.4 Cơ cấu thị phần Huy động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau hợp nhất đến năm 2020 (Trang 46)

Đơn vị tính : %

Năm 2011 2012

NH Thƣơng mại Nhà nƣớc 43,6 43,4

NH Cổ phần 47,1 47,1

NH nƣớc ngoài và Liên doanh 7,6 7,2

Khác 1,7 2,3 (Nguồn NHNN VN) Bảng2.5- Cơ cấu thị phần Tín dụng Đơn vị tính: % Năm 2011 2012 NH Thƣơng mại Nhà nƣớc 51,3 51,8 NH Cổ phần 35,5 34,8

NH nƣớc ngoài và Liên doanh 8,6 8,5

Khác 4,6 4,9

(Nguồn NHNN VN)

Trên đây là diễn biến tình hình cạnh tranh chung của các đối thủ trong ngành ngân hàng, tuy nhiên do giới hạn về nguồn lực cũng nhƣ mong muốn có thể phân tích cụ thể nên các nội dung tiếp theo tác giả sẽ phân tích vị thế cạnh tranh của SCB với 13 ngân hàng TMCP có trụ sở chính đóng tại địa bàn Tp.HCM (gồm: Á Châu-ACB, Sài Gịn Thƣơng tín – STB, Xuất nhập khẩu – EIB, Đơng Á – EAB, Phƣơng Nam – PNB, Phát triển nhà – HDB, An Bình – ABB, Phƣơng Đông – OCB, Việt Á- VAB, Nam Việt – NVB, Sài Gịn Cơng Thƣơng- SGB, Bản Việt – BVB, Nam Á – NAB). Cơ sở chọn 13 ngân hàng là đối thủ cạnh tranh chính SCB vì: có cùng chung thị trƣờng mục tiêu (khai thác ở phân khúcTp.HCM); đặc tính và am hiểu về vùng miền; cùng chung loại hình kinh doanh; tƣơng đồng nhau về phƣơng thức cạnh tranh và loại hình dịch vụ cung cấp đến khách hàng. Các ngân hàng TMCP nhà nƣớc với vốn lớn, ƣu thế cho vay/huy động, danh tiếng và các ngân hàng nƣớc ngoài/liên doanh khác nhau về công nghệ và SPDV, đối tƣợng khách hàng mục tiêu nên luận văn không đƣa vào so sánh.

Đối với khách hàng doanh nghiệp tại SCB: nguy cơ sử dụng sản phẩm thay thế không cao lắm do đối tƣợng khách hàng này cần sự rõ ràng cũng nhƣ các chứng từ, hóa đơn trong các gói sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Nếu có phiền hà xảy ra trong q trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì đối tƣợng khách hàng này thƣờng chuyển sang sử dụng một ngân hàng khác vì những lý do trên thay vì tìm tới các dịch vụ ngoài ngân hàng. Thị trƣờng chứng khoán là một kênh huy động vốn có hiệu quả, tuy nhiên chỉ những doanh nghiệp đủ lớn và đạt các yêu cầu khắt khe mới có thể đƣợc niêm yết trên thị trƣờng này. Thậm chí đối với các doanh nghiệp đã niêm yết thì vẫn cần sử dụng dịch vụ ngân hàng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày. Ngồi ra cịn phải kể đến các dịch vụ cho thuê tài chính và khả năng các doanh nghiệp lớn có thể tự phát hành giấy ghi nợ và thƣơng phiếu. Tuy nhiên, trong tƣơng lai gần có thể thấy xác suất các sản phẩm này thay thế dịch vụ ngân hàng là không cao.

Đối với khách hàng cá nhân tại SCB: ngồi hình thức gửi tiết kiệm ở ngân hàng, cịn có khá nhiều lựa chọn khác nhƣ giữ ngoại tệ, đầu tƣ vào chứng khốn, các hình thức bảo hiểm, đầu tƣ vào kim loại quý (vàng, kim cƣơng…) hoặc đầu tƣ vào nhà đất. Đó là chƣa kể các hình thức khơng hợp pháp nhƣ “chơi hụi”, bởi vì khơng phải lúc nào lãi suất ngân hàng cũng hấp dẫn ngƣời tiêu dùng và đáp ứng các nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng.

