Tự do hoá thương mại và cạnh tranh bình đẳng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 27)

1.2. THỊ TRƯỜNG EU ĐỐI VỚI HÀNG MAY MẶC NHẬP KHẨU

1.2.2.1. Tự do hoá thương mại và cạnh tranh bình đẳng

EU ln ủng hộ tích cực tự do hố thương mại và cạnh tranh bình đẳng, trong khi đó chính sách thương mại của EU lại bị các quốc gia khác phản đối vì có nhiều biện pháp bảo hộ. Hàng hoá nhập khẩu vào thị trường EU phải vượt qua nhiều rào cản thuế quan và phi thuế quan. Với các quốc gia đang phát triển, các doanh nghiệp có máy móc thiết bị lạc hậu, sản phẩm có chất lượng chưa cao, gây ơ nhiễm môi trường chỉ nhờ vào những ưu đãi thương mại mà EU dành cho mới có thể xuất khẩu được vào thị trường này. Hiện nay, chính sách thương mại của EU đối với hàng may mặc nhập khẩu dựa vào các điều khoản của WTO. Mục đích của tổ chức này là tiếp tục thúc đẩy tự do hoá thương mại, thuế và các hàng rào thương mại được cắt giảm và loại bỏ. Chính vì vậy,

từ ngày 01/01/2005, chế độ hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng dệt may giữa các thành viên của WTO được xoá bỏ.

Trong xu thế chung, EU đang điều chỉnh chính sách thương mại cho phù hợp như hạ thấp hàng rào thuế quan, bỏ một phần rào cản phi thuế quan. Một việc rất thiện chí đối với Việt Nam là vào tháng 05/2000, EU đã coi nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Điều này cho phép đưa Việt Nam lên ngang hàng với các quốc gia có nền kinh tế thị trường trong việc điều tra và thi hành các biện pháp chống bán phá giá. Từ ngày 01/01/2005, EU cho phép bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu hàng may mặc đối với Việt Nam, dù Việt Nam chưa là thành viên chính thức của WTO.

1.2.2.2. Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập

Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP) được thiết lập năm 1971 với mục tiêu thúc đẩy phát triển thông qua thương mại. Hệ thống này mang đến cho các nước đang phát triển sự ưu đãi thuế quan đơn phương (ví dụ: thấp hơn mức thuế suất Tối Huệ Quốc (MFN) 3.5 điểm) và cơ chế miễn trừ thuế/ hạn ngạch cho những nước chậm phát triển. Những lợi thế này nhằm giúp các nước có thể đáp ứng được mục tiêu kép của quy chế như: (i) đẩy mạnh xuất khẩu, và (ii) khuyến khích đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu để đạt được sự ổn định kinh tế tốt hơn.

Thứ nhất, nếu kim ngạch xuất khẩu một hàng hóa được hưởng GSP (ví dụ: hàng

dệt may) từ một nước mà chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đó từ tất cả các nước được hưởng GSP (khi tiếp cận một thị trường) thì ngành đó được coi là rất cạnh tranh và không cần cơ chế ưu đãi nữa – tình trạng như vậy được gọi là “tốt

nghiệp” hệ thống GSP.

Thứ hai, để khuyến khích đa dạng hóa đồng thời không trừng phạt việc phụ

thuộc nặng nề (của nền kinh tế vào một mặt hàng xuất khẩu duy nhất), cơ chế GSP của EU quy định rằng các ngành đạt tới ngưỡng 15% sẽ tiếp tục được hưởng GSP nếu các ngành đó chiếm ít nhất 50% tổng số kim ngạch xuất khẩu của tất cả các hàng hóa nằm trong GSP từ một nước đang được xem xét.

Theo các quy định WTO, hệ thống GSP phải khách quan, minh bạch và được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử với tất cả các nước đang phát triển. Cơ quan Giải quyết Tranh chấp WTO gần đây đã xác nhận rằng không một trường hợp ngoại lệ nào có thể chỉ dành cho một nước. Từ năm 2001, EU đã thiết lập một bộ quy chế kép để xác định xem liệu một nước có được hưởng thuế quan GSP hay khơng.

