Xử lý tồn tại tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định giá doanh nghiệp khi hợp nhất các công ty truyền hình cáp HTVC tại TPHCM (Trang 29 - 31)

2.2. THỰC TRẠNG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.2 Xử lý tồn tại tài chính

Mặc dù được quy định trong các Nghị định và Thông tư hướng dẫn khá rõ ràng về việc xử lý tài chính cịn tồn đọng theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp lành

mạnh hóa tài chính nhưng doanh nghiệp vẫn gặp khá nhiều khó khăn trong việc xử lý tài chính như sau:

-29-

Nợ phải thu khó địi

Trước đây, doanh nghiệp nhà nước vẫn cịn những khoản nợ phải thu khó địi

chưa được xử lý; các khoản nợ này trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh

nghiệp đã quan tâm xử lý bằng việc trích lập dự phịng nợ phải thu khó địi vào chi phí kinh doanh. Mức trích lập dự phịng nợ phải thu khó địi tuỳ theo khả năng tổn thất hoặc đã quá thời hạn cam kết thanh toán. Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

để cổ phần hố, mặc dù khoản nợ đó vẫn khơng có khả năng thu hồi, nhưng khơng được loại trừ khỏi giá trị tài sản của doanh nghiệp, khoản dự phịng đã trích lập cho

khoản nợ này sau khi sử dụng để bù đắp tổn thất cho khoản nợ khơng có khả năng thu hồi, nếu cịn, doanh nghiệp hoàn nhập vào kết quả kinh doanh. Do đó, khoản nợ phải thu khó địi mặc dù đã được trích lập dự phịng nhưng vẫn được bàn giao sang Cơng ty cổ phần, khi thực sự khơng địi được thì đó là khoản lỗ của Cơng ty cổ phần phải gánh chịu và khơng có nguồn bù đắp.

Tuy nhiên, hiện nay theo Nghị định 109/2007/NĐ-CP và Thơng tư hướng dẫn thì các khoản nợ này đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, các doanh nghiệp CPH có trách nhiệm bàn giao các khoản cơng nợ khơng tính vào giá trị doanh nghiệp (bao gồm cả các khoản nợ đã được xử lý bằng nguồn dự phịng nợ phải thu khó địi, dự

phịng rủi ro, dự phòng nghiệp vụ... đang được tiếp tục theo dõi ngoài bảng) cho các cơ quan liên quan như Công ty Mua bán nợ hoặc là các đơn vị chủ quản của mình (Tập

đồn, tổng Cơng ty nhà nước, Công ty mẹ, Công ty nhà nước độc lập) đã gỡ một nút

thắt cho doanh nghiệp.

Sản phẩm dở dang

Phần xác định sản phẩm dở dang đối với doanh nghiệp được giao đất xây dựng nhà, hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê có thực hiện chuyển giao một phần diện tích nhà cao tầng cho cơ quan khác làm trụ sở hoặc kinh doanh thì việc xác định giá trị quyền sử dụng đất trước đây vướng phải bất cập do quy định phải tuân theo thực tế

phát sinh trển sổ kế toán, dẫn đến việc xác định giá trị dở dang cho toàn bộ hệ thống hay là chỉ dở dang cho những hạn mục chưa bàn giao. Ví dụ, một doanh nghiệp Y xây

-30-

dựng một tịa nhà để bán. Tồ nhà này theo thiết kế là có 10 tầng gồm 50 căn hộ. Doanh nghiệp đã xây xong 10 tầng, trong đó đã hồn thiện 30 căn hộ. Như vậy, ở đây sản phẩm dở dang được xác định như thế nào? Phải chăng 20 căn hộ chưa hoàn thiện

được coi là sản phẩm dở dang, 30 căn hộ hoàn thiện được coi là thành phẩm (vì sau khi

hồn thiện là sử dụng được ngay). Những bất cập này được khắc phục theo Thông tư

146/2007/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định 109/2007/NĐ-CP tại điều 5.2 phần

III, điều này quy định rõ: Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá được giao đất xây

dựng nhà, hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê có thực hiện chuyển giao một phần diện tích nhà cao tầng cho cơ quan khác làm trụ sở hoặc kinh doanh thì:

Giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị Doanh nghiệp = Giá trị quyền sử dụng đất được giao - Giá trị quyền sử dụng đất phân bổ cho diện tích

nhà bàn giao

Giá trị quyền sử dụng đất phân bổ cho diện tích nhà chuyển giao được xác định

trên cơ sở giá bán của từng tầng hoặc hệ số các tầng do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định giá doanh nghiệp khi hợp nhất các công ty truyền hình cáp HTVC tại TPHCM (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)