Mô hình hoạt động của Bancassurance tại châ uÁ

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình Bancassurance vào thị trường bảo hiểm Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 34 - 97)

Kênh phân phối truyền thống qua đại lý đến nay vẫn giữ vai trò chủ đạo trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ ở hầu hết các thị trƣờng khu vực Châu Á – TBD. Tuy nhiên, kênh phân phối truyền thống này đã mất đi vị trí độc tôn khi xuất hiện những kênh phân phối thay thế nhƣ kênh ngân hàng - bảo hiểm (Bancassurance) với tầm quan trọng ngày càng lớn. Tại thị trƣờng châu Á, bảo hiểm liên kết ngân hàng xuất hiện sau nhƣng cũng bắt đầu phát

triển mạnh trong những năm gần đây. Theo báo cáo của LIMRA (phát hành tháng 12/2009), thị phần Bancassurance đang tăng trƣởng nhanh tại các nƣớc Châu Á và chiếm một vai trò quan trọng trong thị trƣờng bảo hiểm. Ở một số nƣớc, Bancassurance chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng phí bảo hiểm nhân thọ nhƣ Malaysia 49% ( 2007), Hong kong 40% (2008), S. Korea 31%...[32].

Ở Đài Loan, Bancassurance tuy chỉ mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây nhƣng cũng đã đóng góp khá nhiều vào tổng doanh thu phí bảo hiểm với 30% phí thu đƣợc là từ kênh phân phối này vào năm 2003.

Bancassurance cũng xuất hiện ở Hàn Quốc từ tháng 9/2003, kênh phân phối này giúp cho các tổ chức tài chính nhƣ ngân hàng, các công ty môi giới và các công ty quản lý quỹ mà đã đáp ứng đƣợc những yêu cầu nhất định về mặt pháp lý, có thể bán các sản phẩm bảo hiểm. Từ ngày 1/9/2003 đến ngày 31/12/2004, phí bảo hiểm nhân thọ qua kênh phân phối Bancassurance đã đạt tới 2,45 nghìn tỷ uôn, tƣơng đƣơng với 7,7% tổng phí bảo hiểm thu đƣợc [17]. Hồng Kông và Singapore đã chứng tỏ rõ nét là những quốc gia có nền kinh tế khá ổn định, tất cả đêu có hệ thống luật pháp và hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ, cùng với quá trình phát trình phát triển ổn định trong thời gian dài, vì thế hoạt động Bancassurance đem lại hiệu quả gần nhƣ tƣơng đồng giống Châu Âu.

Ở Trung Quốc, tỷ lệ phí bảo hiểm thu đƣợc qua kênh Bancassurance đã tăng vọt từ 3% trên tổng doanh thu phí vào năm 2001 lên tới 25% vào năm 2003. Theo dự đoán thì Trung Quốc có thể trở thành một trong năm thị trƣờng lớn về Bancassurance trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm nhân thọ [17]. Tại châu Á, Bancassurance vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển. Bởi vậy, mô hình thỏa thuận phân phối là mô hình Bancassurance phổ biến

hơn cả. Bên cạnh đó, cũng bắt đầu phát triển nhiều mô hình liên doanh và thành lập tổ chức dịch vụ tài chính.

Trong các sản phẩm đƣợc phân phối qua các ngân hàng, khoảng 75% là các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ (bảo hiểm nhân thọ trọn đời, bảo hiểm tiết kiệm, bảo hiểm vốn cung cấp…) – các sản phẩm có nhiều điểm tƣơng đồng với các sản phẩm ngân hàng. Các sản phẩm phi nhân thọ đƣợc phân phối qua ngân hàng chủ yếu là các sản phẩm tai nạn cá nhân, bảo hiểm du lịch, bảo hiểm nhà ở…[11]

Ở châu Á, nhìn chung thì các doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài, kinh doanh Bancassurance chiếm khoảng ¾. Trong khi đó, ngƣợc lại thì các ngân hàng trong nƣớc và liên doanh chiếm phần lớn trong thoả thuận hợp tác banca, và các ngân hàng nƣớc ngoài chỉ chiếm có 2% trong việc hợp tác này.