Việc Liên minh Châu Âu (EU) xem xét lại biểu thuế nhập khẩu dành cho các nước nghèo nhất: EU thừa nhận những thành tựu của Việt Nam về khả năng cạnh tranh và đa dạng hóa xuất khẩu thơng qua giảm bớt Ưu đãi Thuế quan Phổ cập một phần - EU cam kết tiếp tục ủng hộ thương mại Việt Nam.

Dựa trên số liệu năm 2004-2006 (số liệu GSP), EU đã tiến hành rà sóat cơ chế GSP và ngày 11/06/2008, Hội Đồng châu Âu đã phê duyệt quy chế GSP mới cho giai đoạn 2009-2011. Bao gồm tất cả các nước và dựa trên cơ sở nguồn số liệu thống kê có thể so sánh do Eurostat cung cấp, việc xét duyệt này đã công nhận thành công của những chính sách đa dạng hóa xuất khẩu vào thị trường EU mà chính phủ Việt Nam đã cơng bố rộng rãi. Ví dụ, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam nằm trong GSP đã tăng lên 4,20% giữa năm 2004-2006.

1.2.2.3. Thuế nhập khẩu vào thị trường EU

EU là một thị trường thống nhất với những điều khoản về thuế quan được áp dụng như ở bất kỳ một cửa khẩu nào của EU. Khi hàng hoá đã vào biên giới EU không phải làm bất kỳ một thủ tục hải quan quan nào nữa, hàng hoá được tự do lưu chuyển từ các quốc gia thành viên với nhau mà không gặp trở ngại.

Các mức thuế hải quan của EU dựa trên mã số hải quan thống nhất của WTO. Nhìn chung, các mức thuế khơng cao, ngoại trừ các hàng hoá nhạy cảm cao (như hàng dệt may) thì có mức thuế cao hơn do việc bảo hộ sản xuất hàng may mặc trong các quốc gia thành viên EU. Hàng may mặc xuất khẩu từ các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển có thể được miễn thuế nhập khẩu hoặc giảm thuế nhập khẩu.

1.2.2.4. Thuế chống bán phá giá

Thuế chống bán phá giá là các mức thuế được áp dụng cho hàng nhập khẩu khi những hàng hoá này bán tại thị trường EU với mức giá thấp hơn giá tại thị trường nơi xuất xứ. Thông thường, các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam có những lợi thế về nhân công và một số yếu tố đầu vào khác rẻ hơn nên hàng may mặc có giá bán thấp hơn hàng may mặc của EU. Vì bảo hộ sản xuất trong nước, cho nên các doanh nghiệp bán giá thấp dễ bị các doanh nghiệp EU kiện vì bán phá giá.

Với mơi trường kinh doanh theo hướng tự do hố thương mại và bình đẳng trong cạnh tranh, chiến lược giá thấp của hàng may mặc Việt Nam không phải là một chiến lược tối ưu do dễ bị bán phá giá bởi các Hiệp hội Dệt – May của các quốc gia thành viên trong EU. Vì vậy, hàng may mặc Việt Nam cần có chiến lược cạnh tranh phù hợp, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc trên thị trường EU.

1.2.2.5. Thuế giá trị gia tăng

Tất cả các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường EU đều phải chịu thuế giá trị gia tăng và thuế giá trị gia tăng được dùng phổ biến ở các quốc gia trong EU (Phụ lục 1.4). Các quốc gia thành viên trong EU có các mức thuế giá trị gia tăng khác nhau, không thống nhất, mức thuế giá trị gia tăng của một mặt hàng nhất định có thể thay đổi ở mỗi quốc gia thành viên của EU và có thể phân chia thành sản phẩm dành cho người lớn hoặc trẻ em (Phụ lục 1.5). Đây là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam nên quan tâm trước khi xuất khẩu vào thị trường nào, doanh nghiệp cần xem xét thuế suất tại thị trường đó mới ra quyết định.

1.2.3. Vai trị của thị trường EU đối với hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam

1.2.3.1. Vai trò của thị trường EU đối với hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam

Là thị trường lớn thứ hai sau Mỹ, EU luôn được coi là thị trường tiềm năng và truyền thống của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU, hàng dệt may có kim ngạch đứng thứ hai sau giày dép.

Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU

(ĐVT: triệu USD)

2003 2004 2005 2006 2007

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU

537.1 760.0 882.8 1,245 1,490

(Nguồn: Bộ Thương mại)

Đặc điểm của khu vực thị trường EU là thị trường có mức sống và nhu cầu hàng dệt may rất đa dạng từ hàng có phẩm cấp thấp đến hàng có chất lượng cao phù hợp năng lực sản xuất nhiều thành phần của Việt Nam. Chính vì vậy, thị trường EU có vai trị rất lớn đối với hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam:

Thứ nhất, thị trường EU có dung lượng lớn và ổn định. Kể từ ngày 01/01/2007,

EU đã bao gồm 27 thành viên với gần 4 triệu km2 và 456 triệu dân có thu nhập cao. GDP gần 11.000 tỷ USD chiếm 27% GDP thế giới. Tổng ngạch ngoại thương gần 1.400 tỷ USD chiếm gần 20% thương mại toàn cầu. Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam có khả năng tiếp tục tăng trưởng do từ 11/ 01/ 2007, dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường 149 nước thành viên WTO không phải chịu hạn ngạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong chiến lược và kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thứ hai, thị trường EU ln địi hỏi những thay đổi về chất lượng hàng may mặc.

Sự khắt khe của thị trường EU thực chất là những yêu cầu cao đối với hàng may mặc nhập khẩu từ phía người tiêu dùng EU. Những yêu cầu về chất lượng sản phẩm khơng chỉ ở khía cạnh chất lượng chuẩn mực như độ bền, an toàn, dễ dàng sử dụng mà còn yêu cầu lớn hơn về chất lượng vượt trội. Đó là những yếu tố về hình thức, kiểu dáng, mẫu mã, tính hiện đại và thời trang, sự đa dạng và đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội.

Thứ ba, thị trường EU tạo điều kiện cho hàng may mặc Việt Nam sang thị trường

xung quanh. EU không chỉ là một trong những nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới mà cịn

triển trong đó có Việt Nam theo hình thức gia cơng hoặc đặt hàng trực tiếp, sau đó đưa vào các kênh bán lẻ khắp Châu Âu hoặc bán trực tiếp sang thị trường các nước khác dưới thương hiệu của các nhà bán lẻ, thương hiệu của các nhà nhập khẩu có uy tín trên thị trường EU.

1.2.3.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU

a. Tăng kim ngạch và thị phần hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU

Trong những năm gần đây, kim ngạch và thị phần của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU tăng giảm không ổn định. Việc giảm sút kim ngạch và thị phần đều do nguyên nhân chính là khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam chưa cao so với hàng may mặc của các đối thủ cạnh tranh khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca, … Mặt khác, những giá trị của hàng may mặc Việt Nam mang lại cho khách hàng như tính thẩm mỹ, tính thời trang, vẻ sang trọng, sự tiện dụng và kinh tế và thời gian giới thiệu sản phẩm ra thị trường là những yếu tố quan trọng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Đây là sự thay đổi về chất trong kim ngạch chứ không phải thay đổi về lượng, đồng thời khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường nhờ uy tín của hàng may mặc Việt Nam tăng lên, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng EU. Sự thay đổi này giữ một vai trò rất quan trọng trong cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU.

b. Cải thiện hình ảnh hàng may mặc Việt Nam.

Hàng may mặc Việt Nam hiện chỉ ở vị trí khơng q nổi bật trong quyết định mua sắm của khách hàng EU, nhiều khách hàng EU còn nhầm lẫn hàng may mặc Việt Nam với hàng may mặc của Trung Quốc, lý do bởi bên cạnh một số sản phẩm có chất lượng cao, còn nhiều sản phẩm may mặc Việt Nam chưa chứng minh được đây là hàng chất lượng cao. Hàng may mặcViệt Nam bị lấn áp trước khả năng cạnh tranh của nhiều đối thủ trên thị trường EU về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, giá cả, sự khác biệt, thương hiệu sản phẩm. Những yếu tố này nếu được khai thác hiệu quả sẽ làm khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam tăng lên rất nhiều và sẽ làm thay đổi hình ảnh hàng

may mặc Việt Nam trong tâm trí khách hàng, tác động mạnh tới quyết định mua sắm hàng may mặc sau này của khách hàng EU.

c. Khai thác tốt lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh.

