1.3. Nội dung của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
1.3.4. Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
1.3.4.1. Đánh giá chất lượng của khóa đào tạo
Quá trình đánh giá chất lượng khóa đào tạo là rất phức tạp, mỗi cách thực hiện đều có những ưu, nhược điểm nhất định, cần sử dụng ba cách sau:
Những người tổ chức, thực hiện khóa đào tạo thường đánh giá chất lượng đào tạo thông qua kết quả học tập của học viên bằng hình thức kiểm tra, thi (viết, vấn đáp) hoặc làm bài tập tình huống. Trong đó, thi và kiểm tra được xem là phương pháp đánh giá truyền thống,; mặc dù còn nhiều nghi vấn, nhưng chưa tìm được bất cứ hình thức thay thế nào tốt hơn. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là xuất phát từ ý muốn chủ quan của những người làm công tác đào tạo, không đánh giá được hết các yếu tố tạo ra kết quả một cách khách quan.
❖ Đánh giá từ chính học viên của khóa đào tạo
Đây là phương pháp bổ sung cho cách đánh giá nói trên về chất lượng khóa đào tạo. Cán bộ, viên chức thuộc doanh nghiệp dự khóa học với mục đích chủ yếu là học hỏi những điều cần thiết áp dụng cải tiến công việc, nâng cao năng suất lao động. Do đó trước hết hỏi học viên xem nội dung, chương trình đào tạo đáp ứng tới đâu yêu cầu của họ? Có phù hợp với những địi hỏi thực tế của cơng việc mà họ đảm nhận khơng? Có xứng đáng với chi phí về thời gian cũng như tiền bạc mà doanh nghiệp và cá nhân bỏ ra khơng?
Ngồi ra cần lấy ý kiến nhận xét của học viên về:
- Chất lượng, phương pháp giảng dạy của các giảng viên. - Các điều kiện hỗ trợ và phục vụ khóa học.
- Mức độ tương thích giữa đào tạo lý thuyết với đào tạo kỹ năng, phương pháp hoạt động.
- Sự phù hợp giữa thời lượng đào tạo và khối lượng chương trình.
Có nhiều cách để nắm bắt những thơng tin trên từ học viên. Tuy nhiên, phương pháp phổ biến nhất vẫn là lập phiếu điều tra, trong đó chứa mọi thơng
tin từ phía học viên mà người tổ chức khóa đào tạo cần thu thập như đã nói ở trên. Tổng hợp tất cả các ý kiến của học viên sẽ thu được nhận xét khá chính xác, mang tính tổng hợp về hiệu quả khóa đào tạo.
❖ Đánh giá từ chuyên gia
Ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên gia - những người am hiểu sâu sắc về đào tạo, am hiểu thực tiễn và có nhiều kinh nghiệm cũng là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả công tác đào tạo. Song, hạn chế chủ yếu của phương pháp này là chi phí tương đối tốn kém, gặp nhiều khó khăn và cịn mang nặng tính chủ quan trong việc lựa chọn chuyên gia phù hợp với lĩnh vực đào tạo.
1.3.4.2. Đánh giá hiệu quả sau đào tạo
Việc đánh giá hiệu quả đào tạo sau khi học viên trở lại doanh nghiệp là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của các nhà quản trị. Có 2 góc độ cần xem xét, đó là:
- Khả năng vận dụng những kiến thức, kỹ năng do học viên mới được trang bị sau khóa đào tạo vào cơng việc của mình.
- Mức độ nâng cao chất lượng và hiệu suất công tác của học viên nhờ các kiến thức, kỹ năng đã tiếp thu trong q trình đào tạo.
Có nhiều phương pháp đánh giá hiệu quả sau đào tạo nhưng phương pháp mà các doanh nghiệp vẫn thường áp dụng là phương pháp khảo sát và phân tích thực nghiệm.
- Phương pháp khảo sát (bằng thông tin trực tiếp và phiếu điều tra) Ban đánh giá tổ chức phân tích thơng tin thu được về các vần đề như: Học viên sau đào tạo phản ứng thế nào với chương trình tham dự; học viên có vận dụng
kiến thức, kỹ năng không; so sánh chất lượng công việc trước và sau khi đào tạo;....
- Phân tích thực nghiệm: Theo phương pháp này, Ban đánh giá sẽ chọn ra hai nhóm thực nghiệm và ghi lại kết quả hoạt động của họ trước khi cử một trong hai nhóm đi đào tạo, cịn nhóm kia tiếp tục thực hiện công việc bình thường tại doanh nghiệp. Sau khi nhóm được đào tạo trở về, Ban đánh giá ghi lại kết quả hoạt động của từng thành viên cả về số lượng và chất lượng. Phân tích, so sánh kết quả thực hiện cơng việc của hai nhóm và đối chiếu chi phí đào tạo sẽ cho phép các nhà quản trị xác định rõ mức độ hiệu quả của khóa học.