Những giải pháp ngành may mặcViệt Nam đã sử dụng để nâng cao khả năng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 56 - 58)

2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH XUẤT KHẨU

2.3.2. Những giải pháp ngành may mặcViệt Nam đã sử dụng để nâng cao khả năng

năng cạnh tranh trên thị trường EU.

Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam đã có rất nhiều giải pháp hiệu quả nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng. Tất cả những giải pháp đó khơng những tạo điều kiện cho hàng may mặc Việt Nam có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế mà còn giúp cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam khẳng định được vai

trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đóng góp một phần khơng nhỏ cho sự tăng kinh tế của Việt Nam. Những giải pháp cụ thể đó là:

2.3.2.1.Giải pháp nâng cao chất lượng hàng may mặc bằng đầu tư máy móc, cơng nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại.

Giải pháp này khuyến khích các doanh nghiệp nhanh chóng đổi mới máy móc thiết bị và cơng nghệ sản xuất, xem yếu tố công nghệ là yếu tố quyết định tới chất lượng hàng may mặc xuất khẩu, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh. Trong nhiều năm trở lại đây, ngành dệt may đã đổi mới được 95% máy móc thiết bị, 30% máy móc hiện đại trong tổng số máy móc của tồn ngành.

Hình 2.1: Mức độ đồng bộ của dây chuyền công nghệ trong doanh nghiệp dệt

may Việt Nam.

Công nghệ dệt Công nghệ may mặc

(Nguồn: Báo cáo khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp Việt Nam, Dự án VIE/01/025, CIEM-UNDP)

Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy việc đổi mới công nghệ xuất pháp từ yêu cầu cấp thiết trong nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng may mặc xuất khẩu trên thị trường EU mà không phải xuất phát từ chiến lược dài hạn. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương phối hợp với UNDP về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Dệt – May Việt Nam, có 52% các doanh nghiệp đổi mới máy móc thiết bị theo kiểu bắt chước, thiết kế lại của nước ngoài; 56% các doanh nghiệp đổi mới công nghệ bằng cách nhập trực tiếp từ nước ngồi. Trong khi đó, mối

Thấp, 10% C ao, 20% Trung bình, 70% Thấp, 0% C ao, 29% Trung bì nh, 71%

liên hệ giữa các doanh nghiệp với các cơ quan nghiên cứu khoa học là rất hạn chế, chỉ có khoảng 31% doanh nghiệp có liên hệ với các cơ quan nghiên cứu khoa học trong nước, 8% hợp tác với các cơ quan nghiên cứu nước ngoài và chỉ khoảng 5% doanh nghiệp có thuê tư vấn để đổi mới cơng nghệ. Như vậy, mặc dù tích cực trong đổi mới công nghệ nhưng các doanh nghiệp trong ngành Dệt – May vẫn chưa tìm ra được giải pháp mang tính chiến lược dài hạn. Đây cũng là nguyên nhân làm cho hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU cịn thiếu tính ổn định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)