2.3.1. Kết quả đạt được
- Quản trị tiền:
Mặc dù trong năm 2019, cả hai chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh đều giảm sút so với năm 2018; tuy nhiên Công ty đã cố gắng nỗ lực và nhanh chóng ổn định tình hình trong năm 2020. Kết quả là trong suốt giai đoạn 2018-2020, Công ty ln đảm bảo được khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Điều này cũng phần nào cho thấy khả năng quản lý và sự tự chủ về tài chính rất tốt của Cơng ty.
- Quản trị HTK:
HTk giảm xuống trong năm 2020 cho thấy công ty đã quản lý tốt hơn, tránh mất thêm chi phí lưu kho.
- Quản trị khoản phải thu:
Việc nới lỏng chính sách tín dụng trong năm 2019 và thắt chặt tín dụng trở lại trong năm 2020 giúp Công ty giảm được đáng kể nguồn vốn bị khách hàng chiếm dụng so với năm 2019, có nhiều cơ hội đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn. Bên cạnh đó, chính sách quản lý thu hồi các khoản nợ
của Cơng ty diễn ra có hiệu quả, kì thu tiền bình quân cũng vẫn được đảm bảo hợp lý để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Điều này đã giúp Công ty giảm bớt được rủi ro trong việc thu hồi cơng nợ, tránh hình thành các khoản nợ xấu khó địi, khơng thu hồi được nợ.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
2.3.2.1. Hạn chế
- Nhu cầu VLĐ của Công ty trong thời gian vừa qua xác định dựa trên số vòng
quay VLĐ cho kết quả khơng sát với nhu cầu thực tế. Vì vậy, phương pháp này chưa mang lại hiệu quả trong sử dụng VLĐ. Ngun nhân do Cơng ty cịn yếu trong việc lập kế hoạch tính tốn nhu cầu cần thiết, chưa chú trọng việc sử dụng vốn hiệu quả và tiết kiệm mà chỉ quan tâm tới kết quả cuối cùng là lợi nhuận.
- Khoản phải thu khách hàng tuy đã giảm xuống trong năm 2020 nhưng vẫn còn ở mức cao xét trên cả 3 năm. Mặc dù khả năng tự chủ về tài chính của Cơng ty là khá lớn, hồn tồn có đủ khả năng trong việc thanh toán; tuy nhiên việc bị khách hàng chiếm dụng một phần vốn không nhỏ cũng là điều đáng lưu ý. Khoản vốn bị chiếm dụng này hồn tồn có thể tạo ra thêm được nhiều lợi nhuận hơn cho Công ty, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Bên cạnh đó, lượng tồn kho đang ở mức khá cao trong 2 năm 2019 và 2020, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Việc dữ trữ quá nhiều hàng tồn kho có thể khiến việc sử dụng vốn kém hiệu quả khi vốn bị ứ đọng nhiều trong hàng tồn kho, đồng thời khiến khoản mục chi phí quản lý của doanh nghiệp tăng lên khi phải mất thêm một khoản chi phí lớn cho việc lưu kho, quản lý hàng tồn kho, chi phí mặt bằng bến bãi ... Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh, làm giảm khả năng sinh lời của tài sản, cho thấy việc đầu tư và quản lý tài sản chưa thật sự hiệu quả. Cơng ty nên tính tốn giảm lượng tồn kho cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí và giải phóng lượng vốn bị tồn đọng, tối đa hóa khả năng sinh lời của tài sản, đem lại nhiều lợi nhuận rịng hơn cho Cơng ty.
- Hiệu quả quản trị VLĐ trong 2 năm 2019 và 2020 kém hơn so với năm 2018. Nếu như năm 2018, vịng quay VLĐ đạt 1,69 vịng thì năm 2019 chỉ cịn 0,9 vịng và 2020 giảm tiếp chỉ còn 0,74 vòng. Vòng quay VLĐ giảm xuống đồng nghĩa với thời gian luân chuyển VLĐ tăng lên từ 216 ngày vào 2018 lên 493 ngày.
- Khả năng thanh toán nhanh, thanh toán hiện hành và thanh tốn tức thời cịn thấp vào năm 2019. Cho thấy trong năm 2019, công ty gặp rủi ro thanh tốn. Cơng ty cần tìm ra biện pháp để nâng cao khả năng thanh tốn.
