Đối với phương pháp định giá:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định giá doanh nghiệp khi hợp nhất các công ty truyền hình cáp HTVC tại TPHCM (Trang 81 - 84)

HTVC TẠI TP HỒ CHÍ MINH

3.3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ ĐỊNH GIÁ HỢP NHẤT CÁC CÔNG TY THC

3.3.1 Đối với phương pháp định giá:

phương pháp dòng tiền chiết khấu.

Phương pháp định giá tài sản mang lại cho doanh nghiệp mức giá sàn để có thể có cái nhìn về các tài sản trong một doanh nghiệp dịch vụ là như thế nào.

Phương pháp dòng tiến chiết khấu mới là phương pháp chính để đánh giá một

doanh nghiệp dịch vụ, và thể hiện được giá trị tiềm năng của ngành còn tương đối mới mẻ này.

a. Đối với phương pháp tài sản, khi định giá cần lưu ý các nguồn xuất xứ của tài sản,

phương pháp khấu hao, thời gian khấu hao và đặc biệt là giá trị của tài sản vơ hình khi tạo được một lợi thế chắc chắn khi tạo được một mạng lưới để có thể cung cấp với một lượng khách hàng khá lớn khoảng 400.000 khách hàng.

Tài sản của doanh nghiệp có thể mua từ nhiều nguồn khác nhau, chất lượng và công dụng của từng loại tài sản cũng rất khác nhau nên việc định giá không chỉ là giá trị còn lại của tài sản mà phải xem xét đến giá trị sử dụng của tài sản đó.

-81-

− Tài sản nên được định giá bởi các tổ chức định giá chuyên nghiệp để có giá trị đáng tin cậy.

− Các nghĩa vụ phải được xác định cụ thể cho từng khoản mục. − Các khoản nợ phải là những khoản nợ có khả năng thu hồi. − Các nghĩa vụ không chắc chắn phải được xem xét.

− Những tài sản đang được thế chấp phải được xác định cụ thể.

Việc so sánh giá thị trường, tài sản tương đương dùng để so sánh xác định lại

nguyên giá không nhất thiết phải cùng nước sản xuất như quy định. Nhà thẩm định giá có thể sử dụng các nguồn thơng tin rất sẵn có trên thị trường (có thể khác về nước sản xuất, khác về công suất,…) để xác định giá trị của tài sản mục tiêu. Vấn đề ở đây là

nhà thẩm định giá bằng kiến thức và kinh nghiệm cơng tác chun mơn của mình phải xác định được hệ số điều chỉnh thích hợp đối với các tài sản có xuất xứ khác nhau.

Ngồi ra, một số trường hợp, doanh nghiệp có những TSCĐ vơ hình đã hết khấu hao và thu hồi đủ vốn, nhưng trong thực tế vẫn tiếp tục sử dụng có hiệu quả, vẫn mang lại thu nhập trong tương lai cho doanh nghiệp, cần thiết phải xác định lại giá trị thực tế của tài sản vơ hình tại thời điểm xác định lại giá trị doanh nghiệp.

b. Đối với phương pháp dịng tiền chiết khấu (DCF) thì cần chú ý những thay đổi có

thể có của các dịng tiền trong tương lai mang tính chủ quan và khách quan, như định hướng của cơ quan chủ quản trong thời gian tới. Những yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như khủng hoảng kinh tế, xu hướng tỷ giá, lãi suất đều có thể ảnh hưởng đến tỷ suất

mong đợi của các nhà đầu tư. Kể cả các chính sách của các nhà cung cấp kênh chương trình như tiền bản quyền, giá cả quảng cáo…

Các yếu tố cạnh tranh, môi trường ngành, sự phát triển của khoa học cơng nghệ, nguồn lực lạo động đều có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến những thay đổi

của các giá trị tương lai mà chúng ta cần xác định một cách đáng tin cậy. Vì vậy, khi

định giá doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu, cần phải thận trọng với

tất cả mọi yếu tố liện quan đến doanh nghiệp, có như thế mới có thể tính tốn được một giá trị doanh nghiệp một cách hợp lý nhất.

-82-

Khi áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) được thuận lợi cần chú ý thực hiện các công việc sau:

− Thiết lập hệ thống báo cáo bắt buộc và lưu trữ cơ sở dữ liệu về báo cáo và

phương pháp định giá áp dụng cho công ty đã định giá. Cơ sở dữ liệu này sẽ là tài liệu vô giá trong việc tổng hợp và phân tích để đưa ra các tỷ lệ chiết khấu, giả

thiết và giả định của phương pháp DCF, giải quyết được những khó khăn hiện

thời trong việc áp dụng phương pháp DCF như đã nêu ở phần trên.

− Tạo cơ chế để có được những báo cáo xác định giá trị hoàn hảo theo phương

pháp DCF như tăng phí định giá cho các cơng ty áp dụng phương pháp DCF. Việc này tốn nhiều công sức hơn nhưng đổi lại sẽ giúp cho công ty huy động được

nhiều vốn hơn do thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn.

Ngoài ra, đối với hai phương pháp định giá chính hiện nay đang áp dụng, thì mỗi

phương pháp có lợi thế riêng, nhưng cũng có nhiều bất cập với chính nó. Như phương pháp định giá doanh nghiệp theo giá trị tài sản mới thể hiện được giá sàn của doanh

nghiệp, tuy có đảm bảo việc khơng thất thốt vốn của Nhà nước nhưng chưa thể hiện

được giá trị thực tế của doanh nghiệp. Trong khi đó, áp dụng phương pháp DCF sẽ giải

quyết được hầu hết các vướng mắc trong việc xác định lợi thế thương mại và tiềm năng giá trần của doanh nghiệp nhưng lại gặp khơng ít khó khăn khi cần những số liệu vĩ mơ và vi mô để so sánh và đánh giá. Như vậy, có thể:

− Áp dụng đồng thời cả hai phương pháp để thể hiện được một khoảng dao động

về giá trần – giá sàn của doanh nghiệp, giúp cho các nhà đầu tư có một cách nhìn khách quan hơn trước khi quyết định đầu tư. Trong khoảng giá trần – giá sàn,

doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể chỉ ra một giá hợp lý nhất, phản ánh giá trị chính xác của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của nhà đầu tư.

− Cùng với việc áp dụng đồng thời hai phương pháp trên, nên kết hợp với phương

-83-

Công ty IPO hiện nay đang thực hiện. Điều này sẽ mang lại lợi ích tối đa cho

doanh nghiệp cũng như đảm bảo tính minh bạch và khuyến khích các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định giá doanh nghiệp khi hợp nhất các công ty truyền hình cáp HTVC tại TPHCM (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)