Tóm lại, Bancassurance có 3 mô hình cơ bản là mô hình thỏa thuận phân phối, mô hình liên doanh và mô hình tập đoàn dịch vụ tài chính. Mỗi một mô hình Bancassurance đều có ƣu điểm, nhƣợc điểm, thuận lợi và khó khăn riêng. Mỗi mô hình có sự phù hợp với một nhóm sản phẩm và đƣợc phân phối bởi một nhóm kênh phân phối nào đó. Từ những đặc điểm riêng của mình, mỗi mô hình cũng đem lại những lợi ích nổi bật riêng cho ngân hàng cũng nhƣ doanh nghiệp bảo hiểm. Thực tiễn cho thấy Bancassurance đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn đối với thị trƣờng bảo hiểm của các nƣớc trên thế giới. Tại những thị trƣờng có hoạt động Bancassurance phát triển nhƣ Châu Âu, mô hình Bancassurance đƣợc vận dụng rất đa dạng. Còn tại những thị trƣờng mới nhƣ Mỹ, châu Á, mô hình đƣợc vận dụng phổ biến là mô hình thỏa thuận phân phối – mô hình ở cấp độ đơn giản nhất. Tuy nhiên, không có mô hình Bancassurance nào thống nhất cho tất cả các thị trƣờng mà nó phụ thuộc vào điều kiện cơ sở hạ tầng, văn hóa, pháp lý của từng nƣớc. Cũng không có mô hình nào đƣợc xem là hiệu quả nhất trong mọi trƣờng hợp.

Để lựa chọn đƣợc mô hình phù hợp nhất, cần phải xem xét điều kiện hoạt động tại từng thị trƣờng cụ thể (ví dụ nhƣ nhân tố về văn hóa, pháp luật, kết cấu hạ tầng), và xét tới điều kiện, mục tiêu, cũng nhƣ môi trƣờng văn hóa và tập quán kinh doanh của bản thân các bên tham gia liên kết.

CHƢƠNG 2 - THỰC TRẠNG VẬN DỤNG MÔ HÌNH

BANCASSURANCE TẠI THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM 2.1. Thực trạng kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam

Theo Báo cáo của Moody’s – 8/2005, thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam (cùng với Indonesia, Philippines) đƣợc coi là một trong những thị trƣờng kém phát triển nhất. Tỷ lệ thâm nhập thị trƣờng, đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm phí bảo hiểm/GDP của Việt Nam cũng rất chênh lệch so với các thị trƣờng khác trong khu vực. Đài Loan là thị trƣờng có tỷ lệ thâm nhập thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ khá cao với 3,02% vào năm 2003, nhƣng vẫn là rất thấp so với các thị trƣờng bảo hiểm lâu đời hơn nhƣ Mỹ (5,23%) và Anh (4,75%). Trong khi đó, thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam cùng với Ấn Độ và Philippines có tỷ lệ thâm nhập thấp nhất lần lƣợt là 0,57%; 0,62%; 0,61% [19].

Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm ở nước ta trong những năm gần đây đã rất sôi động, phát triển đa dạng và đã đạt được một số thành tựu đáng kể, thể hiện ở một số điểm sau:

* Thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam đã vƣợt qua thách thức của suy thoái kinh tế toàn cầu. Tổng doanh thu phí bảo hiểm ƣớc cả năm 2009 đạt khoảng 24.646 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2008, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ khoảng 13.500 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2008. Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ khoảng 11.146 tỷ đồng, tăng 7,8% so với năm 2008 [10].

*Số lƣợng công ty hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng tăng. Tính đến đầu năm 2006 cả thị trƣờng có 32 doanh nghiệp bảo hiểm thì đến năm 2009 đã tăng lên 49 doanh nghiệp, trong đó 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 10 doanh nghiệp môi giới

bảo hiểm và 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm [10]. Cụ thể danh sách các doanh nghiệp bảo hiểm có thể xem tại Phụ lục 2.

* Cơ cấu thị trƣờng dịch vụ bảo hiểm đang chuyển theo hƣớng đa dạng hóa các loại hình sở hữu bao gồm doanh nghiệp nhà nƣớc, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tƣ vào lĩnh vực bảo hiểm. Ở thị trƣờng Việt Nam, vào năm 2004, Công ty bảo hiểm Bảo Minh - trƣớc kia hoàn toàn thuộc sở hữu nhà nƣớc và là một trong số các công ty đầu tiên cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam - đã bán cổ phần cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nƣớc xuống còn 70% [19]. Các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng tham gia ngày càng nhiều hơn, sâu hơn và rộng hơn vào thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam, đặc biệt là từ sau ngày 01/01/2008 khi thị trƣờng bảo hiểm nƣớc ta mở cửa hoàn toàn, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc cung cấp dịch vụ bảo hiểm bắt buộc [1].