2.3.2.2. Ngun nhân của hạn chế
- Cơng tác quản trị và phương pháp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh đã cũ cũng dẫn tới việc sử dụng VLĐ vào hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả. Cụ thể với bộ máy nhân sự cồng kềnh dẫn tới chi phí quản lý cao, cơng tác quản trị các chi phí phát sinh ngồi dự kiến liên quan tới việc hội nghị, tiếp khách còn chưa tốt. Việc quản trị và sử dụng nguồn lực từ phương tiện chưa tối ưu được hiệu suất do cịn sử dụng nhiều phương tiện có quy mơ nhỏ, dẫn tới phát sinh nhiều chi phí như duy tu sửa chữa.
- Chưa tận dụng được tối đa nguồn nhân sự do q cơng kềnh. Q trình hoạt động dài, công tác đào tạo trang bị bổ sung kiến thức cho các bộ cơng nhân viên cịn chưa được chú trọng dẫn tới sự yếu kém trong chuyên môn, khơng theo kịp trình độ trung của thị trường lao động. Những hạn chế, bất cập kể trên phản ánh công tác quản trị vốn lưu động của Công ty là chưa đạt hiệu quả cao. Công ty mà đặc biệt là phịng tài chính kế tốn của Cơng ty cần cố gắng hơn nữa, để công tác quản trị vốn lưu động ngày càng hiệu quả hơn.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TÂM THỊNH
3.1. Định hướng phát triển của Công ty giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030
Định hướng phát triển
Định hướng phát triển của Công ty Tâm Thịnh trong thời gian tới là tập trung, ưu tiên vào công tác xây dựng, đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ có năng lực quản lý, có trình độ chun mơn cao, hiểu biết về luật pháp và có khả năng đảm nhiệm nhiều cơng việc... Do Cơng ty xác định nguồn nhân lực là tài sản giá trị nhất của Công ty, quyết định sự tồn vong và phát triển của bản thân Cơng ty, do đó cơng tác này được đặt tên hàng đầu.
Cùng với việc đào tạo cán bộ, Công ty cũng sẽ tập trung cho công tác đào tạo lại tay nghề cho các đơn vị sản xuất sản phẩm, đồng thời đầu tư nhiều chất xám và tài chính cho chính sách phát triển nhân lực nhân lực, cho công tác nghiên cứu thị trường. Ngồi ra Cơng ty cịn chú trọng hoạch định các chính sách thị trường phù hợp để có thể xác định chính xác thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng và các quan hệ cung cầu trong tương lai, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp trong chính sách tài chính lâu dài của Cơng ty.
Mục tiêu phát triển
- Nâng cao uy tín và vị thế của Cơng ty nhằm tạo lợi thế trong công tác mở rộng thị trường, mở rộng hoạt động liên doanh, liên kết, đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, tạo niềm tin cho khách hàng và đối tác.
- Nâng cao chất lượng các sản phẩm của Công ty, đồng thời đẩy mạnh tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm với mục tiêu chiếm lĩnh, giữ vững và phát triển thị phần trên toàn quốc.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy trình quản lý chất lượng sản phẩm trước khi cung cấp cho khách hàng.
- Xây dựng nguồn tài nguyên nhân lực có trình độ chun mơn cao, hiểu biết cơng việc. Đảm bảo an tồn lao động, phòng chống cháy nổ với mục tiêu an toàn là bạn – tai nạn là thù, xây dựng các chương trình phát triển tài năng cho nhân sự của Công ty, đảm bảo công việc ổn định, lâu dài với nhiều chính sách đãi ngộ cho người lao động.
3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị vốn lưu động tại công ty Tâm Thịnh
3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết
Để đảm bảo hiệu quả sử dụng VLĐ, Công ty cần chủ động trong việc xác định nhu cầu sử dụng vốn trong kỳ. Cơng ty có thể áp dụng phương pháp trực tiếp để xác định nhu cầu VLĐ như sau:
- Cơng ty cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu trong VLĐ, mức chênh lệch giữa kế hoạch và mức thực hiện nhu cầu VLĐ ở các năm trước.
- Dựa trên nhu cầu VLĐ đã xác định, đánh giá khả năng tài chính của Cơng ty, số vốn cịn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu vốn gây gián đoạn hoạt động kinh doanh đồng thời phòng tránh rủi ro tài chinh.
