Đa dạng hoá hàng may mặc xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 82 - 84)

3.2.1 .Giải pháp phát triển thị trường EU cho hàng may mặc

3.2.3.2. Đa dạng hoá hàng may mặc xuất khẩu

Trong nhiều năm qua, hàng may mặc Việt Nam có những thay đổi nhiều về kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu, chủng loại hàng như khi hàng may mặc của Việt Nam thay đổi được một phần, hàng may mặc của các đối thủ cạnh tranh đã thay đổi được nhiều phần về kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu, chủng loại hàng. Mặt hàng áo sơ mi, jacket, quần âu của Việt Nam chỉ thay đổi chút ít về mầu sắc cịn chất liệu vải, kiểu dáng thay đổi rất ít, các chủng loại hàng nhiều năm qua gần như không tăng lên. Cho nên, trong ngắn hạn từ 2-3 năm tới cần tập trung vào những mặt hàng như sơ mi, jacket, quần âu, quần áo dệt kim, quần áo thể thao tạo ra sự đa dạng theo hai hướng:

 Đa dạng hoá chất liệu sản phẩm nhờ vào ý tưởng thiết kế.

Để đa dạng hoá chất liệu sản phẩm cần dựa vào ý tưởng thiết kế của các nhà thiết kế thời trang. Các nhà thiết kế sẽ biết cách sử dụng chất liệu khác nhau cho những sản phẩm khác nhau, dù những chất liệu có thể trong nước sản xuất được hoặc phải nhập khẩu.

Chẳng hạn như, vải wellness (Phụ lục 3.2) chỉ mới xuất hiện trên thế giới từ vài năm nay. Mặc dù vậy, giới chun mơn dự đốn, loại vải này sẽ hớp hồn người tiêu

dùng do sự tiện ích mà nó mang lại cho con người. Năm 2005, một nhà kinh tế nổi tiếng thế giới là Paul Zane Pilzer đã tung ra dự báo, loại vải mới này sẽ làm mưa, làm gió trên thị trường thế giới. Paul cịn đoan chắc, với số liệu hẳn hoi, vải wellness sẽ tạo ra nền kỹ nghệ mới đạt doanh số hàng năm 200 tỉ USD và sẽ đạt đến 1.000 tỉ USD trong vòng 8-10 năm tới và loại vải này đang rất thịnh hành đặc biệt tại Châu Âu và là thời trang của những người sành điệu.

Ở Việt Nam, chỉ có một số sản phẩm wellness có giá thành tương đối rẻ đã được nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, đó chỉ là các sản phẩm đã thành công trên thương trường từ lâu, nhà sản xuất gần như đã khấu hao hoàn vốn đủ nên sản phẩm khá rẻ. Còn đối với các dòng sản phẩm mới như vải kháng vi khuẩn, khử mùi mồ hôi cơ thể, vải chống tia cực tím … thì giá rất đắt do nhập trực tiếp từ nước ngoài.

Nhằm tiếp cận với những ý tưởng thời trang cao cấp này, các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc nên xem xét việc sản xuất và tung ra thị trường các loại vải dạng này như vải kháng khuẩn, vải khử mùi mồ hôi cơ thể, … hay là những vải có chứa aloe

vera, vitamin E để chăm sóc cơ thể người mặc.

Đây là một cơ hội cho các nhà sản xuất trong nước. Doanh nghiệp trong nước cần phải nắm bắt xu hướng vải cao cấp này để ngày càng có nhiều những dịng sản phẩm cao cấp và đa dạng chủng loại với một giá cả cạnh tranh.

 Đa dạng hoá chủng loại sản phẩm.

Chủng loại sản phẩm của hàng may mặc Việt Nam vẫn còn nghèo nàn, trong khi nhu cầu sử dụng hàng may mặc trên thị trường EU rất đa dạng. Mỗi nhóm khách hàng đều có những yêu cầu khác nhau khi mua hàng may mặc với mục đích sử dụng khác nhau, theo nhu cầu của từng khoảng thời gian khác nhau. Nếu làm được như vậy, hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam mang tính chuyên nghiệp hơn, tạo sự thu hút hơn đối với khách hàng EU. Hướng đa dạng hoá sản phẩm, với nhiều chủng loại hàng may mặc theo thời gian và theo các bộ sưu tập rất phù hợp với cách thức giới thiệu những sản phẩm mà các trung tâm thời trang quốc tế lớn tại Pháp, Đức, Anh, Ý mang đến cho

khách hàng EU. Dần dần, hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam sẽ trở nên hoà nhập hơn với xu hướng thời trang thế giới, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Theo nhóm ngun liệu:

 Đối với áo khoác ngoài từ vải dệt thoi: tiếp tục phát triển theo nhóm nguyên liệu sợi cotton và sợi nhân tạo.

 Đối với nhóm quần tây, quần short từ vải dệt thoi: phát triển theo nhóm sợi cotton, denim và sợi tổng hợp.

 Đối với nhóm áo (áo nịt, áo dài tay, áo thun ngắn tay, áo thun thể thao, …): phát triển theo nhóm sợi cotton và sợi nhân tạo.

Theo mã số hàng hóa:

 Quần áo dệt thoi: HS6109, HS6110, HS6105, HS6104.

 Quần áo dệt kim: HS6204, HS6203, HS6202, HS6201, HS6205.

3.2.4. Giải pháp đăng ký và từng bước phát triển thương hiệu hàng may mặc của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường EU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường EU giai đoạn 2008 2010 (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)