Vai trò của thị trường EU đối với hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 30 - 33)

1.2. THỊ TRƯỜNG EU ĐỐI VỚI HÀNG MAY MẶC NHẬP KHẨU

1.2.3. Vai trò của thị trường EU đối với hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam

1.2.3.1. Vai trò của thị trường EU đối với hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam

Là thị trường lớn thứ hai sau Mỹ, EU luôn được coi là thị trường tiềm năng và truyền thống của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU, hàng dệt may có kim ngạch đứng thứ hai sau giày dép.

Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU

(ĐVT: triệu USD)

2003 2004 2005 2006 2007

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU

537.1 760.0 882.8 1,245 1,490

(Nguồn: Bộ Thương mại)

Đặc điểm của khu vực thị trường EU là thị trường có mức sống và nhu cầu hàng dệt may rất đa dạng từ hàng có phẩm cấp thấp đến hàng có chất lượng cao phù hợp năng lực sản xuất nhiều thành phần của Việt Nam. Chính vì vậy, thị trường EU có vai trị rất lớn đối với hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam:

Thứ nhất, thị trường EU có dung lượng lớn và ổn định. Kể từ ngày 01/01/2007,

EU đã bao gồm 27 thành viên với gần 4 triệu km2 và 456 triệu dân có thu nhập cao. GDP gần 11.000 tỷ USD chiếm 27% GDP thế giới. Tổng ngạch ngoại thương gần 1.400 tỷ USD chiếm gần 20% thương mại toàn cầu. Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam có khả năng tiếp tục tăng trưởng do từ 11/ 01/ 2007, dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường 149 nước thành viên WTO không phải chịu hạn ngạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong chiến lược và kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thứ hai, thị trường EU ln địi hỏi những thay đổi về chất lượng hàng may mặc.

Sự khắt khe của thị trường EU thực chất là những yêu cầu cao đối với hàng may mặc nhập khẩu từ phía người tiêu dùng EU. Những yêu cầu về chất lượng sản phẩm khơng chỉ ở khía cạnh chất lượng chuẩn mực như độ bền, an toàn, dễ dàng sử dụng mà còn yêu cầu lớn hơn về chất lượng vượt trội. Đó là những yếu tố về hình thức, kiểu dáng, mẫu mã, tính hiện đại và thời trang, sự đa dạng và đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội.

Thứ ba, thị trường EU tạo điều kiện cho hàng may mặc Việt Nam sang thị trường

xung quanh. EU không chỉ là một trong những nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới mà cịn

triển trong đó có Việt Nam theo hình thức gia cơng hoặc đặt hàng trực tiếp, sau đó đưa vào các kênh bán lẻ khắp Châu Âu hoặc bán trực tiếp sang thị trường các nước khác dưới thương hiệu của các nhà bán lẻ, thương hiệu của các nhà nhập khẩu có uy tín trên thị trường EU.

1.2.3.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU

a. Tăng kim ngạch và thị phần hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU

Trong những năm gần đây, kim ngạch và thị phần của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU tăng giảm không ổn định. Việc giảm sút kim ngạch và thị phần đều do nguyên nhân chính là khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam chưa cao so với hàng may mặc của các đối thủ cạnh tranh khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca, … Mặt khác, những giá trị của hàng may mặc Việt Nam mang lại cho khách hàng như tính thẩm mỹ, tính thời trang, vẻ sang trọng, sự tiện dụng và kinh tế và thời gian giới thiệu sản phẩm ra thị trường là những yếu tố quan trọng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Đây là sự thay đổi về chất trong kim ngạch chứ không phải thay đổi về lượng, đồng thời khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường nhờ uy tín của hàng may mặc Việt Nam tăng lên, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng EU. Sự thay đổi này giữ một vai trò rất quan trọng trong cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU.

b. Cải thiện hình ảnh hàng may mặc Việt Nam.

Hàng may mặc Việt Nam hiện chỉ ở vị trí khơng q nổi bật trong quyết định mua sắm của khách hàng EU, nhiều khách hàng EU còn nhầm lẫn hàng may mặc Việt Nam với hàng may mặc của Trung Quốc, lý do bởi bên cạnh một số sản phẩm có chất lượng cao, cịn nhiều sản phẩm may mặc Việt Nam chưa chứng minh được đây là hàng chất lượng cao. Hàng may mặcViệt Nam bị lấn áp trước khả năng cạnh tranh của nhiều đối thủ trên thị trường EU về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, giá cả, sự khác biệt, thương hiệu sản phẩm. Những yếu tố này nếu được khai thác hiệu quả sẽ làm khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam tăng lên rất nhiều và sẽ làm thay đổi hình ảnh hàng

may mặc Việt Nam trong tâm trí khách hàng, tác động mạnh tới quyết định mua sắm hàng may mặc sau này của khách hàng EU.

c. Khai thác tốt lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh.

Hàng may mặc có nhiều lợi thế so sánh so nhiều hàng hoá xuất khẩu khác của Việt Nam trên thị trường EU như hàng thuỷ sản, điện tử, đồ gỗ, … Trong nhiều năm, hàng may mặc xuất khẩu trên thị trường này đã chứng tỏ vị thế quan trọng trong xuất khẩu, đóng góp đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU. Hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam trở thành một trong những mặt hàng chủ lực trong các mặt hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh so với các hàng hoá xuất khẩu trên thị trường EU. Hàng may mặc vẫn có khả năng cạnh tranh hơn và khả năng phát triển về kim ngạch và thị phần xuất khẩu. Việc chọn hàng may mặc nhằm chuyển các nguồn lực của những hàng hố khơng có hoặc ít lợi thế so sánh hơn, tập trung cho hàng may mặc để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường EU là điều rất quan trọng và có tính chiến lược đối với phát triển ngành công nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)