Sự đe dọa từ các đối thủ mới gia nhập thị trƣờng

Sự hạn chế của luật pháp và nhà nước: Cuối năm 2008 chính phủ đã tạm ngừng

cấp phép cho ngân hàng mới và việc cấp phép cho ngân hàng 100% vốn nƣớc ngồi vẫn cịn khá dè dặt điều này thời gian qua giúp tạo nên rào cản cho các đối thủ muốn gia nhập ngành. Tuy nhiên gần đây theo cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam, ngày 15/12/2011 NHNN ra thông tƣ số 40/2011/TT-NHNN về việc cấp giấy phép và tổ chức hoạt động của NHTM, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi, văn phịng đại diện của TCTD nƣớc ngoài, tổ chức nƣớc ngồi khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Qua đó, khu vực tài chính ngân hàng là khu vực đƣợc mở cửa rất đáng kể cho các đối tác

nƣớc ngoài vào đầu tƣ kinh doanh. Đặc biệt là các ngân hàng có 100% vốn nƣớc ngoài và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, họ sẽ đƣợc huy động tiền gửi trong nƣớc mà khơng cịn bị giới hạn gì. Họ sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp trong nƣớc để cho vay. Với chính sách lựa chọn khách hàng cho vay chắc chắn, có thể các ngân hàng này sẽ đẩy khách hàng rủi ro về phía các ngân hàng trong nƣớc. Chính vì vậy SCB sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi mà các ngân hàng nƣớc ngoài và trong nƣớc thành lập trong thời gian tới.

Lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu SCB: thƣơng hiệu đƣợc sử

dụng nhƣ một rào cản đối với các đối thủ muốn gia nhập ngành.

Chi phí cố định cao và yêu cầu về vốn đầu tư: Việc SCB đầu tƣ vào công nghệ,

máy móc thiết bị, nền tảng cơ bản để phát triển dịch vụ bán lẻ cùng với các chi phí về hạ tầng, đi kèm cho việc đầu tƣ vào đây chiếm chi phí đáng kể cho các đối thủ mới muốn gia nhập ngành. Tuy nhiên điều này chỉ có ý nghĩa đối với các đối thủ là ngân hàng trong nƣớc mới gia nhập, cịn các ngân hàng nƣớc ngồi có tiềm lực là khơng có ý nghĩa.

Sức mạnh của nhà cung cấp

Quyền lực NHNN Việt Nam: Hệ thống NHTM nói chung và SCB nói riêng phụ

thuộc vào và bị tác động bởi các chính sách của NHNN thơng qua tỷ lệ sự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, chính sách tỷ giá…Ngồi ra do mức độ tập trung ngành, đặc điểm hàng hóa/dịch vụ, tính chun biệt hóa SPDV mà quyền lực lúc này nghiên về NHNN.

Quyền lực đại cổ đông: Quyền lực của nhà đầu tƣ sẽ tăng lên rất nhiều nếu nhƣ họ

nắm đa số cổ phần trong ngân hàng và sẽ có tác động nhất định đến chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng. Có một thực tế hiện nay là đa số các NHTM quyền lực tập trung vào một số ít cổ đơng lớn và SCB cũng khơng phải là ngoại lệ vì thế nên quyền lực thƣơng lƣợng thƣờng nghiên về phía đối tƣợng cổ đông nắm phần lớn cổ phần trong ngân hàng này.

Quyền lực nhà cung cấp thiết bị: Trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, nhà cung

cấp gây ra ảnh hƣởng đối với ngân hàng chủ yếu là nhà cung cấp công nghệ. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ của SCB cũng chịu tác động bởi sức ép từ các nhà cung cấp công nghệ. Nhƣng hiện nay, số lƣợng các nhà cung cấp cơng nghệ chủ yếu từ nƣớc ngồi và ngày càng phổ biến hơn nên điều này chƣa thực sự tạo ra một sức ép đặc biệt đối với ngân hàng SCB vì có nhiều sự lựa chọn nhà cung cấp công nghệ thời gian này. Do sự phát triển vƣợt bậc của công nghệ và xuất phát từ nhu cầu của khách hàng mà khả năng thay thế công nghệ là có thể xảy ra nếu SCB khơng muốn lạc hậu về công nghệ so với các ngân hàng khác. Hiện nay, SCB đang sử dụng hệ thống vận hành Corebanking Flexcube của Ấn Độ. Đây đƣợc coi là một trong những công nghệ hiện đại nhất tính đến hiện nay.

Sức mạnh của khách hàng

Một ngân hàng có nguồn vốn lớn thể hiện là ngân hàng có sức mạnh, có thể cung cấp tất cả các sản phẩm ngân hàng ra thị trƣờng. Hiện nay nguồn vốn của SCB có đƣợc là từ nguồn tiền gửi của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.

Những khách hàng cá nhân cung cấp cho ngân hàng những khoản vốn nhỏ, lẻ,

đây là những khoản tiền gửi tiết kiệm. Lƣợng vốn của khách hàng cá nhân thƣờng chiếm từ 80% - 90% tổng nguồn vốn huy động của SCB trong các năm qua. Trong số các khách hàng cá nhân này có những khách hàng có nguồn tiền rất lớn họ có khả năng trong việc đàm phán lãi suất và do vậy có thể yêu cầu mức với biểu lãi suất cao hơn thị trƣờng, chính sách chăm sóc đặc biệt hơn nếu khơng đáp ứng đƣợc họ dễ dàng chuyển sang gửi ở ngân hàng khác.

