CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định giá doanh nghiệp khi hợp nhất các công ty truyền hình cáp HTVC tại TPHCM (Trang 27 - 28)

Trước đây trong nền Kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gần như khơng có. Khi đó Nhà nước quy định giá trị tài sản của doanh nghiệp và duy trì sự ổn định tổ chức doanh nghiệp trong một thời gian dài. Vì thế, Các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp quốc doanh gần như khơng có khái niệm và nhu cầu về

định giá doanh nghiệp. Mọi hoạt động chuyển nhượng tài sản, bàn giao xí nghiệp, sáp

nhập, chia tách doanh nghiệp chủ yếu thông qua hệ thống điều hòa vốn của các cơ quan chủ quản và tài chính.

Từ năm 1987 đến nay, Nhà nước chủ trương phát triển nền Kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn

đầu của quá trình chuyển đổi, các doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh, tiêu thụ

sản phẩm theo giá thị trường. Trong khi đó, vốn và tài sản của Nhà nước không được

định giá lại theo giá trị thị trường thích ứng với sự thay đổi của cơ chế. Trong nhiều

năm liền, các doanh nghiệp nhà nước luôn ở trong tình trạng lãi giả lỗ thật, một số lớn doanh nghiệp tồn tại bằng cách ăn dần vào vốn Nhà nước. Để khắc phục tình trạng đó, Nhà nước đã ban hành Chế độ bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Cơ chế bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được đánh giá là một

trong những quy định đầu tiên liên quan đến việc xác định phần giá trị tài sản mà các doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm bảo toàn và phát triển, liên quan tới hoạt động định giá.

Từ năm 1992 cho tới nay, các quy định về định giá doanh nghiệp được tập trung chủ yếu vào định giá doanh nghiệp Cố phần hóa. Từ đó đến nay, một loạt các văn bản pháp luật được ban hành về việc chuyển đổi DNNN thành Công ty cổ phần, có thể liệt kê các văn bản chính như sau:

-27-

• Nghị định số 28/NĐ-CP ngày 07/05/1996 về chuyển một số Doanh

nghiệpNN thành Công ty CPH và Thông tư số 50/TT-BTC ngày 30/08/1996 hướng dẫn Nghị định 28.

• Nghị định số 44/NĐ-CP ngày 19/06/1998 về chuyển Doanh nghiệpNN

thành Công ty cổ phần (thay thế Nghị định 28) và Thông tư số 104/TT-

BTC ngày 18/07/1998 hướng dẫn Nghị định 44.

• Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 19/06/2002 về chuyển Doanh nghiệpNN

thành Công ty cổ phần (thay thế Nghị định 44) và Thông tư số 79/TT-BTC ngày 12/09/2002 hướng dẫn xác định giá trị Doanh nghiệp khi chuyển Doanh nghiệpNN thành Công ty cổ phần theo Nghị định 64 và Thơng tư số 76/TT-BTC ngày 09/09/2002.

• Nghị định 187/2004/ NĐ-CP ngày 16/11/2004 về chuyển Công ty Nhà

nước thành Công ty cổ phần và Thông tư 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định 187.

• Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 về chuyển Doanh nghiệp

100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần và Thông tư 146/2007/TT- BTC ngày 06/12/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định 109.

Hệ thống các văn bản pháp luật trên quy định quá trình và phương pháp xác định giá trị DNNN để Cổ phần hóa. Các văn bản ban hành sau là những văn bản thể hiện sự cải tiến, khắc phục những hạn chế của văn bản trước trong quá trình đưa quy định vào thực tiễn. Tuy nhiên, khơng phải là khơng cịn những thiếu sót và bất cập.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định giá doanh nghiệp khi hợp nhất các công ty truyền hình cáp HTVC tại TPHCM (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)