1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của
1.3.2. Các nhân tố chủ quan
1.3.2.1. Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm khơng chỉ là một đặc tính đơn lẻ của sản phẩm như độ bền, kiểu dáng, giá cả… mà là tồn bộ các đặc tính quyết định mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Một cách cụ thể, chất lượng sản phẩm không phải chỉ tuân thủ các đặc tính của sản phẩm mà cịn phải tn thủ toàn bộ các yêu cầu của cả doanh nghiệp và khách hàng.
Chất lượng sản phẩm phải đảm bảo yêu cầu về cả hai mặt giá trị sử dụng và giá trị của sản phẩm, phải đặt chất lượng sản phẩm trong mối quan hệ với chi phí, khơng đạt chất lượng bằng mọi giá. Giá trị sử dụng của sản phẩm hay công dụng của sản phẩm, là yếu tố mà người tiêu dùng quan tâm đến để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của họ. Chính giá trị sử dụng của sản phẩm là khởi nguồn của những đòi hỏi của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, khi xây dựng chính sách về chất lượng phải chú ý đến mặt giá trị của sản phẩm, bởi nó chính là chi phí mà khách hàng bỏ ra để có được sản phẩm, có được giá trị sử dụng của sản phẩm. Nếu doanh nghiệp có gắng sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng cao, tức là có giá trị sử dụng tối đa, nhưng phải bỏ ra một lượng giá trị lớn, tức là chi phí cao, thì có thể sản phẩm sẽ khơng thỏa mãn được khách hàng về khả năng thanh tốn, do đó sản phẩm có thể khơng tiêu thụ được.
Do vậy, các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cần phải chú ý đến nhân tố này để xây dựng, thiết kế một chiến lược phù hợp, cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm và chất lượng sản phẩm cũng như điều kiện sử dụng để thỏa mãn khách hàng một cách tốt nhất.
1.3.2.2. Năng lực tài chính
Là yếu tố phản ánh sức mạnh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối hiệu quả các nguồn vốn cũng như quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh. Đây là yếu tố tối quan trọng vì tài chính gắn liền với mọi kế hoạch, chiến lược của doanh nghiệp mà trong đó bao gồm hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Chức năng của yếu tố này bao gồm việc thực hiện phân tích, lập các kế hoạch kiểm sốt, kiểm tra kế hoạch tài chính, tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có nền tảng năng lực tài chính ổn định khơng những sẽ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện một cách ổn định và liên tục mà còn giúp doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới về công nghệ và áp dụng kỹ thuật công nghệ vào công tác sản xuất giúp gia tăng năng suất và tối thiểu hóa chi phí. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp khơng có năng lực tài chính tốt thì khơng những gây ảnh hưởng đến tính liên tục của q trình sản xuất kinh doanh mà thậm chí cịn có thể tác động đến sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường.
1.3.2.3. Nguồn nhân lực
Trong kinh doanh, con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Các yếu tố về sản phẩm, tài chính – kế tốn có thể tốt nhưng chính con người với năng lực của mình mới có thể lựa chọn và sử dụng tối ưu các nguồn lực đã có của doanh nghiệp. Chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực cho thấy được khả năng chủ động phát triển con người của doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và thay đổi thường xuyên của nền kinh tế thị trường. Một doanh nghiệp mạnh về yếu tố con người là doanh nghiệp có khả năng lựa chọn đúng đắn, phù hợp nguồn nhân lực cho từng vị trí cơng tác cũng như sắp xếp một cách hợp lí những con người này với nhau trong cơng việc để tạo lợi ích cho tồn doanh nghiệp. Để yếu tố này đạt được hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp cần xây dựng các chiến lược phù hợp với lực lượng lao động hiện có cũng như thu hút thêm nguồn lao động xã hội nhằm tạo lập một đội ngũ lao động:
- Trung thành và lng hướng về doanh nghiệp.
- Có khả năng chun mơn cao, lao động giỏi, năng suất và sáng tạo.
Chương 2
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐIỆN MÁY NHÂN VIỆT