Định hướng hình thành kỹ thuật chứng khốn hóa tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chứng khoán hóa thế chấp bất động sản thương mại giải pháp vốn cho thị trường bất động sản thương mại việt nam (Trang 78 - 80)

Tại Việt Nam, cho tới nay kỹ thuật chứng khốn hóa chưa được phổ biến, nhưng đây là một trong những kỹ thuật tài chính đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều thị trường trái phiếu khu vực và quốc tế do đem lại rất nhiều lợi ích riêng cho doanh nghiệp. Theo quyết định số 128/2007/QĐ-TTg, ngày 2/8/2007 về việc phê duyệt đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của Thủ tướng chính phủ có đề cập đến việc sử dụng các sản phẩm từ chứng khốn hóa, trong đó nêu rõ việc “mở rộng quy mô và đa dạng

hoá các loại trái phiếu”, đồng thời “phát triển các loại chứng khoán phái sinh như: quyền chọn mua, quyền chọn bán chứng khoán; hợp đồng tương lai; hợp đồng kỳ hạn; các sản phẩm liên kết (chứng khoán - bảo hiểm, chứng khốn - tín

dụng, tiết kiệm - chứng khoán...); các sản phẩm từ chứng khoán hoá tài sản và các khoản nợ....”

Như vậy sản phẩm từ chứng khoán hóa là một trong những loại chứng khoán phái sinh được nghiên cứu ứng dụng tại thị trường vốn Việt Nam trong tương lai, góp phần giải quyết những khó khăn trong hoạt động huy động vốn dài hạn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và đưa lại sự phát triển ổn định, bền vững cho toàn bộ nền kinh tế.

Đặc biệt đối với thị trường BĐS, có quan hệ trực tiếp với thị trường xây dựng và qua đó mà bắc cầu tới các thị trường vật liệu xây dựng và đồ nội thất, thị trường lao động .... Do đó, dao động của thị trường này có ảnh hưởng lan tỏa tới sự phát triển ổn định của nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của thị trường

để phát triển thị trường này cần có nguồn vốn lớn, nhưng trong thời gian qua tại Việt Nam các doanh nghiệp BĐS vẫn còn phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên, việc sử dụng các nguồn lực nói trên khơng phải lúc nào cũng thuận lợi và thực hiện được, điển hình là trong giai đoạn Ngân hàng nhà nước thắt chặt tín dụng thì các doanh nghiệp bất động sản đành trì hỗn việc triển khai dự án vì khơng vay được.

Trước thực tế có rất nhiều doanh nghiệp muốn tham gia đầu tư vào lĩnh vực bất động sản nhưng gặp khó khăn trong việc huy động vốn theo các phương pháp truyền thống, thiết nghĩ đã đến lúc Việt Nam nên học hỏi các nước trên thế giới trong việc sử dụng các kỹ thuật tài chính tiên tiến để huy động vốn. Do đó sự ra đời của một trong những sản phẩm hình thành từ chứng khốn hóa là chứng khoán thế chấp BĐS thương mại sẽ góp phần giải quyết nhu cầu vốn của thị trường này, hơn nữa cịn góp phần đa dạng hóa sản phẩm tài chính cho nhà đầu tư.

Tuy vậy để chứng khốn hóa được ứng dụng tại Việt Nam thì cần có định hướng phát triển nghiệp vụ này bằng cách tạo ra mơi trường pháp lý để nó tồn tại và phát triển. Do đó, các cơ quan nhà nước có chức năng cần đưa ra văn bản pháp luật hướng dẫn cho hoạt động chứng khốn hóa. Đây là cơ sở quan trọng để đưa công cụ này vào vận hành trong thực tế.

Chứng khốn hóa được thực hiện dựa trên nhiều loại tài sản tài chính khác nhau, như: khoản cho vay thế chấp mua nhà; các khoản cho vay thương mại; các khoản phải thu thương mại; danh mục các khoản cho vay thẻ tín dụng……. Tuy nhiên, trong thời gian đầu chúng ta nên chứng khốn hóa dựa trên tài sản tài chính là thế chấp BĐS thương mại và thực hiện theo quy trình đơn giản trước, sau đó mới đi vào các loại chứng khốn hóa phức tạp hơn. Sở dĩ như vậy là vì BĐS thương mại là sản phẩm có nhu cầu cao và thu hút những nhà đầu tư trên thị trường BĐS… Do đó, ngồi việc có hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn

hoạt động chứng khốn hóa nói chung, cần phải có những điều kiện khác để riêng chứng khốn hóa thế chấp BĐS thương mại được thực hiện, đó là: hình thành thị trường thế chấp thứ cấp để các khoản cho vay thế chấp BĐS được chuyển nhượng giữa các tổ chức với nhau; và cho phép hình thành tổ chức có mục đích đặc biệt để chuyên thực hiện hoạt động chứng khốn hóa.

3.3 Đề xuất một số giải pháp ứng dụng chứng khoán thế chấp bất động sản thương mại tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chứng khoán hóa thế chấp bất động sản thương mại giải pháp vốn cho thị trường bất động sản thương mại việt nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)