7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.3 THỰC TRẠNG BÁO TUỔI TRẺ ĐIỆN TỬ (TUỔI TRẺ ONLIN E TTO)
2.3.1 Thống kê lượt truy cập
Chỉ một tháng sau khi Việt Nam nối mạng Internet, tạp chí Quê hương (tạp chí của
______________________________________________________________________________
đường cho một loại hình báo chí mới hình thành ở Việt Nam. Ngay sau đó, hàng loạt các cơ quan báo chí đã tiến hành thử nghiệm và lần lượt xuất bản ấn phẩm của mình trên
Internet như báo Nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam. Đến nay,
hầu hết các cơ quan báo chí lớn như Tiền Phong, Lao Động, Thanh Niên, Tuổi Trẻ,
Thông tấn xã Việt Nam… đều đã có phiên bản điện tử. Những tờ báo mạng điện tử độc
lập của Việt Nam cũng lần lượt xuất hiện. Đầu tiên là tờ Tin nhanh Việt Nam
(vnexpress.net) ra mắt độc giả, tiếp đến là VietNamNet và VnMedia. Có thể nói, với gần
200 tờ báo mạng điện tử và trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí hiện nay đang
tạo ra bức tranh đa sắc màu, đa phong cách trong làng báo mạng điện tử Việt Nam. [7]
Báo điện tử Tuổi Trẻ Online (TTO) ra mắt chính thức từ 1/12/2003. Tuy xuất hiện
sau so với một số báo điện tử tại Việt Nam nhưng TTO đã dần khẳng định được vị thế của
mình. Chỉ chưa đầy hai năm sau khi ra đời, TTO đã vươn lên vị trí thứ 3 về số lượng người truy cập trong bảng xếp hạng tất cả các website tiếng Việt trên thế giới. Trong danh sách xếp hạng 200 tờ báo hàng đầu thế giới ngày 28/1/2010, theo đánh giá xếp hạng của trang web thư mục và tìm kiếm quốc tế 4 International Media & Newspapers, Tuổi Trẻ
xếp ở vị trí 34. Đứng đầu là The New York Times (Mỹ), The Guardian (Anh), tờ The
People’s Daily (Trung Quốc) hay La Repubblica (Ý). Tại châu Á, Tuổi Trẻ đứng vị trí thứ
6 sau The People’s Daily, China Daily (Trung Quốc), Huriyet (Thổ Nhĩ Kỳ), Yomuri
Shimbun, Ashashi Simbun (Nhật Bản).
Để đánh giá mức độ phổ biến của một website, người ta thường dựa trên các số
liệu về lượt truy cập, mức độ liên kết cùng nhiều yếu tố khác rồi xếp thứ hạng cho nó. Hiện nay với phiên bản mới trang báo điện tử http://tuoitre.vn đón nhận khoảng 4 triệu lượt truy cập/ngày.
______________________________________________________________________________
Biểu đồ 2.5 : Thống kê lượt truy cập TTO
(Đơn vị tính : triệu lượt)
1.2 1.6 2.3 2.9 3.5 3.7 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm L ư ợ t tr u y c ậ p
Nguồn : Báo Tuổi Trẻ, 2010
2.3.2 Chất lượng nội dung
Hiện nay, nội dung thông tin giữa báo in và báo điện tử không có sự khác biệt
nhiều, phải thừa nhận rằng đa phần nội dung là bê nguyên từ báo in, may ra thì được cắt
gọt một chút. Ít ai trong chúng ta quan tâm đến một thực tế là người đọc báo điện tử khác
hoàn toàn so với người đọc báo in - và báo điện tử cũng có nguyên tắc riêng.
Nhưng bên cạnh đó TTO đã tận dụng những thế mạnh vốn có của một tờ báo điện
tử nhằm thu hút thêm lượng bạn đọc, đó chính là khả năng đa phương tiện để mở thêm các chuyên mục mới như các chương trình giao lưu trực tuyến, mở các diễn đàn để tăng tính tương tác với bạn đọc, chương trình radio online, chương trình truyền hình Tuổi Trẻ,
các chương trình tường thuật trực tuyến cũng đã thu hút được rất nhiều bạn đọc.
