ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THC TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định giá doanh nghiệp khi hợp nhất các công ty truyền hình cáp HTVC tại TPHCM (Trang 68 - 73)

HTVC TẠI TP HỒ CHÍ MINH

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THC TRONG THỜI GIAN TỚI

Thời điểm hiện tại, ngành dịch vụ THC đang có những thay đổi củng cố lại sau

một thời gian phát triển khá nóng. Đó cũng là một việc làm tất yếu để có thể phát triển một cách bền vững theo đúng định hướng của nhà nước. Thời gian vừa qua có khá

nhiều phản ánh của báo chí về ngành này. Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến ngành dịch vụ truyền hình cáp như là một ngành còn non trẻ, nhưng sự phản ánh đó cho thấy nên có sự thay đổi và định hướng một cách tích cực hơn từ cơ quan

quản lý cũng như đơn vị khai thác dịch vụ.

Tuy nhiên, đây cũng là ngành kinh doanh có nhiều tiềm năng và đã tạo nên một nhu cầu và thói quen giải trí của đa số người dân tại TP. Hồ Chí Minh vì vậy việc lựa chọn phát triển ngành THC là một vấn đề rất nhiều cơ quan đang quan tâm.

3.1.1 Lựa chọn công nghệ để phát triển

Từ truyền hình Analog đến truyền hình số digital là một bước tiến dài của công nghệ truyền hình, nhưng sau đó thì cũng như các ngành kỹ thuật cao, tốc độ phát triển của công nghệ ngày càng nhanh chóng. Ngồi cơng nghệ truyền thống trên nền tín hiệu thì hiện nay cũng đã có cơng nghệ truyền hình IP trên Internet

Ngồi truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình số mặt đất là cơng nghệ truyền hình truyền tín hiệu cao tần, IP TV, truyền hình theo yêu cầu hay “Video on web” là dạng truyền hình trên nển tảng IP.

Ngồi ra, trong truyền hình Digital thì cịn có nhiều lựa chọn như truyền hình SD hay HD. Vì thế, trong tương lai chắc chắn có sự cạnh tranh rất gay gắt và khách hàng sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn để chọn cho mình một dịch vụ như ý.

Tuy nhiên, tại các nước đang phát triển trên thế giới và trong khu vực thì THC vẫn chiếm đại đa số, có khác chăng là mạng cáp được số hóa để có thể quản lý khách

-68-

hàng một cách chặt chẽ bằng các phương tiện máy móc hiện đại hơn chứ không đại trà như ở Việt Nam. Và việc quản lý số hóa cũng là yếu tố hướng tới của ngành THC tại Việt Nam hiện nay.

Và xu thế mới, trước đây là truyền hình LCD, hiện nay là truyền hình chuẩn HD, chính việc phát triển của ngành sản xuất truyền hình thì dịch vụ THC cũng phải đáp ứng được các nhu cầu cần thiết, các kênh HD với truyền hình độ nét cao được đưa vào

khai thác như một dòng sản phẩm dịch vụ cao cấp hơn.

Nhưng, với thị trường VN, khách hàng vẫn chưa có thói quen dùng truyền hình trả tiền như các nước trên thế giới, nên việc đưa những dịch vụ cao cấp hơn để thu tiền cao hơn mới chỉ là một phân khúc thị trường. Chúng ta vẫn tập trung khai thác THC

đại chúng mà nguồn thu chính khơng phải là cước phí thuê bao mà là việc bán dịch vụ

và quảng cáo.

Vì vậy, song song với việc phát triển các cơng nghệ mới phù hợp với thị hiếu của thị trường, thì việc duy trì và củng cố cơng nghệ hiện có để đảm bảo được chất lượng tốt hơn cho khách hàng là yếu tố cần được đầu tư và quan tâm. Cũng không nên quá chạy theo các công nghệ mới, đều này sẽ dẫn đến cuộc chạy đua khơng bao giờ dừng

vừa tốn chi phí, vừa chưa chắc có được lượng khách hàng như mong muốn vì khách hàng bao giờ họ cũng có một mức ổn định phù hợp với giá cả và nhu cầu tiện ích của họ, THC truyền thống vẫn là đối tượng chính yếu để đầu tư và duy trì, đồng thời duy tu sửa chữa mà mở rộng các dịch vụ khác càng ngày càng đa dạng để có thể thu hút khách hàng.

3.1.2 Đầu tư vào các dịch vụ phụ trội

THC không chỉ cung cấp một dịch vụ truyền hình mà chính sợi cáp đó có thể cung cấp internet, truyền hình độ phân giải cao SD, HD, điện thoại IP, và qua internet có thể cung cấp cả truyền hình Internet, truyền hình theo yêu cầu… Vì vậy, khi gần như bão hòa việc khai thác các khách hàng mới hoặc là tranh giành từng khách hàng một với đối thủ cạnh tranh thì việc duy trì các khách hàng cũ và mở rộng các dịch vụ phụ trội được coi là một lựa chọn cho các nhà cung cấp. Từ cơ sở vật chất ban đầu là

-69-

công nghệ THC, sẽ cung cấp các dịch vụ cao cấp hơn là các truyền hình độ phân giải cao SD, HD hoặc có thể cung cấp được cả truyền hình Internet cho khách hàng và tất nhiên, mỗi dịch vụ sẽ có mức giá tương ứng.

