Các hình thức mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn điện máy nhân việt luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 26 - 29)

1.2. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

1.2.3. Các hình thức mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Mở rộng thị trường theo chiều rộng đồng nghĩa với việc mở rộng thị trường theo phạm vi địa lý, tăng qui mô sản xuất kinh doanh, mở rộng chủng loại sản phẩm bán ra, tăng số lượng khách hàng. Nói cách khác, mở rộng thị trường theo chiều rộng là hình thức phát triển thị trường về mặt lượng.

 Mở rộng thị trường theo vùng địa lý

Mở rộng thị trường theo vùng địa lý nghĩa là mở rộng thị trường theo góc độ khu vực địa lý hành chính. Việc mở rộng theo hướng này làm cho số lượng người tiêu thụ tăng lên, hàng hóa bán được nhiều hơn. Sự mở rộng này không chỉ giới hạn trong khuôn khổ một quốc gia, khu vực mà cịn có thể ra tồn thế giới. Tuy nhiên, để có thể mở rộng thị trường theo vùng địa lý, mặt hàng của doanh nghiệp ngồi việc phải có sự cải tiến về chất lượng, hình thức, mẫu mã… thì phải quan tâm tới các đặc điểm của người tiêu dùng ở từng khu vực như: phong tục tập quán; thị hiếu, thói quen tiêu dùng; điều kiện, cơ cấu dân cư,…

 Mở rộng thị trường theo đối tượng người tiêu dùng

Cùng với việc phát triển thị trường theo vùng địa lý, doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường bằng cách khuyến khích, kích thích các nhóm khách hàng của đối thủ cạnh tranh chuyển sang sử dụng mặt hàng của mình hoặc tiếp cận nguồn khách hàng mới trước các đối thủ cạnh tranh. Để thực hiện tốt cơng việc này địi hỏi doanh nghiệp phải thực sự nhanh nhạy, quyết đốn, thực hiện cơng tác nghiên cứu thị trường thật hiệu quả cũng như đảm bảo sản phẩm của mình phù hợp với khách hàng mục tiêu hơn là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

1.2.3.2. Mở rộng thị trường theo chiều sâu

Mở rộng thị trường theo chiều sâu chính là sự nâng cao chất lượng hiệu quả của thị trường. Để thực hiện theo hướng này, doanh nghiệp cần chú trọng vào

nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ. Có thể hiểu mở rộng thị trường theo chiều sâu là hình thức phát triển thị trường về mặt chất.

 Xâm nhập sâu hơn vào thị trường

Đây là hình thức mở rộng và phát triển thị trường theo chiểu sâu trên cơ sở khai thác tốt hơn những hàng hóa hiện tại trên thị trường hiện tại. Với thị trường này, vì khách hàng đã quen thuộc với sản phẩm của doanh nghiệp nên để tăng thêm khả năng tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp có thể sử dụng các chiến lược quảng cáo giảm giá, khuyến mại, nâng cao chất lượng dịch vụ… Có thể hiểu đơn giản mục đích của việc xâm nhập sâu hơn vào thị trường này là: để bán được nhiều hàng hơn thì trước hết phải khơng được để mất các khách hàng quen thuộc, thân thiết và qua đó làm nền tảng để thu hút các khách hàng mới.

 Đa dạng hóa sản phẩm

Đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp là việc mở rộng danh mục sản phẩm, nó gắn liền với q trình đổi mới và hồn thiện cơ cấu sản phẩm, nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp thích ứng với các biến động của môi trường kinh doanh.

Cuộc sống con người ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng được tăng cao, chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trường ngày càng bị rút ngắn. Do đó, sản phẩm cần phải có sự đổi mới liên tục, có hiệu quả, phù hợp với người tiêu dùng nếu không muốn bị thị trường đào thải. Doanh nghiệp nếu muốn khách hàng vẫn tiếp tục sử dụng các sản phẩm của mình thì phải khơng ngừng nghiên cứu, cải tiến nhằm tối đa hóa lợi ích mà sản phẩm đem lại cho người tiêu dùng.

Trên thực tế, mỗi người tiêu dùng trên thị trường đều là độc nhất, không ai giống ai hồn tồn cả, nhưng vẫn có thể phân chia thị trường tổng thể thành các bộ phận khác nhau căn cứ vào các kỹ thuật và tiêu thức nhất định. Quá trình phân chia đó được gọi là phân đoạn thị trường. Với mỗi đoạn thị trường thì khách hàng lại có cùng các đặc điểm tiêu dùng như nhâu đối với sản phẩm. Thế nên các doanh nghiệp đều muốn tập trung mọi nỗ lực vào việc thỏa mãn tốt nhu cầu đặc thù của mỗi đoạn thị trường để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm. Các tiêu thức phân đoạn chủ yếu được sử dụng là: Phân đoạn theo vị trí địa lý; độ tuổi, giới tính; các yếu tố tâm lý, xã hội…

Việc phân đoạn thị trường giúp doanh nghiệp xác định được những đoạn thị trường mục tiêu hẹp, đồng nhất hơn thị trường tổng thể và tìm ra đâu là thị trường trọng điểm cần hướng tới, giúp tiết kiệm chi phí và tối đa hóa doanh thu.

 Phát triển kênh phân phối

Kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp, các cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau mà thơng qua đó người sản xuất bán sản phẩm cho người sử dụng, các tổ chức trung gian hay người tiêu dùng cuối cùng.

Phát triển kênh phân phối hiệu quả là tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ, các kênh phân phối, các hình thức phân phối nhằm đảm bảo chất lượng của tất cả các cá nhân, tập thể tham gia vào q trình lưu thơng sản phẩm từ doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Việc doanh nghiệp có một hệ thống kênh phân phối phù hợp sẽ tối đa hóa về nguồn hàng, giá cả sản phẩm cho người tiêu dùng cũng như không cho đối thủ cạnh tranh cơ hội để tiếp cận với tập khách hàng của doanh nghiệp. Có hai loại kênh phân phối chính là: kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn điện máy nhân việt luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)