Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn điện máy nhân việt luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 31 - 38)

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của

1.3.1. Các nhân tố khách quan

1.3.1.1. Nhân tố kinh tế

Các nhân tố kinh tế bao gồm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thu nhâp bình quân đầu người, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái… Các nhân tố thuộc về lĩnh vực kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở nhiều mức độ khác nhau. Nó tác động đến số lượng, chủng loại, cơ cấu nhu cầu của thị trường. Các nhân tố này

có thể là cơ hội song cũng là nguy cơ đối với hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định ở thời kỳ dài, nhiều doanh nghiệp sẽ tìm được những thị trường tiềm năng có nhu cầu ngày càng tăng, bên cạnh đó lại rất dễ tiếp cận các nguồn tài chính để mở rộng quy mơ sản xuất hay thực hiện một chiến lược kinh doanh. Ngược lại, khi nền kinh tế khó khăn, nhu cầu thị trường sẽ giảm mạnh, khả năng tiếp cận các nguồn vốn bị hạn hạn chế, tỉ lệ thất nghiệp tăng nhanh, doanh thu và lợi nhuận bị thu hẹp, nguy cơ phá sản hồn tồn có thể đến với doanh nghiệp.

Các nhân tố kinh tế luôn luôn thay đổi, biến động theo những chiều hướng, những mức độ khác nhau và có tác động, ảnh hưởng tới tất cả các doanh nghiệp của một nền kinh tế. Để đảm bảo hoạt động thành công trước sự tác động của các yếu tố môi trường kinh tế, các doanh nghiệp cần phải theo dõi, phân tích, dự báo sự biến động của từng yếu tố để từ đó đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội; né tránh, giảm thiểu những nguy cơ và đe dọa.

1.3.1.2. Văn hóa – xã hội

Đây là một nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là với các doanh nghiệp đang mong muốn tiếp cận vào một thị trường mới. Doanh nghiệp phải phân tích các nhân tố này kĩ lưỡng để nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra.

Nhân tố này bao gồm: truyền thống, thói quen, phong tục tập qn, phong cách sống, trình độ văn hóa, cơ cấu dân số, giới tính, thị hiếu, xu hướng nghề nghiệp… Các nhân tố văn hóa – xã hội ln bao quanh doanh nghiệp, khách hàng và có những đặc điểm riêng biệt, đặc trưng với mỗi khu vực, vùng miền.

Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi mua sắm của khách hàng trong thị trường có cạnh tranh. Khi nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp phải khoanh vùng, phải phân biệt được những vùng có tập tục, lối sống, bản sắc văn hóa khác nhau để nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của mỗi vùng. Khi tiến hành xâm nhập thị trường mới, doanh nghiệp cần rất chú trọng nhân tố này để tránh kinh doanh các sản phẩm khơng phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục của địa phương. Trình độ dân trí cũng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động tiêu tụ sản phẩm của doanh nghiệp. Ở những nơi có mức dân trí cao, xã hội phát triển thì nhu cầu mà người tiêu dùng đặt vào sản phẩm sẽ rất khắt khe, những tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng, tính năng, hiệu năng sẽ được người tiêu dùng ở những khu vực này ưu tiên hơn. Ngược lại thì với những vùng có trình độ dân trí thấp hơn, người tiêu dùng sẽ đặt yếu tố về giá cả và số lượng lên hàng đầu.

Mức độ hội nhập của một vùng càng mạnh, tức là những khác biệt về mặt văn hóa – xã hội của vùng đó càng thấp, thì cơ hội kinh doanh các sản phẩm của doanh nghiệp tại đó càng được thuận lợi. Các doanh nghiệp thường đón đầu, phân tích điều này để đưa ra các chiến lược phù hợp trong từng giai đoạn đối với từng sản phẩm.

1.3.1.3. Môi trường công nghệ

Đây là một nhân tố rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn trong thời đại khoa học kĩ thuật bùng nổ như hiện nay. Môi trường công nghệ thường được biểu hiện như những phương pháp sản xuất mới, kỹ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các phát minh sáng chế, các phần mềm ứng dụng… Công nghệ tác động tới từng hoạt động, từng yếu tố nhỏ nhất của doanh nghiệp, trong mọi khâu, mọi công đoạn giúp tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm cũng như giảm các chi phí phát sinh. Mơi trường cơng nghệ cũng chính là sự địi hỏi về chất lượng hàng hóa, mẫu mã, hình thức; mỗi chủng loại hàng hóa

muốn tiêu thụ được phải phù hợp với mơi trường cơng nghệ nơi mà nó được mang đến tiêu thụ.