Với số lƣợng 10 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, dịch vụ môi giới bảo hiểm hiện đang khá sôi động. Tuy nhiên, tổng phí bảo hiểm thu xếp đƣợc qua các công ty môi giới bảo hiểm 100% vốn nƣớc ngoài cao hơn rất nhiều lần so với tổng phí bảo hiểm thu xếp đƣợc qua các công ty môi giới bảo hiểm trong nƣớc. Đây cũng là điều dễ hiểu vì các công ty môi giới bảo hiểm 100% vốn nƣớc ngoài đều thuộc những tập đoàn bảo hiểm môi giới hàng đầu thế giới, có kinh nghiệm và có mạng lƣới kinh doanh toàn cầu. Tổng hoa hồng môi giới bảo hiểm nhận đƣợc năm 2009 là 221 tỷ đồng. Tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới ƣớc cả năm 2009 là 1.581 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 85% tổng phí thu xếp cả năm 2008. Các nghiệp vụ bảo hiểm chính đƣợc thu xếp qua môi giới là: bảo hiểm tài sản và thiệt hại, chiếm 31,9%, bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con ngƣời (28,73%), bảo hiểm trách nhiệm chung (12,24%) [10].

10 năm để các công ty đƣợc tự do tuyển dụng, từ ngày 1/7/2009, thực hiện Thông tƣ số 86/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính, Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính đã chính thức phụ trách phần sát hạch đại lý, dựa trên những câu hỏi do doanh nghiệp bảo hiểm gửi về và thu lệ phí cấp giấy phép hành nghề đại lý, thay vì trƣớc đây các doanh nghiệp bảo hiểm chuẩn bị tài liệu huấn luyện, trình Bộ Tài chính duyệt và chủ động hoàn toàn trong việc huấn luyện và sát hạch đại lý bảo hiểm. Việc siết chặt hệ thống tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm đƣợc nhiều doanh nghiệp đồng tình.

* Sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng. Có thể nói, hầu hết các sản phẩm bảo hiểm hiện có trên thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam đều do Luật kinh doanh bảo hiểm quy định và do các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm thiết kế, trình lên Bộ Tài chính và đƣợc Bộ Tài chính phê duyệt. Hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm Việt Nam đã tung ra thị trƣờng một số lƣợng rất lớn các sản phẩm bảo hiểm, trong đó có nhiều sản phẩm mới và khá độc đáo trên cơ sở kết hợp giữa các yếu tố tiết kiệm - đầu tƣ bảo vệ, đƣợc công luận đánh giá cao nhƣ sản phẩm bảo hiểm tai nạn cá nhân cho ngƣời sử dụng thẻ ATM, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm của ngƣời chăn nuôi và sản xuất thức ăn gia cầm, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo… Năm 2009 đƣợc coi là năm bùng nổ sản phẩm bảo hiểm mới, với 100 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, 50 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mới đƣợc đƣa ra thị trƣờng, tạo sự lựa chọn và phục vụ chăm sóc khách hàng ngày một tốt hơn.

Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thấy rằng, thị trường bảo hiểm Việt Nam còn tồn tại những vấn đề sau:

- Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng gia tăng. Do cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp bảo hiểm đã hạ phí bảo hiểm, tăng phần trợ cấp cho các đại lý, làm giảm hiệu quả kinh doanh.

- Các sản phẩm bảo hiểm tuy đã đa dạng hơn trƣớc, nhƣng vẫn còn hạn chế, chƣa phát triển trong nhiều lĩnh vực quan trọng nhƣ thiên tai, nông nghiệp, tín dụng và rủi ro tài chính, hoạt động hành nghề y dƣợc, luật sƣ, dịch vụ kế toán, kiểm toán… Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt chƣa thực sự đƣợc đẩy mạnh trong khi hàng năm, ở nƣớc ta, tai nạn do cháy nổ vẫn gia tăng với tốc độ cao một cách đáng báo động.

Những thành tựu cũng nhƣ những vấn đề tồn tại nêu trên ít nhiều đã gây nên những ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp tới việc vận dụng mô hình Bancassurance tại thị trƣờng bảo hiểm nƣớc ta.

2.2. Thực trạng vận dụng mô hình Bancassurance tại thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam hiểm Việt Nam

2.2.1. Về mô hình Bancassurance

Trƣớc năm 1975, theo một số tài liệu ghi chép lại, ở miền Nam nƣớc ta thị trƣờng bảo hiểm đã phát triển ở mức khá sôi động. Các tài liệu ghi chép lại cũng cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngân hàng và các doanh nghiệp bảo hiểm ở giai đoạn đó. Nhiều ngân hàng đã làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm. Nhiều dự án cho vay vốn lớn ở các ngân hàng đã yêu cầu phải có hợp đồng bảo hiểm đi kèm.