Trong số các báo điện tử hiện nay, Tuổi Trẻ Online vẫn dẫn đầu về chất lượng với
tiêu chí "rất tốt" với tỷ lệ bình chọn của người đọc là 54,5%, tiếp đến là VietnamNet 50,2% và Vnexpress (39,8%). Kết quả này phần nào phản ánh tính lan tỏa của thương
hiệu khi báo Tuổi Trẻ (báo in) đã có một thương hiệu rất lâu đối với bạn đọc với những
bài phóng sự cập nhật và sâu sắc. Bài toán thương hiệu rõ ràng cũng cần phải tính đến
không chỉ đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà ngay cả đối với các cơ quan
______________________________________________________________________________
2.3.3 Tốc độ thông tin
Lợi thế hiển nhiên của truyền thông trực tuyến là nội dung của nó phổ biến và có thể được cập nhật trong thời gian rất ngắn. Ngành truyền thông in ấn, dĩ nhiên không có
được lợi thế như thế
Thông tin từ khi thu nhận đến khi phát hành đều được diễn ra rất nhanh chóng, với
những thao tác hết sức đơn giản nên báo mạng điện tử có thể tức thời và phi định kỳ, luôn
sống 24h/ngày, 7ngày/tuần. Tính tức thời và phi định kỳ tiếp tục được các tờ báo mạng điện tử khai thác tối đa nhằm thoả mãn nhu cầu cập nhật thông tin của công chúng.
Hiện nay có một số thông tin bạn đọc đánh giá TTO cập nhật không nhanh bằng các báo điện tử khác. Vấn đề khó khăn ở đây chính là Báo Tuổi Trẻ vừa là tòa soạn báo in
vừa là tòa soạn báo điện tử. Do đó, để giữ được lượng bạn đọc báo in hiện nay cũng như gia tăng lượng truy cập của báo điện tử thì tòa soạn phải lựa chọn những nội dung tin bài nào có thể cập nhật liền trên TTO và những nội dung tin bài nào để dành cho báo in của
ngày hôm sau. Chính vì lý do trên mà thông tin trên TTO nhiều lúc không nhanh bằng
những chuyên trang báo điện tử độc lập như VietNamNet, VnExpress, ...
2.3.4 Hình thức(Giao diện) báo điện tử
Ngày 20/03/2010 TTO chính thức đổi giao diện mới. Đây là bước phát triển mới
của TTO sau hai lần đổi giao diện vào năm 2004 và 2007. Tòa soạn luôn tâm niệm rằng
chỉ có phát triển theo hướng đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc, những người đồng hành cùngTTOmới có thể tồn tại. Giao diện hiện nay của TTO được đa số
bạn đọc đánh giá khá trang nhã, bắt mắt, có thêm nhiều sự lựa chọn cho bạn đọc như :
chọn giữa 2 theme màu xanh và đỏ để xem trang; sắp xếp các chuyên mục mình quan tâm, yêu thích ở các vị trí ưu tiên, dễ theo dõi; có thể bầu chọn (vote) hoặc chia sẻ (share)
bài viết lên blog, Facebook, trang web cá nhân… bằng ứng dụng Bookmark ở ngay cuối
______________________________________________________________________________
Biểu đồ 2.6: Kết quả thăm dò bạn đọc về giao diện mới của TTO
Nguồn : Báo Tuổi Trẻ, 2010
2.3.5 Giá cả báo điện tử
Đến thời điểm hiện nay thì chưa có trang báo điện tử nào ở Việt Nam áp dụng việc
thu phí bạn đọc báo điện tử. Mà bạn đọc chỉ phải trả phí cho việc truy cập Internet. Chi
phí này rất rẻ hiện nay và đã có một số nơi có hệ thống wifi miễn phí. Tuổi Trẻ cũng đã đi đầu trong việc mở một số điểm wifi miễn phí để bạn đọc có thể truy cập Internet miễn phí
và có thể đọc báo điện tử của Tuổi Trẻ mà không phải mất tiền.
2.3.6 Bạn đọc của TTO
Theo báo cáo ngày 14/10/2010, Nhóm nghiên cứu của Vietnam Report chính thức
giới thiệu Báo cáo Nghiên cứu hành vi sử dụng Internet tại Việt Nam, cho thấy đa số bạn đọc các trang báo điện tử tập trung tại hai thành phố lớn nhất nước đó là Hà Nội và TP.Hồ
Chí Minh, chiếm tỷ lệ lần lượt là 36,4% và 21,7%, các địa phương khác có tỷ lệ không
đáng kể, phần lớn dưới 5%. Như vậy, có thể thấy rằng, nhu cầu thông tin vẫn tập trung
nhiều nhất ở hai trung tâm kinh tế chính trị và văn hoá lớn nhất cả nước, trong đó Hà Nội
chiếm tỷ lệ áp đảo gần gấp đôi so với TP.Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng
______________________________________________________________________________
Trẻ sẽ là kênh truyền thông hiệu quả cho những thương hiệu vì đối tượng đọc là những người có khả năng kiếm tiền tốt. [21]
Một lợi thế khác của truyền thông trực truyến là ngày càng có nhiều người trẻ lựa
chọn chúng để đọc những tin tức mới nhất. Những người trẻ dành phần lớn thời gian cho
Internet, chính vì thế họ dễ dàng tiếp cận với báo điện tử. Xu hướng chuyển từ báo in sang báo điện tử không chỉ cho thấy sự nhạy bén của độc giả trẻ tuổi trước những ưu thế
của báo điện tử: thông tin cập nhật nhanh hơn, có các tính năng trực tuyến, sử dụng đường băng thông Internet và vì vậy gần như là miễn phí …
Nhờ có TTO mà Tuổi Trẻ không chỉ đến với những bạn đọc trong nước mà đã đến được với cộng đồng người Việt trên khắp thế giới.