Khoa học cơng nghệ đang thay đổi, phát triển nhanh chóng; các sản phẩm, các giải pháp công nghệ tiên tiến liên tục được ra đời, chúng tạo ra rất nhiều các cơ hội cũng như những nguy cơ rất lớn cho các doanh nghiệp.

Cơ hội là ở chỗ, khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới có năng suất, chất lượng cao hơn nhằm phát triển sự nghiệp kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Tuy vậy, công nghệ phát triển cũng đưa các doanh nghiệp những nguy cơ nhất định như sự tụt hậu về công nghệ, giảm năng lực cạnh tranh nếu các doanh nghiệp không kịp đổi mới công nghệ và thích ứng làm chủ cơng nghệ. Doanh nghiệp khơng đổi mới kịp có thể xuất phát từ các nguyên nhân như: thiếu vốn để đầu tư đổi mới, quan điểm nhận thức bảo thủ, trình độ người lao động hạn chế... Ngồi ra, khó khăn nữa cho doanh nghiệp về cơng nghệ đó là sự khơng đồng bộ giữa công nghệ sản xuất và cơng nghệ quản lý trong một doanh nghiệp.

Vì vậy, để tồn tại, phát triển các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải xem xét đến yếu tố công nghệ trong quản trị thông qua việc theo dõi, đánh giá những tiến bộ của khoa học công nghệ trong ngành kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia. Trong những điều kiện nhất định phải chuẩn bị những điều kiện để đổi mới, tiếp nhận và nhanh chóng ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất.

Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghệp 4.0, các doanh nghiệp phải không ngừng học hỏi, nghiên cứu và nắm bắt kịp thời tiến bộ của khoa học công nghệ nếu khơng muốn mình tụt hậu và bị đào thải khỏi thị trường. Bên

tâm đến cơng nghệ trong quản lý, ứng dụng văn phịng nhằm đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống cơng nghệ.

1.3.1.4. Mơi trường tự nhiên

Mơi trường tự nhiên cũng có ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các hiện tượng tự nhiên thường thấy như: mưa, hạn hán, bão, lũ… Về cơ bản, các yếu tố của mơi trường tự nhiên đều có những tác động bất lợi đối với hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh những sản phẩm liên quan nhiều đến tự nhiên như: sản xuất nông phẩm, thực phẩm; kinh doanh khách sạn, điều hòa nhiệt độ…

Trong nền sản xuất công nghiệp hiện đại, các vấn đề mơi trường tự nhiên cịn phát sinh thêm các sự kiện khác nữa làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đó là vấn đề tiếng ồn, khói bụi, nước thải, chất thải cơng nghiệp, hiện tượng nóng lên của nhiệt độ do hiệu ứng nhà kính... Các hiện tượng này chủ yếu do chính con người là những chủ thể gây ra và phải gánh chịu những tổn hại từ chúng. Từ những vấn đề nổi cộm của mỗi trường, buộc các doanh nghiệp, các chủ thể có liên quan phải cùng nhau giải quyết chúng, trước hết là các doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên, sử dụng cơng nghệ thích hợp, ứng dụng vật liệu mới... tránh những hậu họa về môi trường.

1.3.1.5. Mơi trường chính trị - pháp luật

Mơi trường chính trị - pháp luật là một hệ thống bao gồm các yếu tố: hệ thống chính trị, các quan điểm, đường lối chính trị, mức độ ổn định chính trị, hệ thống luật pháp, hệ thống chính sách thuế quan… Các yếu tố của mơi trường này thường tạo thành một khuôn khổ nhất định cho các doanh nghiệp hoạt động. Các yếu tố liên quan đến chính phủ, chính trị, pháp luật có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố này tác động đến doanh

nghiệp theo nhiều hướng khác nhau, vừa là cơ hội, vừa là thách thức, thậm chí có thể là rủi ro thực sự cho doanh nghiệp.

Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm, chính sách lớn ln là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư. Hệ thống luật pháp không ngừng được hoàn thiện là cơ sở để hoạt động kinh doanh ổn định. Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay khơng hồn tồn phụ thuộc vào yếu tố luật pháp và quản lý Nhà nước về kinh tế trong một giai đoạn nhất định. Việc ban hành hệ thống luật pháp có căn cứ khoa học, chất lượng và áp dụng vào thực tiễn là điều kiện đầu tiên đảm bảo mơi trường kinh doanh bình đẳng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh lành mạnh, thiết lập mối quan hệ đúng đắn, bình đẳng giữa người sản xuất và người tiêu dùng; buộc mọi doanh nghiệp phải thực hiện việc kinh doanh một cách chân chính, có trách nhiệm đối với xã hội và người tiêu dùng.

Vì những ảnh hưởng to lớn của các yếu tố thuộc mơi trường chính tri – pháp luật đến hoạt động của doanh nghiệp nên để đưa ra những quyết định hợp lý trong hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thì buộc phải phân tích, dự báo sự thay đổi, biến động của môi trường này trong từng giai đoạn phát triển.

1.3.1.6. Khách hàng

Khách hàng là những tổ chức hoặc cá nhân mua, tiêu dùng hoặc tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Là yếu tố mà doanh nghiệp phải dành nhiều sự quan tâm nhất, tác động trực tiếp đến kết quả tiêu thụ sản phẩm thông qua khả năng mua hàng, khả năng thanh tốn, thói quen, thị hiếu, xu hướng tiêu dùng, cơ cấu chi tiêu… Khách hàng của doanh nghiệp có thể được chia ra thành các nhóm:

- Người tiêu dùng: Là nhóm tác động mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp. Đặc trưng của nhóm khách hàng này là số lượng nhiều nhất nhưng khối lượng sản phẩm, dịch vụ được tiêu dùng với từng người tiêu dùng là không nhiều.

- Các trung gian phân phối: Là lực lượng khách hàng tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp dưới hình thức thương mại mua sản phẩm để bán kiếm lợi nhuận. Một vài ví dụ về các trung gian phân phối là: các cửa hàng, đại lý, nhà phân phối, siêu thị, công ty thương mại…

- Các tổ chức mua sản phẩm của doanh nghiệp để duy trì hoạt động hoặc thực hiện các mục tiêu cụ thể. Nhóm này bao gồm các tổ chức xã hội, các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp…

Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay, lực lượng khách hàng càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Sự chấp nhận hay không chấp nhận của các lực lượng khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có thể làm cho doanh nghiệp thành cơng hoặc thất bại. Các sản phẩm, dịch vụ tham gia cạnh tranh tự do trên thị trường nhưng mọi sự lựa chọn đều thuộc quyền của khách hàng. Vì vậy, khách hàng ln đưa ra những yêu cầu buộc các doanh nghiệp phải thỏa mãn ở mức độ nhất định. Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ từng yêu cầu, chi tiết này để thỏa mãn cao nhất khách hàng trong điều kiện có thể của mình.

1.3.1.7. Đối thủ cạnh tranh

Kinh doanh trên thị trường là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp với nhau. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa phụ thuộc vào quy mơ thị trường, quy mô của thị trường càng lớn thì khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ càng cao. Tuy nhiên, quy mơ thị trường càng lớn thì sức ép của thị trường sẽ càng cao và sẽ xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh

ĐTCT ở đây là những doanh nghiệp có cùng phân khúc khách hàng hoặc cùng kinh doanh một loại mặt hàng tương đồng. Hiểu được ĐTCT của mình chính là cơ cở vững chãi cho hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế nên doanh nghiệp cần phải có những phân tích chi tiết về ĐTCT như: Trả lời được câu hỏi những ai là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp; xác định được mục tiêu đối thủ cạnh tranh, nhận dạng được chiến lược của họ; xác định được điểm mạnh, điểm yếu và đánh giá được cách thức phản ứng của đối thủ. Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra các phương án chính xác cho các chiến lược tương lai cũng như có những sự chuẩn bị chắc chắn trước những chiến lược cạnh tranh của các ĐTCT. Có 2 loại ĐTCT chính của doanh nghiệp là: ĐTCT hiện tại và ĐTCT tiềm năng.

- ĐTCT hiện tại của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp đang hoạt động trong cùng ngành kinh doanh và cùng khu vực thị trường với doanh nghiệp. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành thường chịu sự tác động tổng hợp của ba yếu tố: cơ cấu cạnh tranh của ngành, mức độ của nhu cầu và những trở ngại ra khỏi ngành.

- ĐTCT tiềm năng bao gồm các doanh nghiệp hiện tại chưa tham gia cạnh tranh trong ngành nhưng có khả năng sẽ gia nhập ngành.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn điện máy nhân việt luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)