Đa dạng sử dụng kênh phân phối hàng may mặc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 77 - 78)

3.2.1 .Giải pháp phát triển thị trường EU cho hàng may mặc

3.2.2.1. Đa dạng sử dụng kênh phân phối hàng may mặc

Hiện nay hệ thống kênh phân phối hàng may mặc EU (Phụ lục 3.1) có xu hướng là các kênh phân phối ngắn với những tổ hợp thương mại bán lẻ, siêu thị bán lẻ lớn. Những tổ hợp thương mại, siêu thị lớn muốn ký những hợp đồng tiêu thụ sản phẩm trực tiếp với các nhà sản xuất hàng may mặc không qua các trung gian thương mại, làm giảm chi phí kinh doanh và rút ngắn thời gian giao hàng. Bên cạnh những hệ thống các tổ hợp thương mại, siêu thị lớn, EU có những trang gian thương mại khác như các nhà bán buôn nhập khẩu, sau đó bán cho các nhà bán lẻ, các đại lý bán hàng trong một khu vực địa lý, các nhà sản xuất hàng may mặc EU cũng nhập khẩu hàng may mặc về để bán, phần lớn những hàng may mặc nhập về do các nhà sản xuất đặt hàng từ các quốc gia thực hiện may gia cơng.

Các kênh bán lẻ có vai trị quan trọng trong hệ thống kênh phân phối hàng may mặc trên thị trường EU, kênh phân phối này ngoài hệ thống các cửa hàng, siêu thị khắp

các quốc gia trong EU cịn có các cửa hàng, siêu thị ở các quốc gia trên các châu lục. Qua đây, hàng may mặc Việt Nam có thể tiếp cận thêm với những nhà bán lẻ hoặc một vài nhà bán buôn nhập khẩu trên thị trường EU, hoặc tiếp cận với những đại lý bán hàng có những cửa hàng bán lẻ tiêu thụ khắp EU. Hàng may mặc Việt Nam hiện chỉ mới tiếp cận thị trường EU thông qua những hợp đồng nhập khẩu của các nhà sản xuất EU đặt may gia công hoặc qua những trung gian thương mại của Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, HongKong. Như vậy, hệ thống kênh phân phối hàng may mặc của Việt Nam rất hẹp, ảnh hưởng nhiều tới khả năng cạnh tranh. Hàng may mặc Việt Nam nên thay đổi cách thức tiếp cận các kênh phân phối cho phù hợp đối với xu thế phát triển trên thị trường EU, thực hiện đa dạng hoá các kênh phân phối hàng may mặc trên thị trường EU, chủ động tiếp cận với các nhà phân phối lớn. Nếu hàng may mặc Việt Nam được đưa vào những kênh phân phối này không chỉ phục vụ nhu cầu thị trường EU, còn phục vụ cho nhiều thị trường khác trong khu vực và trên thế giới thông qua hệ thống các cửa hàng, siêu thị của những kênh phân phối này. Điều quan trọng hơn là sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc Việt nam trên thị trường EU, khi các kênh phân phối được mở rộng, tạo ra sự ảnh hưởng nhất định đối với các đối thủ cạnh tranh và khách hàng EU.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)