- Khi lập kế hoạch vốn lưu dộng phải căn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh sao cho phù hợp với thực trạng sử dụng vốn trong các kỳ trước đồng thời đánh giá xu hướng thay đổi nhu cầu của thị trường thông qua việc:
- Xác định lượng HTK cần thiết cho hoạt động kinh doanh từng giai đoạn. - Xác định chính sách tiêu thụ hàng hóa và khoản tín dụng cung cấp cho khách hàng.
- Xác định nợ phải trả cho nhà cung cấp.
- Tổng hợp xác định nhu cầu VLĐ của Công ty.
3.2.2. Giảm khoản phải thu bằng cách tăng thu hồi nợ
Với tình hình kinh tế hiện nay, việc thu hồi tất cả các khoản nợ của khách hàng là bài tốn khó, và khơng chỉ xảy ra với Công ty Tâm Thịnh mà cịn là tình trạng chung của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Để có thể giảm thiểu các khoản nợ này, Cơng ty cần có một chính sách bán chịu với mức chiết khấu và lãi trả chậm chia theo thời gian trả nợ, từ đó khuyến khích khách hàng thanh tốn sớm.
Trước tiên là biện pháp chiết khấu cho các khách hàng thanh tốn sớm. Kỳ thu tiền bình qn vào năm 2020 là 223 ngày, và cần tiếp tục rút ngắn kì thu tiền bình qn hơn nữa, do đó Cơng ty nên áp dụng hình thức chiết khấu cho những khách hàng thanh tốn trước 60 ngày. Chi phí chiết khấu cho khách hàng phải nhỏ hơn mức lợi ích mà
việc chiết khấu đem lại cho Công ty, để đảm bảo việc áp dụng chiết khấu không khiến Công ty phải chịu nhiều thiệt hại hơn là khơng áp dụng. Ta có cơng thức
A(1 – i%) >=
Với A là số tiền cần thanh toán
i% là tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng
n là (3 tháng - thời điểm khách hàng thực hiện thanh toán)
R là lãi suất tiền gửi ngân hàng hiện tại (kì hạn 1 tháng – 7%/năm) Vậy, nếu khách hàng thanh tốn ngay, cơng thức sẽ là
1 – i% >= hay i < 1,82 %
Trường hợp khách hàng thanh tốn trong vịng 1 tháng ( 1- 30 ngày) 1 – i% >= hay i < 1,15 %
Trường hợp khách hàng thanh tốn trong vịng 2 tháng (31 – 60 ngày) 1 – i% >= hay i < 0,58 %
Bảng 3.1. Đề xuất chiết khấu thanh toán
Trường hợp Thời gian thanh toán Chiết khấu được hưởng
1 Ngay lập tức 1,80%
2 1 – 30 ngày 1,10%
3 31 – 60 ngày 0,5%
4 Trên 60 ngày Khơng có
(Nguồn: Tự đề xuất)
Thứ hai, là biện pháp áp dụng lãi suất phạt cho các khách hàng thanh toán sau 90 ngày. Để tránh cảm giác bị lừa gạt của khách hàng, điều này cần được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, rằng Cơng ty sẽ tính % lãi suất cho số tiền bị chiếm dụng nếu khách hàng thanh toán sau 3 tháng, đồng thời cũng cần nêu rõ tỉ lệ % lãi suất là bao nhiêu, và nên để ở mức bằng hoặc cao hơn tỉ lệ lãi suất cho vay của ngân hàng trong thời điểm hiện tại, đảm bảo khách hàng không coi việc trả chậm như một kênh huy động vốn của họ.
Ngoài ra, cách áp dụng lãi suất phạt cũng có thể thực hiện dưới hình thức hợp đồng trả góp, với các dịch vụ có giá trị lớn của Cơng ty như xây dựng các cơng trình
nhà cửa, đường sá, cầu cống…. hợp đồng được chấp nhận thanh toán trong thời gian dài, với tổng lượng tiền thanh toán cao hơn giá trị thực của hợp đồng, và khoản chêch lệch được tính trên số tiền bị chiếm dụng, theo tỉ suất lãi vay ngân hàng.
