1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HÀNG
1.3.2. Máy móc, thiết bị, công nghệ trong sản xuất hàng may mặc
Xét về công nghệ và máy móc thiết bị trong sản xuất ngành công nghiệp Việt Nam, mức độ đổi mới máy móc cơng nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mức độ chuyển giao công nghệ của Việt Nam thấp hơn nhiều các quốc gia khác, kể cả những quốc gia chậm phát triển như Srilanca, Pakistan, …
Về trình độ cơng nghệ, nếu như trình độ cơng nghệ của ngành may là khá tiên
tiến và có thể cạnh tranh được với một số nước khu vực thì trình độ cơng nghệ trong ngành dệt lại được đánh giá là chậm hơn các nước xung quanh khoảng 20 năm.
Tình hình đổi mới cơng nghệ: trong những năm gần đây, trước sức ép cạnh tranh
ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp dệt may đã đầu tư tiến hành các hoạt động đổi mới công nghệ, tuy nhiên việc đổi mới giữa ngành dệt và ngành may còn nhiều chênh lệch. Ngành may có tốc độ đổi mới cơng nghệ khá nhanh. Trong vòng mấy năm trở lại đây, ngành đã đổi mới được khoảng 95% máy móc thiết bị, trong đó, đã đưa được 30% máy chất lượng cao, tự động hố vào sản xuất. Trong khi đó, ngành dệt, tốc độ đổi mới rất chậm. Đến nay, ngành dệt mới đổi mới được khoảng 30 - 35%.
Đặc điểm nguồn cung cấp công nghệ trong nước cho ngành dệt may: các tổ
chức nghiên cứu trong nước chính là một nguồn cung cấp công nghệ cho công nghiệp dệt may thông qua các hoạt động nghiên cứu. Các loại hình cơng nghệ chính được cung cấp bao gồm các lĩnh vực công nghệ may mặc, công nghệ vật liệu may mặc, công nghệ thiết kế. Hiện nay ngành dệt may có 2 tổ chức nghiên cứu khoa học là (1) Viện công nghệ dệt sợi và (2) Viện mẫu thời trang. Ngồi ra, khoa cơng nghệ dệt Trường đại học Bách khoa Hà Nội cũng là một tổ chức cung cấp công nghệ cho công nghiệp dệt may.