Nâng cao chất lượng hàng may mặc xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 79 - 82)

3.2.1 .Giải pháp phát triển thị trường EU cho hàng may mặc

3.2.3.1. Nâng cao chất lượng hàng may mặc xuất khẩu

Nâng cao chất lượng hàng may mặc Việt Nam theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp đạt chứng chỉ quản lý chất lượng ISO 9000, chứng chỉ về môi trường ISO 14000 và chứng chỉ trách nhiệm xã hội SA 8000. Trong quá trình sản xuất và xuất khẩu, mọi công đoạn thực hiện theo những quy định và được giám sát chặt chẽ theo những tiêu chuẩn thống nhất, hạn chế thấp nhất những sản phẩm lỗi và loại bỏ ngay nhờ hệ thống giám sát ở các công đoạn trong sản xuất và xuất khẩu. Các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế sẽ trở thành một tiêu chí đánh giá gián tiếp chất lượng hàng may mặc, đồng thời là một phương tiện nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU. Hàng may mặc Việt Nam nên từng bước tiến tới thoả mãn các yêu cầu đối với những tiêu chuẩn này, vừa nâng cao chất lượng hàng may mặc xuất khẩu, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, là điều kiện để phát triển thương hiệu hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU. Bên cạnh đó, để đánh giá và kiểm soát chất lượng hàng may mặc, EU đang áp dụng chính sách kiểm sốt ngặt nghèo dư lượng kim loại nặng và dư lượng hố chất có trong hàng may mặc, yếu tố này cũng là một trong những điều kiện về chất lượng hàng may mặc. Các doanh nghiệp có điều kiện về tài chính nên nghiên cứu và thực hiện các tiêu chuẩn nhãn hiệu sinh thái của EU, các sản phẩm may mặc xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU sớm được dán nhãn hiệu sinh thái.

Như đã nêu trong mục 2.3.3.1 (Chương 2), để giải quyết được tình trạng ơ nhiễm mơi trường, đòi hỏi trước tiên vẫn là ý thức của nhà sản xuất trong việc thực

hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh xanh sạch trong sản xuất. Các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu cần rà soát một cách kỹ lưỡng, cẩn thận những hóa chất, chất phụ trợ, thuốc nhuộm đang sử dụng (bao gồm cả hàng nhập khẩu và sản xuất trong nước), phải biết rõ nguồn gốc, xuất xứ của chúng và cần có “hồ sơ” của từng loại hóa chất, chất trợ, từng mẫu thuốc nhuộm. Đó là “Phiếu các số liệu an tồn” (safety data sheets) mà các hãng sản xuất hóa chất, thuốc nhuộm đều có. Thay thế vào đó là những hóa chất , chất phụ trợ thân thiện với môi trường, các thuốc nhuộm biết rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng tốt, loại mới, khơng độc hại và ít ơ nhiễm mơi trường. Song song với hóa chất, chất phụ trợ, thuốc nhuộm (dùng cả trong nhuộm và in hoa) là cơng nghệ áp dụng và máy móc thiết bị tương ứng. Mặc dù, trong một vài năm gần đây, trong chiến lược tăng tốc, nâng cao chất lượng hàng dệt may, tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, ngành dệt may nước ta đã chú trọng đáng kể đầu tư vào khâu nhuộm-hoàn tất. Nhiều loại máy móc, thiết bị tốt, mới, hiện đại đã được đầu tư có chiều sâu, như các máy văng sấy Monforts, máy nhuộm liên tục Monforts ở Công ty Dệt Việt Thắng; các máy in lưới quay Stork, máy in lưới phẳng Buser ở hai Công ty Dệt May Thắng Lợi và Dệt 8/3; các máy nhuộm khí động lực” (Air-Jet) do được chế tạo ở Dệt kim Đông Xuân và Dệt 8/3; máy làm bóng trục mới của Cơng ty Dệt Nam Định, hệ thống máy xử lý trước - xử lý hồn tất vải pha len của Cơng ty Dệt lụa Nam Định và Cơng ty 28 (Bộ Quốc phịng)... Song nhìn một cách tổng thể, phần lớn ngành nhuộm-in hoa-xử lý hoàn tất của các sản phẩm dệt may Việt Nam vẫn cịn đang áp dụng các cơng nghệ và máy móc thiết bị cũ, lạc hậu, theo lối thủ cơng -“truyền thống”. Do đó, năng suất chưa cao, chất lượng chưa thật tốt và sử dụng nhiều hóa chất, thuốc nhuộm, tốn nhiều nước và năng lượng, giá thành cao đã làm giảm tính cạnh tranh trên thương trường. Đồng thời, còn để lại hậu quả là lượng nước thải nhiều và bị ô nhiễm nặng nề đến môi trường, gây rất tốn kém về tiền của khi phải xử lý nước thải.