Còn ở miền Bắc, duy nhất chỉ có một doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, đó là Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam - Bảo Việt. Do cơ chế bấy giờ, giữa ngân hàng một cấp và hoạt động của Bảo Việt chƣa có mối quan hệ gì đáng kể. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế đất nƣớc với xu hƣớng mở cửa thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, nhiều loại hình bảo hiểm với sự đa dạng, phong phú đã ra đời. Song, trong thực tế thị trƣờng bảo hiểm có sự phát triển muộn hơn so với thị trƣờng dịch vụ ngân hàng cũng nhƣ đổi mới hoạt động ngân hàng, nó đƣợc bắt đầu vào giữa thập niên của thế kỷ trƣớc. Từ giữa những năm 80 của thế kỷ 20, Việt Nam đã thực hiện chính sách kinh tế

thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế. Lĩnh vực tài chính cũng đã từng bƣớc đƣợc tự do hoá và mở cửa. Dƣới tác động của nhiều nhân tố nêu trên, hoạt động Bancassurance ở Việt Nam đã ra đời.

Hoạt động Bancassurance tại thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam đã phát triển tuần tự từ thấp đến cao. Theo đó, các mô hình Bancassurance cũng đƣợc vận dụng từ mô hình có tính liên kết ít (thỏa thuận phân phối, chiến lƣợc liên kết) đến mô hình có tính liên kết nhiều (liên doanh, tập đoàn tài chính), từ mô hình đơn giản (thỏa thuận phân phối, chiến lƣợc liên kết) tới mô hình phức tạp hơn (liên doanh, tập đoàn tài chính). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1.1. Mô hình thỏa thuận phân phối

2.2.1.1.1. Thực tế vận dụng mô hình thỏa thuận phân phối tại thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam

Thời gian qua, ở Việt Nam đã hình thành một số quan hệ hợp tác giữa ngân hàng với doanh nghiệp bảo hiểm dù ở dạng sơ khai của Bancassurance, những hợp đồng này có thể phát triển thành quan hệ hợp tác toàn diện trong phân phối sản phẩm giữa ngân hàng với doanh nghiệp bảo hiểm: Chẳng hạn nhƣ hợp đồng hợp tác giữa HSBC VN và Bảo Việt, Vietcombank với Prudential, Bảo Việt nhân thọ với Ngân hàng Nông nghiệp VN và Techcombank, Prudential với các ngân hàng nhƣ ACB, Vietcombank, để các ngân hàng đó bán bảo hiểm cho Prudential, Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quân đội (MB) với Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (VASS) … Trong quan hệ hợp tác này, ngân hàng có thể phối hợp bán các sản phẩm nhân thọ và phi nhân thọ của các doanh nghiệp bảo hiểm khi khách hàng vay tiền tại ngân hàng để mua tài sản và khách hàng phải mua bảo hiểm cho chính tài sản đó. Một doanh nghiệp bảo hiểm có thể bắt tay với nhiều ngân hàng để phân phối sản phẩm của mình và ngƣợc lại, một ngân hàng có thể hợp tác với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm. Các ví dụ cụ thể có thể xem tại Phụ lục 1.

Có thể nói Bancassurance tại thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam chỉ thực sự đƣợc khởi động từ năm 2005, khi hàng loạt các ngân hàng ký thỏa thuận phân phối với các doanh nghiệp bảo hiểm. Mô hình thỏa thuận phân phối của Bancassurance Việt Nam thể hiện những đặc điểm sau:

* Ban đầu, sự hợp tác chỉ dừng lại ở hình thức sơ đẳng, chủ yếu là việc ngân hàng cho doanh nghiệp bảo hiểm mƣợn chỗ để bán sản phẩm. Chính bởi vậy, doanh thu phí bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng còn rất thấp. Đến cuối năm 2004, doanh thu phí bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng của Việt Nam chƣa đạt tới 1% tổng doanh thu phí, trong khi đó tỷ lệ này ở Hồng Kông là 45%, Singapore là 18% [17].

Một trong những hoạt động hợp tác đầu tiên giữa ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm là hoạt động thực hiện giao dịch đóng phí bảo hiểm qua máy ATM. Hoạt động này phát triển mạnh từ năm 2005, bắt đầu từ Vietcombank

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình Bancassurance vào thị trường bảo hiểm Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 34 - 97)