gửi thêm nhiều vào ngân hàng nữa. Kết quả năm 2012, tiền gửi của doanh nghiệp giảm 12,4%.
Tiền gửi dân cư năm 2011 tăng 27,6% so với năm 2010. Nguyên nhân là do lãi suất huy động bắt đầu tăng lên mức 14%/năm cùng với chương trình gửi tiết kiệm có q tặng nên đã thu hút được người dân gửi tiền vào ngân hàng. Đây là nguồn tiền gửi ổn định lâu dài, là cơ sở quan trọng để chi nhánh phát triển hoạt động cho vay, đầu tư khi Thơng tư 13 chính thức hiệu lực trong năm 2011. Việc tiền gửi dân cư tăng trưởng tốt cho thấy chính sách lãi suất tiền gửi linh hoạt của ban phát triển nguồn vốn trong từng thời điểm đã phát huy hiệu quả tốt cũng như những nổ lực đeo bám thương lượng lãi suất, chăm sóc khách hàng của các phịng ban. Sang năm 2012, mặc dù lãi suất huy động giảm nhưng chi nhánh cũng đã có những cố gắng, phát huy những thế mạnh vốn có và những chính sách thích hợp để có thể huy động được nhiều hơn nữa tiền gửi từ dân cư (tăng 25,6% so với năm 2011).
Từ những phân tích về hoạt động huy động vốn của chi nhánh 1 thì có thể nhận thấy là so với các năm trước thì năm 2012, tình hình huy động vốn tăng trưởng thấp. Huy động vốn từ doanh nghiệp giảm nhẹ. Thị trường thành phố Hồ Chí Minh vẫn cịn nhiều tiềm năng cho Chi nhánh nâng cao chỉ tiêu này. Chi nhánh nên tìm ra thêm nhiều chính sách ưu đãi, nâng cao vị thế cũng như năng lực cạnh tranh để giải quyết tình trạng trên cho năm 2013 và những năm tới.