1.3.1. Nhân tố khách quan
- Xác định nhu cầu VLĐ: Nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu VLĐ khơng chính xác sẽ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu VLĐ trong sản xuất kinh doanh. Thiếu VLĐ sẽ gây gián đoạn sản xuất, không đáp ứng đúng thời hạn của các đơn hàng. Thừa vốn có thể gây lãng phí VLĐ, vốn bị ứ đọng nhiều sẽ làm giảm vòng quay HTK. Cả 2 trường hợp này đều ảnh hưởng không tốt tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.
- Cơ cấu VLĐ: Do đặc thù kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là khác nhau nên việc xác định được cơ cấu vốn trong tổng cơ cấu là rất quan trong vì như thế doanh nghiệp sẽ kiểm soát được việc sử dụng vốn cho các hoạt động sản xuất tránh lãng phí do đầu tư quá tay không gây hiệu quả cho doanh nghiệp mà chi phí vốn lại tăng cao.
- Trình độ tổ chức, quản lý, sử dụng VLĐ: Trong khâu dự trữ sản xuất, phải lựa chọn được nguồn cung cấp để giảm chi phí chuyên chở, tồn trữ, bảo quản. Trong khâu sản xuất phải căn cứ vào chu kỳ sản xuất, đặc tính sản phẩm để bố chí sắp xếp cho
VLĐ được luân chuyển thường xuyên, tránh ứ đọng kéo dài trong quá trình sản xuất. Trình độ quản lý yếu kém sẽ dẫn tới việc thất thốt vật tư hàng hóa trong q trình dự trữ, mua sắm, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng chi phí. hoặc gây ứ động vốn có thể dẫn đễn kinh doanh thua lỗ kéo dài, mất mát vốn kinh doanh, giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong đó có VLĐ.
- Khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường: Nếu như doanh nghiệp đầu tư sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, giá cả phải chăng thì doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm, tăng doanh thu. đẩy nhanh vịng quay VLĐ, do đó hiệu quả VLĐ cũng tăng lên. Ngược lại, nếu sản phẩm hàng hóa có chất lượng kém, không phù hợp với thị hiếu tiêu dùng dẫn đến hàng hóa sản xuất ra khơng được tiêu thụ được, làm VLĐ bị ứ đọng, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
- Tìm kiếm nguồn trang trải cho nhu cầu VLĐ: Đây là công việc rất quan trọng. Nếu xác định nguồn tài trợ khơng hợp lý có thể gây ra tình trạng mất khả năng thanh tốn hoặc gây lãng phí chi phí. Doanh nghiệp cần cân đối trong việc đảm bảo an tồn tài chính và tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn.
- Việc lựa chọn phương thức bán hàng và phương thức thanh toán: Nếu doanh nghiệp bán chịu q nhiều và chấp nhận thanh tốn chậm thì lượng vốn bị chiếm dụng sẽ lớn, đồng thời doanh nghiệp sẽ mất thêm một khoản chi phí quản lý các khoản phải thu. Vốn của doanh nghiệp bị doanh nghiệp khác chiếm dụng lâu sẽ làm mất khả năng tự chủ về vốn khi không thu hồi được nợ gây ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dựng VLĐ.
1.3.2. Nhân tố chủ quan
- Đặc điểm ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp: Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động mà mỗi doanh nghiệp sử dụng VLĐ với tỷ trọng thành phần vốn là khác nhau, qua đó tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ cũng không giống nhau. Với doanh nghiệp đơn thuần thương mại, hàng hóa là cơng cụ để doanh nghiệp tạo tiền, ni dưỡng tổ chức nên việc duy trì HTK cao khơng đủ để kết luận doanh nghiệp đó sử dụng vốn kém hiệu quả.
- Chính sách vĩ mơ của nhà nước: Do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần nên các doanh nghiệp vừa chịu sự chi phối bởi cơ chế luật pháp chung cho mọi loại hình doanh nghiệp, vừa phải chịu sự điều chỉnh riêng theo từng thành phần kinh tế hoặc ngành nghề, lĩnh vực đặc thù. Môi trường pháp lý
ổn định, thơng thống là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng ngành nghề kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
- Sự biến động của nền kinh tế: Nếu như nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát, giá cả các loại hàng tăng cao. Giá ảnh hưởng đến yếu tố đầu vào (như nguyên liệu, tiền công, tiền lương…). Giá cả các yếu tố đầu ra tăng ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, từ đó có thể ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó việc sử dụng VLĐ của doanh nghiệp sẽ kém hiệu quả.
- Đối thủ cạnh tranh: Cạnh tranh đó là quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường. Do vậy để có được ưu thế cạnh tranh doanh nghiệp cũng phải nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, mở rộng thị trường tiêu thụ, đa dạng hóa các sản phẩm...Chúng ta biết là thị trường tiêu thụ của sản phẩm rất quan trong đối với hiệu quả sử dụng VLĐ vì khi hàng hóa được tiêu thu sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tiếp tục sản xuất, mở rộng thị trường. Cịn nếu hàng hóa khơng được tiêu thụ thì doanh nghiệp khơng những khơng có doanh thụ mà cịn phải thu hẹp quá trình sản xuất.
- Tác động của biến động khoa học kỹ thuật: Khi khoa học phát triển giúp con người không phải sử dụng sức lao động quá nhiều mà vẫn tạo được những sản phẩm tốt đưa con người lên một nền văn minh mới. Đối với các doanh nghiệp cũng vậy sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật giúp doanh nghiệp sản xuất được nhiều hàng hóa hơn. độ an tồn của hàng hóa cao hơn. Bên cạnh những lợi ích mà cơng nghệ mang lại cho doanh nghiệp thì vẫn cịn doanh nghiệp khơng có đủ vốn để có thể sử dụng các sản phẩm khoa học kỹ thuật cao làm giảm mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp.
- Sự tác động của môi trường tự nhiên: Yếu tố tự nhiên rất quan trong đối với hầu hết các doanh nghiệp. Vì hầu hết các ngun liệu thơ ban đầu vào đều xuất phát từ việc khai thác từ tự nhiên hoặc do con người trồng trọt, những nguyên liệu này lại phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, khí hậu, mơi trường, địa hình. Nếu ngun liệu khơng được cung cấp liên tục sẽ làm ảnh hưởng tới q trình sản xuất. Ngồi ra mơi trường cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động.
- Các nhân tố khác: thiên tai, địch họa gây khó khăn cho hoạt động sản xuất. Từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TÂM THỊNH