Quảng cáo xanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của công cụ tiếp thị xanh đến hành vi mua xanh của người tiêu dùng thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 27)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Cơ sở lý luận

2.2.2.5. Quảng cáo xanh

Theo Rahbar và Wahid (2011), song song với việc xúc tiến các phong trào xanh trên toàn thế giới và với sự quan tâm ngày một gia tăng trong cộng đồng về các vấn đề môi trƣờng, hầu hết các tổ chức đã chọn quảng cáo xanh – là hình thức quảng cáo gắn với môi trƣờng - thông qua phƣơng tiện truyền thơng hay báo chí nhƣ cơng cụ tiếp thị xanh để giới thiệu sản phẩm của họ đến ngƣời tiêu dùng có trách nhiệm với mơi trƣờng. Mục tiêu của quảng cáo xanh là cung cấp những kiến thức, hiểu biết và gây ảnh hƣởng đến hành vi mua hàng của ngƣời tiêu dùng bằng cách khuyến khích họ mua sản phẩm không gây hại môi trƣờng và hƣớng họ chú ý đến những tác động tích cực của hành vi mua xanh đến bản thân họ và môi trƣờng..

Davis (1994, trích Rahbar & Wahid 2011) mô tả rằng quảng cáo xanh của các tập đoàn thƣờng chứa ba yếu tố. Thứ nhất, quảng cáo xanh bắt đầu với một tuyên bố về mối quan tâm của công ty đến môi trƣờng. Thứ hai, quảng cáo sẽ mô tả cách thức các cơng ty có thay đổi cách hoạt động để chứng minh mối quan tâm và sự cống

hiến vào việc cải thiện môi trƣờng. Thứ ba, quảng cáo mô tả các hành động cụ thể về môi trƣờng mà các cơng ty có liên quan.

Quảng cáo xanh là quảng bá sản phẩm, dịch vụ, ý tƣởng hoặc khả năng tổ chức có thể giúp làm giảm tác hại đến môi trƣờng (Rashid 2009).

Có nhiều khái niệm đƣợc đƣa ra, tuy nhiên nghiên cứu đánh giá tác động của công cụ tiếp thị xanh đến hành vi mua xanh của ngƣời tiêu dùng TP. HCM sẽ bám sát khái niệm của Rahbar và Wahid (2011) để xây dựng và điều chỉnh thang đo quảng cáo xanh cho thị trƣờng TP.HCM.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của công cụ tiếp thị xanh đến hành vi mua xanh của người tiêu dùng thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 27)