Minh chứng thấy rõ nhất là việc hợp nhất 3 ngân hàng Sài Gịn, Tín Nghĩa và Đệ Nhất thành Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) cuối năm 2011 đã khiến lƣợng tiền rút ra khỏi 3 ngân hàng này trƣớc ngày hợp nhất cao bất thƣờng. Nguyên nhân đƣợc cho là những băn khoăn về quyền lợi của ngƣời gửi tiền cá nhân tại ngân hàng cũ sẽ nhƣ thế nào tại ngân hàng hợp nhất, đã không đƣợc thông tin đầy đủ và kịp

thời. Chỉ đến khi đại diện SCB xuất hiện khẳng định, quyền lợi của khách gửi tiền tại SCB sẽ khơng có thay đổi gì so với hiện tại thì tình hình mới dần ổn định.

Đối với nhà cung cấp là các doanh nghiệp, tổ chức nguồn vốn cung cấp cho SCB

chiếm tỷ lệ từ 10% - 20% và đây thƣờng là nguồn vốn rẻ vì đa phần tham gia tiền gửi thanh toán hƣởng lãi suất không kỳ hạn nhƣng đi kèm với sử dụng nhiều các dịch vụ thanh tốn trong và ngồi nƣớc, dịch vụ chi lƣơng qua thẻ… đóng góp đáng kể vào nguồn phí dịch vụ cho SCB. Sự liên thông của mạng lƣới ngân hàng tự động, các sản phẩm dịch vụ cung cấp mang tính tƣơng tự nhau tạo điều kiện cho đối tƣợng khách hàng này dễ dàng chuyển đổi qua ngân hàng khác. Ví dụ năm 2012, công ty Liên Thành và Thời Đại Mới là hai công ty sử dụng dịch vụ chi lƣơng qua thẻ và thanh toán quốc tế với doanh số nhiều tại SCB, nhƣng do vài sơ suất khi chuyển đổi hệ thống làm kéo dài thời gian giao dịch so với các ngân hàng khác, kết quả là hai công ty này chuyển sang sử dụng dịch vụ ở ACB và BIDV. Điều đó cho thấy áp lực từ khách hàng là rất lớn đối với SCB.

2.2.2. Dƣới tác động của môi trƣờng bên trong qua phân tích các tiêu chí năng lực cạnh tranh nội tại

2.2.2.1. Năng lực tài chính Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Bảng 2.6- Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ Đvt: Tỷ VNĐ đồng Năm 2011 2012 Vốn chủ sở hữu 11.585 11.337 Vốn điều lệ 10.584 10.584 (Nguồn Ngân hàng SCB)

Tháng 9/2011, 3 ngân hàng đã có những bƣớc chuẩn bị đầu tiên cho việc hợp nhất ngân hàng bằng việc kết chuyển số liệu, theo đó số vốn điều lệ của ngân hàng SCB

đồng của SCB, 3.399 tỷ của TinNghiaBank và 3.000 tỷ của FicomBank. Vào thời điểm cuối năm 2011 vốn điều lệ của SCB hợp nhất là 10.584 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 11.585 tỷ đồng. Sang năm 2012, mức vốn điều lệ của SCB tiếp tục giữ nguyên, tuy nhiên vốn chủ sở hữu có giảm nhẹ 248 tỷ xuống mức 11.337 tỷ đồng, nguyên nhân là do SCB đã tiến hành trích lập dự phịng rủi ro.

Mức độ an toàn vốn

Trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng cần phải đảm bảo một tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hệ số CAR) theo quy định của Basel. Thơng tƣ 13/2010/TT-NHNN có hiệu lực từ 1/10/2010, trong đó yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng là 9%, thay cho quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 ở mức 8% .

Bảng 2.7- Tỷ lệ hệ số an toàn Car

Đvt: Tỷ VNĐ đồng

Năm 2011 2012

CAR 9,77 10,7

(Nguồn Ngân hàng SCB)

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hợp nhất) cuối năm 2012 đạt 10,7%, đáp ứng quy định của NHNN (> 9%). Trong 2 năm 2011, 2012 mặc dù đang ở mức an toàn nhƣng năm 2013 SCB vẫn đang trình NHNN kế hoạch tăng vốn và đã đƣợc chấp thuận để tăng tỷ lệ Car tƣơng đƣơng với mức bình quân của hệ thống ngân hàng năm 2012 mức 13,63%.