Việc làm đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp cho khách hàng sẽ vừa tạo nên các dịch vụ cộng thêm cho các Công ty dịch vụ, vừa tạo ra nguồn thu và động lực để phát triển. Đồng thời qua đó có thể giữ chân được khách hàng và khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn, chọn lựa những tiện ích tốt hơn cho mình.

Qua đó mọi đối tượng khách hàng đều có thể đáp ứng được nhu cầu của họ, có

những khách hàng thích sử dụng các dịch vụ giá rẻ thì có các gói dịch vụ truyền hình truyền thống, ngồi ra sẽ có các gói dịch vụ cao cấp hơn như SD, HD hay nếu khách hàng muốn xem những chương trình tự chọn hoặc xem qua internet thì cũng có thể đáp

ứng được.

Trước nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, và các dịch vụ cạnh tranh tương tự ngày càng nhiều, thì việc đầu tư thêm vào các dịch vụ phụ trội là một hướng đi đúng đắn cho các Cơng ty dịch vụ để có thể mở rộng phát triển dịch vụ của mình nhưng yếu tố tiên quyết vẫn phải là đảm bảo được chất lượng dịch vụ cho khách hàng.

3.1.3 Đầu tư vào chất lượng kênh chương trình

Ngồi vấn đề cơng nghệ tiến tiến tạo nên những sản phẩm dịch vụ tốt, các dịch vụ

đa dạng hơn cho sự lựa chọn của khách hàng thì việc đầu tư vào nội dung kênh chương

trình là một yếu tố vơ cùng quan trọng để có thể giữ được những khách hàng trung

thành và có thêm được nhiều khách hàng mới.

Kênh chương trình chính là nội dung các chương trình truyền hình cung cấp cho khách hàng. Hiện nay, để cạnh tranh các Công ty dịch vụ khai thác rất nhiều kênh chương trình, mới chỉ đa dạng về số lượng, cịn chất lượng chương trình của từng kênh chưa được chú trọng. Lực lượng biên tập chương trình cịn mỏng, nguồn chương trình

-70-

các chương trình chiếu lập đi lập lại, từ kênh này qua kênh khác làm cho nội dung các chương trình ngày càng nghèo nàn và gây nhàm chán cho khách hàng.

Thêm nữa, vì giá cả dịch vụ THC hiện nay chưa đủ bù đắp cho các khoản mua

bản quyền kênh cũng như các chương trình truyền hình nên nhà Đài đã lạm dụng việc quảng cáo nên nhiều khi gây phản cảm hay khó chịu cho khách hàng.

Vì thế, việc đầu tư các kênh chương trình đồng thời với việc phân nhóm các gói kênh với nhiều sự lựa chọn khác nhau theo đúng giá trị của nó là một việc vừa đảm bảo quyền lợi cho khách hàng vừa giúp cho các Công ty dịch vụ THC có nguồn thu thích hợp để phát triển dịch vụ truyền hình ngày càng đa dạng và phong phú.

Và việc đầu tư vào nội dung các kênh chương trình là yếu tố hết sức cần thiết để duy trì và phát triển dịch vụ THC ngày càng bền vững. Đầu tư vào nội dung kênh

chương trình nghĩa là tự đầu tư khai thác hoặc lựa chọn, phối hợp với các đơn vị để có những chương trình chất lượng và phong phú đáp ứng những nhu cầu của khách hàng. Xây dựng các chương trình thiết thực đa dạng, đầu tư mua các kênh chương trình nước ngồi phù hợp với văn hóa và phong tục của người VN. Bên cạnh đó, đào tạo và phát triển đội ngũ biên tập, dịch thuật, nguồn nhân lực đảm bảo cho việc cải tiến và đổi các kênh chương trình thật sự mang lại chất lượng cao đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

3.1.4 Các kiến nghị về những tác động vĩ mô của nhà nước với ngành truyền hình

Cùng với sự phát triển của đất nước và nền kinh tế nước nhà, ngành truyền hình cũng có những bước tiến đáng kể và đóng góp phần khơng nhỏ vào đời sống văn hóa ngày càng phong phú đa dạng của người dân.

Cơng nghệ ngày càng phát triển, những địi hỏi của người tiêu dùng ngày càng

cao, nên sự thay đổi và phát triển khá nóng của ngành này trong thời gian qua đã làm cho những quy định về công tác quản lý của ngành này chưa theo kịp.