Để phát triển bền vững, tăng trưởng mạnh, tạo sức mạnh cạnh tranh với các nước xuất khẩu hàng dệt may trên thị trường rộng lớn và “khó tính” như EU, đã đến

lúc ngành dệt may Việt Nam cần chuyển mạnh từ các công nghệ và thiết bị truyền thống sang loại hình sản xuất “thân thiện với mơi trường”, sản xuất sạch hơn, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao các hóa chất – chất phụ trợ, thuốc nhuộm, hơi, điện, nước với các máy móc thiết bị phù hợp, nhất là các loại mới tiên tiến, hiện đại...

Ngồi ra, các vấn đề tiêu chuẩn hàng hóa và môi trường cũng cần được ưu tiên lên hàng đầu trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh không chỉ của doanh nghiệp mà phải phát động ra toàn ngành, trong tất cả các cơng đoạn của q trình sản xuất. Căn cứ vào các tiêu chuẩn và các yêu cầu sinh thái của hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường EU, ngành Dệt May Việt Nam cần xây dựng ngay những tiêu chuẩn cấp nhà nước, cấp Bộ, cấp ngành để làm cơ sở phấn đấu cho các doanh nghiệp xuất khẩu, để nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của hàng hóa. Những tiêu chuẩn như thế sẽ tạo ra những sức ép “bên trong” nhằm tạo ra các sản phẩm “xanh” phù hợp. Việc làm này, nước láng giềng Trung Quốc bắt đầu đặc biệt quan tâm đến đầu tư chuyển hướng sản xuất gắn với bảo vệ môi trường sau hàng loạt các đơn hàng bị từ chối và phải bồi thường gây tốn kém. Bắt đầu từ năm 2003, Trung Quốc thực hiện Tiêu chuẩn quốc gia mới GB18401-2001 đối với Formaldehyde thoát ra từ các sản phẩm dệt-may chính thức có hiệu lực thi hành. Tiêu chuẩn này quy định các giới hạn Formaldehyde phân giải như sau: 20mg/kg đối với những sản phẩm dùng cho trẻ sơ sinh (dưới 24 tháng); 75mg/kg cho các sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da và 300mg/kg đối với sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da và dùng trong nhà. Các mức trong tiêu chuẩn này hoàn toàn đồng nhất với các ngưỡng giới hạn Formaldehyde của “nhãn sinh thái” Oeko-Tex standard 100 nổi tiếng ở châu Âu và một số nước phát triển, Trung Quốc đã xây dựng bộ tiêu chuẩn “nhãn xanh” (standard for green labelling) từ năm 2001, đồng thời lập tổng sơ đồ quốc gia thực hiện tiêu chuẩn, quản lý và giám sát thực hiện, tiêu chuẩn này đã hoàn thành trong năm 2004.

Đối với ngành Dệt May Việt Nam, cho đến nay vấn đề này vẫn còn coi nhẹ, các doanh nghiệp vẫn còn thờ ơ với các tiêu chuẩn mà đối tác nhập khẩu đặt ra. Vấn đề

chất thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và người tiêu dùng dường như không phải là công việc của các nhà sản xuất mà là của cơ quan mơi trường. Theo phân tích của các chuyên gia, nhiều chất thải hóa học độc hại ngành Dệt- Nhuộm thải ra môi trường loại nước thải có những đặc tính riêng mà trong tiêu chuẩn về nước thải cơng nghiệp nói chung nước ta khơng đề cập đến...

Chính vì vậy, việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn quốc gia về nước thải ngành Dệt-Nhuộm với những chỉ tiêu ô nhiễm phù hợp, khả thi là hết sức cần thiết. Với những tiêu chuẩn như vậy cùng với các chế tài về thu phí nước thải, đồng thời có biện pháp giám sát, kiểm tra thường xuyên thì sẽ bảo vệ được mơi trường sống, đồng thời góp phần vào việc phát triển sản xuất ổn định, bền vững trong ngành Dệt - May khơng chỉ trong nước mà cịn mở rộng ra các thị trường lớn, khó tính khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)