Bảng 2.2 : Thống kê tỷ lệ truy cập TTO ở một số quốc gia
Quốc gia Tỷ lệ truy cập TTO
Vietnam 63.7% United States 9.6% Japan 6.9% South Korea 4.1% Australia 2.9% Finland 2.4% Norway 2.4% Germany 1.9% Singapore 1.3% Canada 1.0% Nguồn : http://www.alexa.com/siteinfo/tuoitre.com.vn [29] TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương này giới thiệu tổng quan về báo Tuổi Trẻ bao gồm quá trình hình thành và phát triển. Tiếp theo đó là trình bày nghiên cứu thực trạng hiện nay của báo Tuổi Trẻ in như công tác phát hành, nội dung và hình thức của báo in, bạn đọc của báo in. Bên cạnh đó là nghiên cứu về thực trạng báo Tuổi Trẻ điện tử gồm có thống kê lượt truy cập, nội
dung và hình thức của báo điện tử, bạn đọc của báo điện tử. Chương 3 sẽ trình bày cách thiết kế của nghiên cứu và đưa ra mô hình nghiên cứu đề nghị cho đề tài này.
______________________________________________________________________________
Chương 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Dựa trên cơ sở lý thuyết ở chương 1 và thực trạng của cả hai loại hình báo Tuổi
Trẻ ở chương 2, chương này sẽ khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn
loại hình báo, đưa ra mô hình nghiên cứu đề nghị, thiết kế bảng câu hỏi và phương pháp
xử lý số liệu trong nghiên cứu.
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Hình 3.1 : Quy trình nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Mô hình và giả thuyết đề nghị
Xác định thang đo/câu hỏi điều tra
Sàng lọc thang đo, Các biến quan sát
Sai
Đúng
Thu thập dữ liệu
Phân tích dữ liệu và đưa kiến nghị
______________________________________________________________________________
3.2 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu định tính nhằm phát hiện những yếu tố mà bạn đọc quan tâm khi lựa
chọn loại hình báo Tuổi Trẻ nào để phục vụ cho việc cung cấp thông tin của cá nhân. Qua
đó điều chỉnh và hoàn thiện các thang đo cho phù hợp với mô hình nghiên cứu.
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp thảo luận, trao đổi.
Tác giả dùng kỹ thuật này để thảo luận với những bạn đọc của báo Tuổi Trẻ. Số mẫu được chọn ra là 20 người, trong đó 10 người đang đọc báo in và 10 người đang đọc báo điện tử. Nội dung thảo luận là những tiêu chí đánh giá của bạn đọc về báo Tuổi Trẻ, trong đó quan trọng nhất đối với một tờ báo là nội dung và hình thức của tờ báo, những ai sẽ ảnh hưởng đối với bạn đọc trong việc lựa chọn tờ báo. Bên cạnh đó là sự kiểm soát hành vi cảm nhận của bạn đọc trong việc lựa chọn tờ báo.
Trên cơ sở lý thuyết về thang đo thái độ của Schiffman và Kanuk (1987), người
nghiên cứu sẽ xây dựng thang đo để đo lường những đánh giá của bạn đọc về báo in và
báo điện tử hiện nay, đo lường chuẩn chủ quan của những người có ảnh hưởng, đo lường
kiểm soát hành vi cảm nhận và đo lường xu hướng lựa chọn loại hình báo Tuổi Trẻ.
3.2.2 Xác định các biến độc lập
Theo lý thuyết về mô hình thái độ của Ajzen (1991), thái độ với xu hướng lựa chọn
loại hình báo Tuổi Trẻ gồm các thành phần như : thuộc tính của báo, chuẩn chủ quan,
kiểm soát hành vi cảm nhận và xu hướng chọn báo.