Mặt khác, do sự thay đổi cơ chế của chính phủ và những quy định chưa rõ ràng cũng dẫn đến nhiều bất cập. Trước kia ngành truyền hình được xem là một cơ quan báo chí, chịu sự quản lý của Bộ văn hóa thơng tin mà trực tiếp là Cục phát thanh truyền

-71-

hình. Sau khi bộ bưu chính viễn thơng sáp nhập với Bộ văn hóa thơng tin thành Bộ thơng tin và truyền thơng thì ngành truyền hình cũng được chuyển về quản lý ở Bộ

thông tin truyền thông mà quản lý trực tiếp là các Sở thông tin truyền thông tại địa

phương. Vì vậy, khi có sự thay đổi cơ quan chủ quản, các văn bản pháp quy cũ khơng cịn phù hợp với tình hình thực tế và những bất cập có thể có đã xảy ra.

Hiện nay, trên các phương tiện báo chí cũng đã nhắc đến những bất cập này và

việc địi hỏi có những văn bản pháp quy chính thức để hướng dẫn và tạo ra khung pháp lý để khơng chỉ có thể bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng mà các nhà cung cấp dịch vụ cịn có thể phát triển đúng định hướng và không gặp những bất cập do áp dụng các văn bản cũ hoặc là những giấy phép con hơng phù hợp với tình hình thực tế.

Vì vậy, đối với những tác động vĩ mô của Nhà nước, tơi có kiến nghị như sau:

− Cần ban hành một văn bản pháp quy chính thức điều tiết và hướng dẫn hoạt động truyền hình khơng chỉ về nội dung phát sóng và cịn là những quy định về

thời lượng quảng cáo, việc lặp đi lặp lại các chương trình phát sóng… Đồng thời cũng mong muốn có được điều như ơng Thứ trưởng Bộ Thơng tin và Truyền

thơng đã nói trong cuộc hội thảo về Quy chế hoạt động truyền hình trả tiền diễn ra ngày 01/10/2009 tại Hà Nội: “đòi hỏi một tư duy quản lý, một phương thức quản

lý theo kiểu mới, bắt kip thời đại, Yêu cầu đặt ra là quản lý khơng được phép hạn chế, trói chân sự phát triển của thị trường. Nhưng ngược lại, phát triển cũng phải trong khn khổ quản lý được”. Đó cũng là điều mà các Cơng ty dịch vụ truyền

hình đang mong muốn.

− Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn kỹ thuật của các dịch vụ truyền hình như THC,

truyền hình kỹ thuật số, truyền hình internet… cũng cần ban hành theo quy định cụ thể để có thể đảm bảo quyền lợi cho khách hàng sử dụng dịch vụ và các Cơng ty dịch vụ qua đó cũng phát triển đồng bộ, có định hướng cụ thể phù hợp với hạ tầng của thành phố chứ không đầu tư một cách tự phát như hiện nay.

− Và những quy định của Nhà nước phải phù hợp với tình hình phát triển thực tế

-72-

vị khai thác cũng như người tiêu dùng có thể sự ổn định trong kinh doanh khai

thác, một quy định có tính đột ngột sẽ dẫn đến những điều hết khó khăn cho các

đơn vị khai thác và việc đó nếu tuân thủ thì ảnh hưởng trực tiếp đến cả triệu khách

hàng đang sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền hiện nay.

− Một khung pháp lý rõ ràng, phù hợp vừa bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, sử

dụng dịch vụ, vừa bảo vệ sự kinh doanh khai thác dịch vụ một cách chính đáng của các đơn vị cung cấp là điều mọi người mong đợi, đồng thời đó cũng là những quy định giúp cho Nhà nước quản lý một cách hiệu quả và có định hướng đối với ngành dịch vụ tương đối mới mẻ này.

− Trong tình hình hiện tại, ngành truyền hình lại là một ngành mang đến hàm

lượng thơng tin rất cao cho người dân, có để định hướng được dư luận và ảnh

hưởng sâu sắc đến tư tưởng cũng như văn hóa của người dân. Vì vậy, việc quản lý của nhà nước để có thể có được những dịch vụ lành mạnh, góp phần phát triển

kinh tế xã hội của nước nhà là một điều hết sức cần thiết. Nhưng quản lý như thế nào để khơng làm chậm đi q trình phát triển theo xu thế của thế giới và đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng thì các cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp và gián tiếp cần có tư duy mới, có tâm và có tầm để có thể giúp cho ngành truyền hình trả tiền VN ngày càng phát triển. Những quy định mang tính pháp lý nên là một bộ khung, một tiêu chuẩn để đánh giá và tuân thủ hơn là việc can thiệp quá sâu vào công việc của các nhà cung cấp dịch vụ hoặc các văn bản mang tính chất hành chính. Có như thế mới có động lực để phát triển, và một khung để các nhà cung cấp tuân thủ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định giá doanh nghiệp khi hợp nhất các công ty truyền hình cáp HTVC tại TPHCM (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)