Hàng may mặc có nhiều lợi thế so sánh so nhiều hàng hố xuất khẩu khác của Việt Nam trên thị trường EU như hàng thuỷ sản, điện tử, đồ gỗ, … Trong nhiều năm, hàng may mặc xuất khẩu trên thị trường này đã chứng tỏ vị thế quan trọng trong xuất khẩu, đóng góp đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU. Hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam trở thành một trong những mặt hàng chủ lực trong các mặt hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh so với các hàng hoá xuất khẩu trên thị trường EU. Hàng may mặc vẫn có khả năng cạnh tranh hơn và khả năng phát triển về kim ngạch và thị phần xuất khẩu. Việc chọn hàng may mặc nhằm chuyển các nguồn lực của những hàng hố khơng có hoặc ít lợi thế so sánh hơn, tập trung cho hàng may mặc để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường EU là điều rất quan trọng và có tính chiến lược đối với phát triển ngành công nghiệp Việt Nam.

1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

1.3.1. Qui mô, năng lực xuất khẩu hàng may mặc của các doanh nghiệp Việt Nam

Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của nước ta tăng mạnh nhờ số lượng cũng như quy mô xuất khẩu của các doanh nghiệp tăng mạnh. Theo số liệu thống kê năm 2007, tồn ngành cơng nghiệp dệt may nước ta có 2,390 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu (Phụ lục 1.6), tăng 85 doanh nghiệp so với năm 2006. Phần lớn, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp tăng mạnh so với năm 2006.

Mặc dù số lượng các doanh nghiệp tăng lên nhưng đa phần thuộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực sản xuất không cao (Phụ lục 1.7). Tuy nhiên, ngồi các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi cùng với một số ít doanh nghiệp tư nhân có tiềm lực về vốn đã tiến hành đổi mới và đầu tư thêm trang thiết bị và cải tiến cơng nghệ; cịn lại là năng lực sản xuất của hầu hết các doanh nghiệp còn rất nhiều hạn chế như thiếu vốn, thiếu công nghệ hoặc cơng nghệ lạc hậu. Vì thế,

các doanh nghiệp Việt Nam muốn tăng qui mô sản xuất, tăng năng lực xuất khẩu cũng gặp phải nhiều khó khăn.

1.3.2. Máy móc, thiết bị, cơng nghệ trong sản xuất hàng may mặc

Xét về công nghệ và máy móc thiết bị trong sản xuất ngành công nghiệp Việt Nam, mức độ đổi mới máy móc cơng nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mức độ chuyển giao công nghệ của Việt Nam thấp hơn nhiều các quốc gia khác, kể cả những quốc gia chậm phát triển như Srilanca, Pakistan, …

Về trình độ cơng nghệ, nếu như trình độ cơng nghệ của ngành may là khá tiên

tiến và có thể cạnh tranh được với một số nước khu vực thì trình độ cơng nghệ trong ngành dệt lại được đánh giá là chậm hơn các nước xung quanh khoảng 20 năm.

Tình hình đổi mới cơng nghệ: trong những năm gần đây, trước sức ép cạnh tranh

ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp dệt may đã đầu tư tiến hành các hoạt động đổi mới công nghệ, tuy nhiên việc đổi mới giữa ngành dệt và ngành may còn nhiều chênh lệch. Ngành may có tốc độ đổi mới cơng nghệ khá nhanh. Trong vòng mấy năm trở lại đây, ngành đã đổi mới được khoảng 95% máy móc thiết bị, trong đó, đã đưa được 30% máy chất lượng cao, tự động hố vào sản xuất. Trong khi đó, ngành dệt, tốc độ đổi mới rất chậm. Đến nay, ngành dệt mới đổi mới được khoảng 30 - 35%.

Đặc điểm nguồn cung cấp công nghệ trong nước cho ngành dệt may: các tổ

chức nghiên cứu trong nước chính là một nguồn cung cấp cơng nghệ cho công nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)