Tổng quan về thị trường hàng may mặc EU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 26 - 27)

1.2. THỊ TRƯỜNG EU ĐỐI VỚI HÀNG MAY MẶC NHẬP KHẨU

1.2.1. Tổng quan về thị trường hàng may mặc EU

Hàng năm, EU có kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc rất lớn trên thế giới, nguồn hàng nhập khẩu chủ yếu từ các quốc gia Châu Á, nơi đang có lợi thế cạnh tranh mạnh về giá nhân công, mức độ khéo léo trong những sản phẩm quần áo đòi hỏi có những chi tiết, hoạ tiết thủ công như thêu, ren, móc, ... Các quốc gia trong khối EU cũng tham gia sản xuất và cung cấp cho thị trường nội địa nhưng với quy mô nhỏ và ngày càng bị thu hẹp do không thể cạnh tranh với hàng may mặc giá rẻ nhập khẩu từ các quốc gia Châu Á. Mặt khác, các doanh nghiệp của EU thường tập trung vào sản xuất những hàng may mặc cao cấp có số lượng ít, thương hiệu nổi tiếng. EU còn được biết đến là nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn trên thế giới, thông qua việc đặt gia công

từ các quốc gia có chi phí sản xuất thấp, sau đó dán nhãn các thương hiệu nổi tiếng và xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Năm 2007, EU là thị trường lớn thứ 2 đối với xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sau thị trường Mỹ với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt 19.74%, đây là thị trường đã mang lại khơng ít cơ hội cho các nhà xuất khẩu hàng may mặc trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời cũng cho thấy mức độ cạnh tranh rất khắc nghiệt trên thị trường này. Sự mở rộng thị trường và thị phần hàng may mặc của các quốc gia xuất khẩu trên thị trường EU phụ thuộc nhiều vào khả năng cạnh tranh của hàng may mặc quốc gia đó. Những yếu tố thể hiện khả năng cạnh tranh đó là: kim ngạch xuất khẩu, thị phần, thương hiệu, chất lượng, mức độ hấp dẫn, giá cả.

Bên cạnh đó, EU áp dụng chính sách hải quan thống nhất giữa các quốc gia, nghĩa là hàng may mặc nhập khẩu chỉ cần thông quan tại bất kỳ một cửa khẩu tại một quốc gia nào thuộc EU là có thể đưa tới mọi địa điểm tiêu thụ trong các quốc gia khác thuộc EU mà khơng gặp trở ngại nào. Nhưng cũng có sự khác biệt là thuế suất giá trị gia tăng giữa các quốc gia khơng đồng nhất, có quốc gia áp thuế suất giá trị gia tăng cao nhưng có quốc gia áp thuế giá trị gia tăng thấp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 26 - 27)