Về hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình Bancassurance vào thị trường bảo hiểm Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 81 - 83)

Hiện nay, Việt Nam đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, từng bƣớc phải mở cửa thị trƣờng theo các hiệp định và cam kết quốc tế, ngành bảo hiểm đang đứng trƣớc thách thức và vận hội mới, đòi hỏi công tác quản lý Nhà nƣớc phải có những cải cách phù hợp. Bên cạnh đó, Bancassurance đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình đối với thị trƣờng bảo hiểm của các quốc gia. Trong bối cảnh đó, việc hoàn thiện và nâng cao hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, bộ máy quản lý của Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại ngân hàng nói riêng, việc bổ sung quy định về kênh phân phối Bancassurance là rất cần thiết.

Hiện nay kênh phân phối đƣợc điều chỉnh bởi Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hƣớng dẫn thi hành chỉ là kênh phân phối qua đại lý và môi giới bảo hiểm. Các quy định liên quan tới kênh phân phối qua ngân hàng chƣa có nhiều, hiện mới chỉ có các quy định chung nhƣ: quy định cho phép ngân hàng đƣợc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm (Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2004); quy định cho phép ngân hàng làm đại lý tổ chức cho doanh nghiệp bảo hiểm (Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hƣớng dẫn thi hành). Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp bảo hiểm cũng nhƣ

các ngân hàng trong việc phát triển hoạt động Bancassurance một cách chính quy, chuyên nghiệp.

Về các quy định cần bổ sung, ngoài các quy định đề cập tới tại các mục khác ở chƣơng 3 nhƣ quy định về số lƣợng doanh nghiệp bảo hiểm mà một ngân hàng đƣợc liên kết, quy định về việc bảo vệ dữ liệu đặc biệt là dữ liệu về khách hàng, về bảo mật thông tin, đề tài đề xuất tới các nhà làm luật những điểm dƣới đây.

Một là, bổ sung quy định cơ chế chi trả hoa hồng riêng cho đại lý bảo hiểm tổ chức.

Cần phải bổ sung quy định cơ chế chi trả hoa hồng riêng cho hoạt động Bancassurance, chi tiết đối với từng loại hình sản phẩm bảo hiểm cá nhân và bảo hiểm nhóm mà quy định pháp luật cho phép triển khai của kênh phân phối này. Tỷ lệ hoa hồng của kênh phân phối này cần hấp dẫn hơn so với tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm hiện tại quy định đối với đội ngũ đại lý và môi giới bảo hiểm.

Hai là, bổ sung quy định về chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm đối với đội ngũ bán hàng của kênh Bancassurance.

Quy định hiện hành chỉ đƣa ra chƣơng trình đào tạo đối với các đại lý cá nhân. Còn đối với đại lý tổ chức chỉ quy định "các nhân viên tham gia trực tiếp vào hoạt động bán bảo hiểm của đại lý tổ chức phải đƣợc đào tạo và cấp chứng chỉ" nhƣng lại không có quy định về chƣơng trình đào tạo đối với lực lƣợng bán hàng này. Vì vậy, cần phải có quy định riêng về chƣơng trình đào tạo đối với các nhân viên ngân hàng - là nhân viên của đại lý tổ chức.

Ngoài ra, các nhà làm luật cũng cần ban hành quy định về cơ chế chia sẻ thông tin giữa ngân hàng và doanh nghiệp, chế độ báo cáo... nhằm bảo vệ

thông tin của khách hàng tham gia bảo hiểm và kịp thời có biện pháp quản lý giám sát hiệu quả đối với hoạt động này.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình Bancassurance vào thị trường bảo hiểm Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)