Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần chứng khoán everest luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 34 - 38)

nhân lực

1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài

- Môi trường cạnh tranh: ngày càng gay gắt các đối thủ cạnh tranh đang tiến hành nhiều chương trình đào tạo nếu doanh nghiệp khơng thay đổi thì sẽ trở thành lạc hậu hơn nữa cơng nghệ phát triển khiến cho vòng đời sản phẩm ngày càng bị rút ngắn đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng năng suất lao động hạ giá thành nếu khơng sẽ nhanh chóng bị loại khỏi thị trường. Cạnh tranh về nguồn lực con người cũng là một cuộc cạnh tranh vô cùng gay gắt doanh nghiệp nào khơng có tiềm lực về vốn con người thì đó trở thành một bất lợi.

- Thị trường lao động: Công tác đào tạo không chỉ phụ thuộc vào bản

thân người lao động trong doanh nghiệp mà nó cịn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài của thị trường lao động. Nếu lao động trên thị trường dồi

dào, chất lượng cao thì cơng tác tuyển chọn sẽ có kết quả cao hơn và ngược lại. Khi người lao động được tuyển chọn là những người có khả năng chun mơn cao thì sẽ nhẹ gánh cho công tác đào tạo lại sau này.

- Yêu cầu của luật pháp nhà nước: chính sách nhà nước ngày càng

được bổ sung hoàn thiện, các điều luật liên quan đến người lao động cũng như luật kinh doanh trong nước và quốc tế luôn luôn bổ sung sửa đổi do đó mỗi cán bộ công nhân viên cần được trang thiết bị và bổ sung những kiến thức mới đó.

1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng bên trong

- Mục tiêu kinh doanh: bản thân các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt

động sản xuất kinh doanh đều phải xây dựng cho mình các chiến lược, mục tiêu và cụ thể hóa thành các kế hoạch trong từng thời kỳ giai đoạn để có hướng phấn đấu, muốn đạt được mục tiêu ngồi nhiều yếu tố như vốn, khoa học cơng nghệ cần một đội ngũ nguồn nhân lực phù hợp để vận hành các nguồn lực khác. Khi kế hoạch cơng ty thay đổi thì sẽ kéo theo nhiều sự thay đổi về cách bố trí cũng như số lượng lao động, nhất là với những công ty lấy chất lượng sản phẩm làm lợi thế cạnh tranh. Nguồn nhân lực lao động có thể được đáp ứng thơng qua tuyển dụng ln chuyển nhưng để có nguồn lực chất lượng cao thì phải thơng qua đào tạo.

- Đặc điểm sản xuất kinh doanh, công nghệ, cơ sở vật chất: những doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm trải qua nhiều công đoạn phức tạp đồng thời trang thiết bị công nghệ hiện đại thì địi hỏi trình độ của người lao động cũng phải cao, thị trường cạnh tranh ngày một khốc liệt các doanh nghiệp phải nhập thiết bị công nghệ hiện đại cải tiến năng suất hạ giá thành nên người lao động cần bồi dưỡng thêm trình độ để có thể sử dụng những máy

móc mới đó. Máy móc cơng nghệ ngày càng đổi mới và yêu cầu kỹ năng của người lao động ngày càng phải hoàn thiện là một tất yếu.

- Đặc điểm Nguồn nhân lực: đào tạo là quá trình học tập của chính

người lao động trong doanh nghiệp nên khả năng tiếp thu của bản thân họ có ảnh hưởng rất lớn. Nếu trình độ người lao động trong doanh nghiệp đã cao đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì nhu cầu đào tạo khơng lớn và ngược lại. Ngồi ra, tuổi tác và giới tính đóng vai trị quan trọng tới cơng tác đào tạo, nhất là với nữ giới và những người lớn tuổi họ bị chi phối bởi gia đình và khả năng tiếp thu. Trong cơng việc con người bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố do đó khi lập kế hoạch đào tạo phải quan tâm tới tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến nó.

- Nguồn kinh phí cơ sở vật chất: luôn là một yếu tố vô cùng quan trọng trong mọi quá trình, quyết định việc lựa chọn số lượng cũng như sử dụng các phương pháp đào tạo. Nếu nguồn kinh phí lớn doanh nghiệp có thể mở rộng quy mơ đào tạo của mình có nhiều cơ hội tham gia các khố đào tạo nâng cao kiến thức đa dạng các chương trình đào tạo cũng như sẽ có các chính sách ưu đãi hợp lý trong và sau đào tạo và ngược lại nếu nguồn kinh phí dành cho đào tạo là hạn hẹp, tạo tâm lý tin tưởng cho người lao động khi tham gia học tập.

- Quan điểm của doanh nghiệp về đào tạo: tất cả mục tiêu sản xuất cũng như kinh phí học tập đều được quyết sách bởi lãnh đạo cán bộ do đó quan điểm của họ về đào tạo có vai trị rất lớn. Nếu lãnh đạo quan tâm và coi

đào tạo là chiến lược phát triển thì sẽ tạo điều kiện khuyến khích. Ngược lại, nếu họ quan niệm đào tạo là khơng cần thiết, người lao động có thể tự rút kinh nghiệm trong quá trình lao động; hoặc điều lo sợ sau khi đào tạo trình độ

điều kiện phát triển tốt hơn thì họ sẽ hạn chế các chính sách tạo điều kiện cho đào tạo. Công việc của người cán bộ phụ trách cơng tác đào tạo là trình bày

để người lãnh đạo của mình hiểu được tầm quan trọng của công tác này và thuyết phục họ ln tạo thời gian và kinh phí cho cán bộ cơng nhân viên được

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN EVEREST

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần chứng khoán everest luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)