2.2. Phân tích thực trạng quản trị vốn lưu động tại cơng ty Tâm Thịnh
2.2.1.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn bằng tiền
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Đơn vị: Lần
Chỉ tiêu Cơng thức Năm
2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/ 2018 2020/ 2019 Khả năng thanh tốn hiện hành = Tổng TSNH 3,14 2,02 28,62 -1,12 26,60 Tổng nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh = TSNH – HTK 1,73 1,05 9,84 -0,68 8,80 Tổng nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán tức thời =
Tiền và các khoản tương
đương 0,03 0,01 0,33 -0,02 0,32
Tổng nợ ngắn hạn
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính cơng ty 2018-2020)
Khả năng thanh toán hiện hành
Tỷ số này đo lường khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của Cơng ty khi đến hạn trả. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn đối với các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải vay mượn thêm từ nguồn nào khác. Năm 2018, tỷ số này là 3,14 lần; nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 3,14 đồng nợ tài sản. Năm 2019, tỷ số này giảm xuống còn 2,02 lần, tức là giảm 1,12 lần so với năm 2018. Nguyên nhân là sự tăng lên đột biến của các khoản nợ ngắn hạn phải trả do Công ty mở rộng quy mơ kinh doanh sản xuất của mình, dẫn tới việc phải chiếm dụng thêm vốn từ một số nguồn khác bên ngoài và bên trong Cơng ty. Bên cạnh đó, Cơng ty cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty. Đến năm 2020, tỷ số này tăng rất nhanh lên mức 28,62 lần, tương đương tăng 26,6 lần so với năm 2019. Nhờ sự nỗ lực vượt bậc và sức mạnh về tài chính của mình, Cơng ty đã nhanh chóng ổn định, giảm bớt một số khoản nợ ngắn hạn như phải trả người lao động hay một số khoản phải trả khác.
Qua đây ta có thể thấy khả năng thanh tốn hiện thời của Cơng ty rất tốt, Cơng ty hồn tồn có đủ khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn, kể cả khi Công ty cần huy động một nguồn tài chính lớn để mở rộng quy mơ sản xuất kinh
doanh, hay đứng trước những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Với đặc thù ngành nghề kinh doanh chính của Cơng ty là cung cấp vật liệu trong xây dựng, tỷ số này lớn cũng khơng phải điều khó hiểu vì Cơng ty phải đầu tư nhiều cho tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên Công ty cũng nên cũng sự điều chỉnh hợp lý để tỷ số này không quá cao, không làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Tuy nhiên, hệ số khả năng thanh toán hiện thời vẫn chưa thực sự phản ánh chính xác được khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để đánh giá kĩ hơn thì ta cần phân tích khả năng thanh tốn nhanh.
Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh là tỷ số giữa các tài sản có khả năng quay vịng nhanh so với nợ ngắn hạn. Tài sản quay vịng nhanh là những tài sản có khả năng nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm: tiền và tương đương tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Chỉ số này cho ta biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao. Năm 2018, hệ số khả năng thanh toán nhanh là 1,73 lần, cho ta biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được bảo đảm bằng 1,73 đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao. Năm 2019, tỷ số này giảm xuống còn 1,05 lần, giảm 0,68 lần so với năm 2018. Nguyên nhân là do trong năm 2019 Công ty đã đầu tư khá nhiều vào hàng tồn kho, đồng thời tổng nợ ngắn hạn cũng tăng lên, dẫn tới sự giảm sút về khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Bước sang năm 2020, hệ số này đã tăng nhanh chóng lên mức 9,84 lần, cao hơn năm 2019 là 8,8 lần. Nguyên nhân chính của sự tăng lên nhanh chóng này là do lượng hàng tồn kho ít hơn, đồng thời nguồn nợ ngắn hạn của Công ty lại giảm đi rõ rệt so với năm 2019.
Nhìn chung ta có thể thấy mặc dù có sự biến động khá lớn về hệ số khả năng thanh tốn nhanh của Cơng ty trong giai đoạn 2018-2020, nhưng tỷ số này trong cả 3 năm đều lớn hơn 0,5 lần. Điều đó là tương đối tốt, cho thấy Công ty đang nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào hàng tồn kho, đồng thời vẫn ln đảm bảo được việc thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn mà không phải bán hàng tồn kho.
Khả năng thanh toán tức thời:
Khả năng thanh toán tức thời cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng khoản tiền và tương đương tiền. Nhìn vào đó ta có thể thấy được một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản tiền và tương đương tiền. Năm
2018, hệ số khả năng thanh toán tức thời là 0,03 lần, cho ta biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được bảo đảm sẵn sàng thanh toán bằng 0,03 đồng tài sản tiền và tương đương tiền.Năm 2019, hệ số này chỉ còn là 0,01 lần, tức là giảm 0,02 lần so với năm 2018. Nguyên nhân chính là do tiền và các khoản tương đương tiền giảm nhẹ, trong khi nguồn nợ ngắn hạn lại tăng cao so với năm 2018. Năm 2020, hệ số khả năng thanh toán tức thời đạt 0,33 lần, tương đương với tăng đến 0,32 lần so với năm 2019. Có thể lí giải là do khoản tiền và tương đương tiền tăng lên, trong khi nguồn nợ ngắn hạn lại giảm đi nhanh chóng so với năm 2019.
Ta có thể thấy hệ số khả năng thanh tốn tức thời tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn 2018-2020, đó là nhờ cách quản lý cũng như sự cố gắng nỗ lực vượt bậc của Công ty cũng như các định hướng và chính sách kinh tế đúng đắn. Tuy nhiên chỉ số này trong cả 3 năm vẫn cịn khá thấp, Cơng ty cần có những biện pháp điều chỉnh phù hợp để làm giảm nguy cơ mất khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn trả.
Đánh giá chung khả năng thanh toán
Mặc dù trong năm 2019, cả hai chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh đều giảm sút so với năm 2018; tuy nhiên Công ty đã cố gắng nỗ lực và nhanh chóng ổn định tình hình trong năm 2020. Kết quả là trong suốt giai đoạn 2018-2020, Công ty ln đảm bảo được khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Điều này cũng phần nào cho thấy khả năng quản lý và sự tự chủ về tài chính rất tốt của Cơng ty.
Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho trên tổng tài sản trong hai năm 2019-2020 vẫn cịn khá lớn. Cơng ty nên có biện pháp khắc phục để tránh tình trạng ứ đọng vốn bằng tiền của doanh nghiệp trong hàng tồn kho quá nhiều.