3.2.3. Giảm lượng hàng tồn kho bằng cách đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
Do lượng tồn kho vừa gây ảnh hưởng đến sự ứ đọng vốn, vừa làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp khiến khả năng sinh lời của doanh nghiệp giảm, do đó giải quyết vấn đề tồn kho quá cao sẽ giúp cải thiện cả 2 vấn đề nêu trên.
- Đầu tiên, Công ty cần đẩy mạnh tiến độ thi cơng các cơng trình, nhanh chóng bàn giao, quyết tốn với chủ đầu tư. Điều này sẽ giúp tăng tốc độ tiêu thụ lượng sản phẩm dự trữ của Công ty, làm giảm lượng sản phẩm tồn kho.
- Đưa ra mức chiết khấu cho các khách hàng mua nguyên vật liệu xây dựng với số lượng lớn, kích thích đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của Cơng ty. Lượng chiết khấu này sẽ được tính tốn phù hợp, sao cho chi phí phải bỏ ra để tạo chiết khấu cho khách hàng khơng lớn hơn chi phís lưu kho phát sinh tăng khi khơng có chiết khấu.
- Tiến hành nghiên cứu, dự đốn nhu cầu của ngành xây dựng đối với các sản phẩm vật liệu xây dựng từ đầu kì, dựa vào tình hình của nền kinh tế , và số liệu về nhu cầu của khách hàng trong các năm trước.
- Thâm nhập thị trường mới: Yêu cầu để đạt được biện pháp này khá cao, tiềm ẩn nhiều khó khăn nhưng cũng đem lại rất nhiều cơ hội phát triển cho Công ty. Thị trường mới mang lại nhu cầu mới với sản phẩm của doanh nghiệp, gia tăng đơn hàng sẽ đồng thời tăng mức độ tiêu thụ sản phẩm, từ đó giảm lượng hàng tồn kho của Công ty.
3.2.4. Tăng cường quản lý tiền và các khoản tương đương tiền
Lượng vốn bằng tiền giúp Công ty đảm bảo các giao dịch kinh doanh hàng ngày cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển của tổ chức trong từng giai đoạn, chủ động chi trả thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Tuy nhiên, Công ty giữ quá nhiều tiền so với nhu cầu dẫn đến ứ đọng vốn, tăng rủi ro về tỷ giá với các hoạt động giao dịch quốc tế, tăng chi phí sử dụng vốn do tiền mặt tại quỹ không sinh lãi hay tiền tại ngân hàng thường có lãi suất thấp so với chi phí lãi vay phải trả. Như vậy để tránh lãng phí tiền, trước tiên Cơng ty cần xác định lượng tiền mặt tối ưu dự trữ bằng phương pháp Baumol hay mơ hình Miller Orr. Sau khi xác định mức dự trữ tiền mặt thường xuyên,
Cơng ty có thể áp dụng những chính sách, quy trình sau để giảm thiểu rủi ro cũng như thất thoát trong hoạt động:
- Số lượng tiền mặt tại quỹ giới hạn ở mức thấp nhất chỉ để đáp ứng những nhu cầu thanh tốn khơng thể chi trả qua ngân hàng.
- Ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp có tài khoản ngân hàng.
- Thanh tốn qua ngân hàng có tính minh bạch cao, giảm thiều rủi ro, gian lận, đáp ứng yêu cầu pháp luật liên quan.
- Xây dựng quy trình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, bao gồm danh sách các mẫu, bảng biểu, chứng từ (hợp đồng kinh tế, hóa đơn, phiếu nhập kho, biên bản giao nhận hàng…).
- Đưa ra các quy tắc rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận liên quan đến q trình thanh tốn để việc thanh tốn diễn ra thuận lợi, chính xác.
- Tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm, tách bạch vai trị của kế tốn và thủ quỹ. - Đối với tiền gửi ngân hàng, định kỳ đối chiếu số dư giữa sổ sách kế tốn của Cơng ty và số dư ngân hàng để phát hiện kịp thời và xử lý các khoản chênh lệch nếu có.
Bên cạnh đó, do những lý do khách quan ngồi tầm kiểm sốt, Cơng ty sẽ bị thiếu hoặc thừa tiền mặt. Nếu Cơng ty đang trong tình trạng thiếu tiền mặt cần đẩy nhanh tiến trình thu nợ; giảm tốc độ thanh tốn cho nhà cung cấp; bán tài sản thừa hay