CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.2.3 Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính của một ngân hàng thương mại. Đối với Chi nhánh 1, ngồi mục tiêu tăng trưởng tín dụng mà ngân hàng Công Thương đề ra, Chi nhánh 1 cịn hạn chế rủi ro tín dụng, giảm nợ xấu, tái cơ cấu lại các thành phần trong dư nợ tín dụng dựa trên những lợi thế cạnh tranh sẵn có. Điều này, giúp cho chi nhánh phát triển bền vững và nâng cao vị thế cạnh tranh của Chi nhánh đối với các đối thủ cạnh tranh khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Hình 3.4: Cơ cấu dư nợ cho vay nền kinh tế của Chi nhánh 1
ĐVT: tỷ đồng
Nguồn: Chi nhánh 1 cung cấp.
Tăng trưởng tín dụng năm 2011 của ngân hàng Công Thương Việt Nam đạt 25,25%, gần gấp đơi so với mức tăng trưởng tín dụng tồn ngành là 10,9%, nợ xấu năm 2011 đạt 0,74%, tăng nhẹ so với năm trước (0,66%) tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với nợ xấu tồn ngành.
Trong khi đó, chi nhánh 1 có mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2011 là 30,96%, nhiều hơn của ngân hàng mẹ. Với các chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp cũng như các khách hàng cá nhân từ phía ngân hàng mẹ, chi nhánh nhanh chóng tận dụng lợi thế cạnh tranh này này để tư vấn, giới thiệu khách hàng và phát triển tín dụng. Chi nhánh đã kịp thời kết nối và ký hợp đồng tín dụng dài hạn với Tổng cơng ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí đầu tư hai tàu dịch vụ phục vụ thăm dò và khai thác dầu khí với số tiền lên đến 323 tỷ đồng và nhiều dự án lớn khác.
Tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 của chi nhánh đạt 21,4%, thấp hơn mức tăng trưởng trong năm 2011 nhưng cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng của tồn ngành là 7%. Dư nợ tăng trưởng tập trung ở một số khách hàng lớn như: Tổng công ty Địa ốc SG – 174 tỷ đồng, Công ty Thảo Nguyên – 97 tỷ đồng, Tổng công ty Thép Việt Nam – 70 tỷ đồng, Công ty RuBy – 37 tỷ đồng…Năm 2012 cũng là một năm chi nhánh tăng cường cho vay sản suất với lãi suất ưu đãi theo như sự chỉ đạo của ngân hàng nhà nước và ngân hàng Công Thương Việt Nam. Chất lượng nợ tương đối
693 938 1.325 909 1.160 1.222 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2010 2011 2012
ngành công nghiệp chế biến (chiếm 38%), ngành xây dựng (chiếm 15%), ngành thương mại, dịch vụ (chiếm 14%)…
Dư nợ ngắn hạn năm 2011 tăng trưởng đến 35,4%, chiếm 44,7% tổng dư nợ cho vay, góp phần đáng kể cải thiện cơ cấu nợ theo kỳ hạn của chi nhánh. Sang năm 2012, dư nợ ngắn hạn tăng lên đáng kể 41,26%, chiếm 52% tổng dư nợ cho vay. Các năm trước đây, dư nợ trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn (hơn 50% tổng dư nợ) nhưng năm 2012 đã giảm xuống góp phần cân bằng trong việc sử dụng vốn ngắn hạn để tài trợ cho vay trung dài hạn của những năm trước.
Có thể thấy, chi nhánh đã có những chuyển dịch cơ cấu cho vay theo kỳ hạn ngày càng hợp lý, tăng cho vay ngắn hạn và giảm cho vay trung và dài hạn. Tuy tăng trưởng tín dụng chậm lại nhưng chỉ cần chi nhánh phát huy những lợi thế cạnh tranh mà mình đang có thì doanh thu từ hoạt động tín dụng sẽ đạt được chỉ tiêu mà ngân hàng Cơng Thương Việt Nam đặt ra.
Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện cơ cấu cho vay theo loại hình kinh tế.
Nguồn: Chi nhánh 1 cung cấp.