Qua kết quả trao đổi, thảo luận, người nghiên cứu nhận thấy đa số bạn đọc quan tâm đến bốn yếu tố sau khi lựa chọn báo Tuổi Trẻ
1. Yếu tố chất lượng nội dung
2. Yếu tố hình thức
3. Yếu tố ảnh hưởng xã hội
______________________________________________________________________________
3.2.2.1 Yếu tố chất lượng nội dung
Đa số bạn đọc đều cho rằng yếu tố nội dung là rất quan trọng khi lựa chọn một tờ
báo. Bởi vì nội dung mà tờ báo cung cấp sẽ quyết định bạn đọc có còn tiếp tục lựa chọn tờ báo đó nữa hay không hay chỉ đọc một lần rồi thôi. Thông tin mà tờ báo cung cấp phải đảm bảo được tính chính xác và tạo sự tin cậy cho bạn đọc về những thông tin đó. Nội
dung trên báo Tuổi Trẻ hiện nay không chỉ cung cấp các tin tức thời sự hàng ngày mà còn có những bài viết phân tích, đánh giá các sự kiện xã hội, các bài viết giúp người đọc thấy được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Bên cạnh đó tốc độ cập nhật thông tin cũng ảnh hưởng trong việc lựa chọn loại
hình báo. Ngoài nội dung phải chính xác thì thông tin cũng phải đáp ứng được tính kịp
thời, nhanh chóng. Nhất là hiện nay với sự phát triển của báo điện tử thì tốc độ thông tin
của báo điện tử đã chiếm ưu thế lớn. Những tin tức hầu như được cập nhật liên tục theo
diễn biến của sự kiện.
Theo kết quả thì bạn đọc lựa chọn thông tin trên báo Tuổi Trẻ theo các tiêu chí (1)
tính chính xác, (2) độ tin cậy, (3) tốc độ cập nhật, (4) tính hữu ích, (5) có thêm nhiều kiến
thức, (6) tính thực tế.
3.2.2.2 Yếu tố hình thức
Bên cạnh nội dung thì hình thức cũng là một yếu tố quan trọng đối với một tờ báo.
Nội dung quyết định hình thức nhưng hình thức, đến lượt nó là biểu hiện của một nội
dung nhất định và có tác động trở lại nội dung. Hình thức chính là ấn tượng đầu tiên đối
với bạn đọc trong việc lựa chọn. Thu hút bạn đọc ngay từ cách trình bày bìa; tăng thêm
kiểu chữ trang trí; đa dạng cách trình bày tiêu đề, ảnh và nền trang ruột; tăng số lượngảnh
minh họa; tiêu đề ngắn gọn, xúc tích; tạo sự hài hòa, trang nhã hóa maket các trang chính
trị, thời sự và quảng cáo...Riêng đối với báo điện tử thì việc tạo ra một giao diện thân
thiện, dễ sử dụng rất quan trọng. Các trang báo điện tử phải tạo được sự hài hòa về màu
______________________________________________________________________________
3.2.2.3 Yếu tố ảnh hưởng xã hội
Những người xung quanh cũng có ảnh hưởng rất lớn trong việc lựa chọn loại báo
của bạn đọc như các thành viên trong gia đình gồm ông/bà, cha/mẹ, vợ/chồng, con cái,
anh chị em và những người thân quen như bạn bè, đồng nghiệp. Sự nhận xét, đánh giá của
những người thân quen về báo cũng ảnh hưởng lớn đến bạn đọc. Bởi vì khi thấy những người thân quen thảo luận về những thông tin đã được đăng trên báo sẽ làm cho cá nhân phải tìm và đọc cho được bài báo đó. Báo Tuổi Trẻ là tờ báo lâu năm, đã được nhiều thế
hệ đọc qua, do đó việc trong gia đình đã có ông/bà, cha/mẹ từng đọc báo TT thì cũng sẽ tác động đến các thành viên trong gia đình có sự lựa chọn tương tự.
3.2.2.4 Yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận
Trong lý thuyết TPB, Ajzen (1991) tập trung vào khái niệm kiểm soát hành vi
được cảm nhận như là niềm tin của một người về sự khó khăn hay dễ dàng ra sao trong việc thực hiện một hành vi. Một người nghĩ rằng anh ta hoặc cô ta sở hữu càng nhiều
nguồn lực và cơ hội thì người đó dự báo càng có ít các cản trở và do đó sự kiểm soát hành vi của người đó càng lớn. Các nhân tố kiểm soát có thể là bên trong của một người (kỹ năng, kiến thức,…) hoặc là bên ngoài người đó (thời gian, cơ hội, sự phụ thuộc vào người