Chất lƣợng tài sản có

Các năm vừa qua cùng với sự tăng trƣởng mạnh nguồn vốn thì quy mơ tổng tài sản của SCB cũng tăng lên tƣơng ứng. Tổng tài sản SCB đang dần đƣợc cơ cấu theo hƣớng hợp lý, an toàn và hiệu quả hơn, phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Dƣới đây là cơ cấu tài sản của SCB sau hợp nhất:

Bảng 2.8- Cơ cấu tài sản có của SCB qua các năm Đvt: Tỷ VNĐ đồng Đvt: Tỷ VNĐ đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 1 Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 2.028 4.335

2 Tiền gửi tại NHNN 295 3.199

3 Tiền vàng gửi tại và cho vay các TCTD khác 7.248 1.833

4 Chứng khoán kinh doanh 19 0

5 Cơng cụ tài chính phái sinh và TS tài chính

khác 828 97 6 Cho vay khách hàng 69.683 88.116 7 Chứng khoán đầu tƣ 13.899 11.315 8 Góp vốn, đầu tƣ dài hạn 542 72 9 Tài sản cố định 2.197 2.590 10 Tài sản có khác 53.340 38.600 Tổng Tài Sản Có 144.815 149.207 (Nguồn Ngân hàng SCB)

SCB hợp nhất với tổng tài sản lên đến 144.815 tỷ, cao thứ 7 trong hệ thống các ngân hàng và đứng thứ 3 về tổng tài sản nếu chỉ xét khối NHTMCP tƣ nhân. Tính đến 31/12/2012, giá trị tổng tài sản (hợp nhất) của SCB đạt 149.207 tỷ đồng, tăng 4.391 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 3% so với cuối năm 2011. Tổng tài sản tăng trong năm 2012 chủ yếu do SCB thực hiện cơ cấu các khoản nợ thông qua phƣơng án sử dụng các tài sản có giá trị cao và đầy đủ tính pháp lý để làm tài sản đảm bảo. Cơ cấu tài sản trong năm 2012 có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hƣớng giảm tỷ trọng các khoản đầu tƣ và các khoản mục tài sản có khác (trong đó phần lớn là các khoản có tính chất đầu tƣ). Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là Cho vay KH -58,42%, tiếp theo là Tài sản có khác – 25,87%.

Khả năng thanh khoản

Năm 2012, tỷ lệ khả năng chi trả của SCB đã có những chuyển biến tích cực nhờ vào sự tăng trƣởng trong huy động thị trƣờng 1 và nỗ lực gia hạn các khoản vay thị

trƣờng 2, giảm đáng kể nợ vay tái cấp vốn, trả dứt nợ vay BIDV, trả dần các khoản vay thị trƣờng 2 và nợ quá hạn của tổ chức kinh tế. Các tỷ lệ phản ánh rủi ro tín dụng nhƣ: tỷ lệ dƣ nợ cho vay/01 KH và tỷ lệ dƣ nợ cho vay và bảo lãnh /01 KH đều đạt dƣới mức quy định của NHNN. Các tỷ lệ phản ánh rủi ro hoạt động đầu tƣ nhƣ giá trị góp vốn mua cổ phần/Vốn điều lệ và quỹ dự trữ, tỷ lệ đầu tƣ TSCĐ/Vốn điều lệ và Quỹ dự trữ cũng đáp ứng đƣợc quy định của NHNN. Riêng tỷ lệ an toàn khả năng chi trả của SCB thấp hơn giới hạn quy định của NHNN, hậu quả còn lại của 3 ngân hàng trƣớc hợp nhất về việc sử dụng nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay dài hạn, dẫn đến mất khả năng thanh khoản trong thời gian ngắn và SCB hợp nhất đang từng bƣớc khắc phục. Bảng 2.9- Các tỷ lệ phản ánh rủi ro tín dụng Đvt: % Chỉ tiêu Tỷ lệ quy định Năm 2011 Năm 2012

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

=<30 21,74 28,45

Dƣ nợ cho vay 01 KH/Vốn tự có =<15 5,96 11,75

Dƣ nợ cho vay và bảo lãnh 01 KH/Vốn tự có =<25 8,52 12,05 Tổng giá trị góp vốn, mua cổ phần của SCB

vào các Cty trực thuộc/Vốn điều lệ và quỹ dự trữ của SCB

=<25 3,38 3,35

Tổng giá trị góp vốn, mua cổ phần của SCB vào các doanh nghiệp và Cty trực thuộc/Vốn điều lệ và quỹ dự trữ của SCB

=<40 9,04 9,50

Tỷ lệ khả năng chi trả ngày hôm sau >=15 9,09 4,10

Khả năng sinh lời

Xét 2 chỉ tiêu ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) và ROA (tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản). Diễn biến ROA, ROE các năm tại SCB nhƣ sau:

Bảng 2.10- Các chỉ số ROA, ROE qua các năm

Đvt: %

Chỉ số Năm 2011 Năm 2012

ROA 0,36 0,60

ROE 4,58 0,54

(Nguồn Ngân hàng SCB)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau hợp nhất đến năm 2020 (Trang 46)