Từ hình trên cho thấy chi nhánh đang chuyển dịch cơ cấu cho vay theo loại hình kinh tế theo hướng đa dạng hóa. Theo đó, đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tài chính lành mạnh và tài sản đảm bảo tốt. Trước đây, Chi nhánh 1 cho doanh nghiệp nhà nước vay nhiều
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 40% 33% 29% 31% 35% 37% 9% 11% 15% 15%5% 19% 16% 2% 3%
Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi Kinh tế cá thể
nhưng đến năm 2012, chi nhánh chỉ cho doanh nghiệp nhà nước vay 29% trên tổng dư nợ.
Chi nhánh 1 cố gắng phát huy lợi thế của một ngân hàng nhà nước, với những chính sách ưu đãi từ ngân hàng Nhà Nước việt Nam đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể có những phướng án sản xuất tốt. Đây chính là một trong những lợi thế cạnh tranh giúp chi nhánh chuyển dịch cơ cấu cho vay theo loại hình kinh tế trong thời gian qua.
Gần đây, vấn đề nợ xấu là một trong những vấn đề tài chính được nhiều người quan tâm. Nợ xấu tăng cao có thể làm giảm bớt uy tín ngân hàng cũng như làm giảm khả năng cạnh tranh, tiếp cận những khách hàng tốt của ngân hàng. Chính vì thế, Chi nhánh 1 ln theo những quy định tín dụng mà ngân hàng Công Thương Việt Nam ban hành. Tuy nhiên, Chi nhánh 1 vẫn có những nợ xấu, nợ nhóm hai.
Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện cơ cấu các nhóm nợ của Chi nhánh 1
Nguồn: Chi nhánh 1 cung cấp.
0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 2010 2011 2012 Nợ xấu 7,29 5,54 6,53 Nợ nhóm 2 5,44 8,48 7,35 Nợ nhóm 1 1.589,28 2.184,98 2.933,12
Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các nhóm nợ của Chi nhánh 1
Nguồn: Chi nhánh 1 cung cấp
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, vấn đề quản lý rủi ro tín dụng ln được đặt lên hàng đầu. Nhìn vào hai hình trên cho chúng ta thấy cái nhìn tổng quát về các nhóm nợ trên tổng dư nợ của Chi nhánh 1. Qua ba năm, tỷ trọng nợ nhóm 1 chiếm nhiều nhất, ln đạt trên 90% và tăng dần qua từng năm. Chi nhánh cũng đã cố gắng thực hiện hoạt động tín dụng đối với những cá nhân, doanh nghiệp tốt, có khả năng trả nợ. Phát huy những lợi thế cạnh tranh của ngân hàng nhà nước với lãi suất thấp, ưu tiên cho lĩnh vực sản xuất, dịch vụ thương mại, nộng nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn một số khách hàng dù đã thẩm định kỹ nhưng vẫn không thể thu hồi được nợ chủ yếu do tình hình kinh doanh khó khăn, khách hàng khơng thể trả được nợ. Năm 2011, nợ nhóm 2 được kiểm sốt ở mức 8,5 tỷ đồng, tăng gần 3 tỷ đồng so với năm 2010 và chiếm 0,45% tổng dư nợ cho vay tồn chi nhánh. Nợ xấu năm 2011là cịn 5,54 tỷ đồng, chiếm 0,25% tổng dư nợ, giảm gần 2 tỷ so với năm trước. Chất lượng tín dụng của chi nhánh được cải thiện so với các năm trước nhờ định hướng tăng trưởng thận trọng và quản lý chặt chẽ.
Năm 2012, nợ nhóm 2 giảm hơn 1 tỷ và nợ xấu tăng gần 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu xét trên tổng dư nợ thì nợ nhóm 2 giảm tỷ trọng cịn 0,25%, nợ xấu cũng giảm tỷ trọng trên tổng dư nợ là 0,22%. Chi nhánh còn tồn đọng hơn 6,5 tỷ đồng nợ xấu của
99% 99% 99% 99% 100% 100% 100% 2010 2011 2012 99,21% 99,36% 99,53% 0,34% 0,39% 0,25% 0,45% 0,25% 0,22% Nợ nhóm 1 Nợ nhóm 2 Nợ xấu
công ty Triều Nguyên. Dù đã nổ lực dùng mọi biện pháp nhưng chưa thể thu hồi kịp trong năm 2012. Chi nhánh đang ráo riết xử lý nợ và có khả năng thu hồi được do khoản vay có tài sản đảm bảo.