Kết cấu khoản phải thu

Một phần của tài liệu Quản trị vốn lưu động tại Công ty Tâm Thịnh (Trang 58 - 62)

2.2. Phân tích thực trạng quản trị vốn lưu động tại cơng ty Tâm Thịnh

2.2.3.1. Kết cấu khoản phải thu

Bảng 2.8. Kết cấu các khoản phải thu của công ty 2018-2020

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

2019-2018 2020-2019 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. Phải thu khách hàng 7.221.060.750 9.889.485.000 5.209.910.000 2.668.424.250 36,95 - 4.679.575.000 -47,32

2.Trả trước cho người bán 580.123.257 - 70.011.000 - 580.123.257 -100,00 70.011.000 -

3. Các khoản phải thu khác 1.477.500.000 5.340.900.000 603.400.000 3.863.400.000 261,48 - 4.737.500.000 -88,70

Khoản phải thu 9.278.684.007 15.230.385.000 5.883.321.000 5.951.700.993 64,14 9.347.064.000) -61,37

Nhận xét:

Nhìn vào bảng trên ta thấy năm 2018 tổng phải thu từ hoạt động kinh doanh là 9.278.684.007 đồng. Đến năm 2019, chỉ tiêu này tăng 64,14%, tăng tuyệt đối là 5.951.700.993 đồng so với năm 2018. Năm 2020, giá trị các khoản phải thu giảm xuống còn 5.883.321.000 đồng, giảm 61,37% so với năm 2019. Giá trị các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty Tâm Thịnh (từ 21% - 36%) vì vậy cơ cấu khoản phải thu cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ.

- PTKH: Năm 2018, PTKH là 7.221.060.750 đồng. Năm 2019, chỉ tiêu này tăng tuyệt đối 2.668.424.250 đồng, tức 36,95% so với năm 2018, cao nhất trong 3 năm. Năm 2019 là năm khó khăn nhất của nền kinh tế Việt Nam, bất động sản đóng băng nên các doanh nghiệp cung cấp vật liệu xây dựng cũng ảnh hưởng dẫn đến sức mua của khách hàng giảm xuống. Vì vậy Cơng ty Tâm Thịnh đã thay đổi chiến lược bán hàng, nới lỏng các điều khoản bán chịu nên PTKH năm 2019 tăng mạnh. Đến năm 2020, nhờ tăng cường hoạt động thu hồi nợ, Công ty đã giảm khoản PTKH xuống còn 5.209.910.000 đồng, giảm tương đối 47,32%, giảm tuyệt đối 4.679.575.000 đồng. Khoản phải thu năm 2020 vẫn cao là do những khoản nợ từ phía khách hàng bị tồn đọng từ năm 2019, nhưng chưa thu hồi được hoặc khó địi.

- Trả trước cho người bán: Đây có thể là khoản chi trước cho kỳ này hoặc chi thừa tiền mua hàng hóa của kỳ trước đó. Trong năm 2018, số liệu phát sinh khoản này là 580.123.257 đồng. Nhưng năm 2019 thì khoản này lại khơng phát sinh. Và đến năm 2020 thì khoản trả trước cho người bán lại phát ính là 70.011.000 đồng. Nguyên nhân phát sinh là do trong năm 2020 cơng ty có nhu cầu lớn về ngun vật liệu để phục vụ nhu cầu SXKD.

- Khoản phải thu khác: Khoản phải thu khác của Công ty bao gồm khoản cho vay cho mượn hàng hóa, vật tư giữa các Công ty cùng ngành, và những trường hợp vật tư hàng hóa thiếu đang chờ xử lý. Năm 2018, khoản phải thu khác là 1.477.500.000 đồng. Năm 2019, chỉ tiêu này tăng thêm 3.863.400.000 đồng, tương đương với 261,48% so với năm 2018. Đến năm 2020, giá trị này giảm xuống chỉ cỏn 603.400.000 đồng, giảm 88,70%, tức 44.737.500.000 đồng so với năm 2019. Điều này cho thấy công ty đã hạn chế và nhanh chóng thu hồi được các khoản cho vay hàng hóa và giảm thiểu tình trạng thiếu hàng trong kho mà không rõ nguyên nhân.

2 0 1 7 2 0 1 8 2 0 1 9 77.82% 64.93% 88.56% 6.25% 0.00% 1.19% 15.93% 35.07% 10.25% Phải thu KH Trả trước người bán KPT khác

Biểu đồ 2.3: Kết cấu khoản phải thu của công ty

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính cơng ty 2018-2020)

Nhận xét:

Biểu đồ cho thấy tỷ trọng PTKH của Công ty Tâm Thịnh rất lớn, chiếm 77,82% vào năm 2018, năm 2019 và 2020 lần lượt là 64,93%, 88,56% tổng phải thu. Trong khi đó các khoản phải thu khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. PTKH luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn phải thu do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân khách quan là bởi những năm qua tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam xuống dốc trầm trọng, thấp nhất trong 12 năm trở về đây. Điều này xuất phát từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 mà dư âm của nó đã ảnh hưởng ít nhiều đến mọi mặt hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và đời sống nhân dân. Cụ thể với Công ty Tâm Thịnh đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và cung cấp vật liệu cho ngành xây dựng, để kích cầu từ phía khách hàng, Cơng ty đã nới lỏng chính sách bán chịu trong năm 2019, khiến khoản PTKH tăng nhanh so với năm 2018. Nới lỏng tín dụng cho khách hàng sẽ làm gia tăng chi phí cơ hội và rủi ro vì số tiền này đang bị chiếm dụng tại một chỗ không được luân chuyển. Công ty không thể dùng khoản tiền đó để đầu tư mà phải đi vay hoặc sử dụng một phần lợi nhuận để đầu tư. Vì vậy năm 2020, Cơng ty đã tăng cường các hoạt động thu hồi nợ, đưa ra chính sách tín dụng hợp lý với những đối tác có uy tín nên đã giảm được một số khoản phải thu.

Một phần của tài liệu Quản trị vốn lưu động tại Công ty Tâm Thịnh (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w