Quá trình phát triển và các mốc son quan trọng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau hợp nhất đến năm 2020 (Trang 33 - 35)

Bảng 2 .20 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của 14 ngân hàng

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

2.1.1.2. Quá trình phát triển và các mốc son quan trọng

Từ năm 1992 – 2002: Trong 10 năm hoạt động, từ năm 1992 đến 2002, Ngân

hàng TMCP Quế Đô kinh doanh không hiệu quả, bộ máy quản trị điều hành ngày càng yếu kém, bế tắc. Đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nƣớc, một cuộc cải tổ ngân hàng đã đƣợc tiến hành.

Năm 2003: Ngày 08/04/2003, chính thức đổi tên thành ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB. Là năm đầu tiên có lãi sau hơn 12 năm thành lập.

Năm 2004: SCB có thay đổi lớn về nhân sự trong Hội đồng quản trị và Ban điều hành. Đây là bƣớc ngoặc bắt đầu cho một giai đoạn phát triển ổn định của SCB từ 2005.

Năm 2005: Đƣợc coi là năm bản lề của sự tồn tại và phát triển của SCB. Tổng

tài sản SCB đạt 4.031 tỷ đồng, đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc xếp loại A trong khối các Ngân hàng TMCP; nhận đƣợc hàng loạt giải thƣởng, danh hiệu về hoạt động, thƣơng hiệu, sản phẩm và đóng góp vào cộng đồng xã hội.

Năm 2006: Tiếp tục quá trình tăng trƣởng mạnh mẽ trong giai đoạn trƣớc, mạng lƣới hoạt động không ngừng đƣợc mở rộng và trải đều trên cả. SCB đạt kỷ lục Việt Nam về sự kiện “Ngân hàng TMCP đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi” cùng với giải thƣởng về thƣơng hiệu, sản phẩm và xã hội khác.

Năm 2007, 2008: SCB tiếp tục gặt hái đƣợc rất nhiều thành công trên cả phƣơng diện tài chính và phi tài chính. SCB tiếp tục là một trong top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về lợi nhuận, tổng tài sản và số lao động.

Năm 2009, 2010: SCB đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức trong thời

gian qua nhƣng với nỗ lực của toàn bộ tập thể nhân viên và đội ngũ lãnh đạo, ngân hàng đã nỗ lực vƣợt qua.

Năm 2011: Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHNN) chính thức cơng bố tiến trình thực hiện hợp nhất ba ngân hàng thƣơng mại: Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn (Saigon Commercial Bank, SCB), Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank, TNB) và Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank, FCB). Việc hợp nhất diễn ra trên cơ sở tự nguyện, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) đƣợc chỉ định làm đại diện cho phần vốn nhà nƣớc trong ba ngân hàng và tham gia tồn diện vào q trình hợp nhất. Sự kiện ba ngân hàng hợp nhất không những là một hoạt động nằm trong khuôn khổ của đề án tái cấu trúc này, mà còn đƣợc xem là phát súng đầu tiên về tái cấu trúc kinh tế, thể hiện quyết tâm chính sách từ phía Chính phủ.

Sau hợp nhất: Ngân hàng sau hợp nhất chính thức sử dụng tên là: Ngân hàng

Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn. Tên tiếng Anh: Saigon Commercial Bank. Tên thƣơng hiệu: SCB. Hoạt động tại hội sở chính số 927 Trần Hƣng Đạo, Quận 5, Tp. HCM . Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, Ngân hàng hợp nhất đã có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5 ngân hàng cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Cụ thể: Vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng, Tổng tài sản ngân hàng đã đạt khoảng 154.000 tỷ đồng, Nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng, kinh tế và dân cƣ của ngân hàng đạt hơn 110.000 tỷ đồng. Hiện hệ thống của ngân hàng tính trên tổng số lƣợng trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phịng

giao dịch, quỹ tiết kiệm, và điểm giao dịch ƣớc khoảng 231 đơn vị trên cả nƣớc giúp khách hàng giao dịch một cách thuận lợi và tiết kiệm nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau hợp nhất đến năm 2020 (Trang 33 - 35)