tƣ và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015
3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Mục tiêu chung: hoạt động an toàn, quản lý được rủi ro trong giới hạn hợp lý, phát triển mạnh và bền vững, phục vụ tốt các nhu cầu của khách hàng với đa lĩnh vực - đa sản phẩm - dịch vụ - tiện ích có chất lượng và ngày càng được đổi mới, hoàn thiện. Mô hình ngân hàng: tập đoàn tài chính - ngân hàng có nhiều nguồn lực - tiềm lực, hoạt động đa quốc gia, đứng hàng đầu trong nước, tương xứng trong khu vực.
Xây dựng thương hiệu: Tạo lập và thể hiện được thương hiệu - hình ảnh - vị thế - bản sắc văn hoá doanh nghiệp BIDV trong kinh doanh theo mô hình ngân hàng hiện đại.
Công nghệ: Công nghệ là mũi nhọn, bước đột phá, tạo được sức cạnh tranh.
Nhân lực: Là chìa khoá của thành công, tạo nguồn nhân lực có trình độ - kiến thức - kỹ năng và kinh nghiệm được khuyến khích bởi hệ thống động lực vật chất – tinh thần và điều kiện làm việc phù hợp.
Mục tiêu kinh doanh của BIDV là: luôn hướng tới phục vụ tốt nhất (sản phẩm - dịch vụ - tiện ích) các khách hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững chấp hành luật pháp, minh bạch để cùng đạt được hiệu quả kinh doanh cao.
Mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng đối ngoại trong chiến lược phát triển của BIDV trong giai đoạn 2010-2015 cụ thể như sau:
- Phát triển BIDV trở thành một ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ ngân hàng đối ngoại hiện đại, chất lượng phục vụ tốt, có uy tín cả trong nước và nước ngoài.
63
- Củng cố, hoàn thiện và phát triển các dịch vụ đã có; tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ và không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ; đảm bảo các chi nhánh có tiềm năng xuất khẩu cao như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bình Dương, Đà Nẵng, Kiên Giang có chất lượng dịch vụ tương đương các ngân hàng trong khu vực.
- Thành lập và phát triển hệ thống văn phòng đại diện của BIDV tại nước ngoài: trong giai đoạn 2010-2015, xúc tiến việc thành lập văn phòng đại diện của BIDV tại Mỹ và Châu Âu.
- Tạo sự chuyển dịch quan trọng và sự cải thiện đáng kể nhằm đưa BIDV trở thành Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ và thu dịch vụ ròng , đáp ứng cơ bản các yêu cầu theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế đối với các nội dùng kinh doanh trọng yếu của Ngân hàng vào năm 2012
- Tỷ trọng doanh thu dịch vụ trên lợi nhuận trước thuế, đạt mức tương đương các ngân hàng trong khu vực; cụ thể:
+ Tỷ trọng thu dịch vụ/tổng thu nhập ròng: đạt 25% năm 2009 và đạt 35% năm 2010. + Tăng trưởng thu dịch vụ ròng : tăng 20%/năm, đến năm 2010 đạt 1400 tỷ VND. + Tăng trưởng doanh số thanh toán quốc tế: 25%/năm, thu phí đến 2015 đạt 400 tỷ. + Khai thác tăng thêm các dự án đại lý uỷ thác mới với tổng giá trị 500 triệu USD, thu phí nghiệp vụ đại lý uỷ thác đến 2015 đạt 50 tỷ.
+ Phấn đấu số dư bảo lãnh hàng năm tăng 20%, thu phí bảo lãnh đến 2015 đạt 254 tỷ. - Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thực hiện cổ phần hóa BIDV trong năm 2010. Thực hiện hiệu quả , đúng tiến độ công tác cổ phần hóa BIDV và các công ty trực thuộc BSC, BIC, chuyển đổi BIDV thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần và hướng tới xây dựng tập đoàn tài chính – ngân hàng theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
- Tập trung thực hiện các nhiệm vụ chính trị quốc tế theo chỉ đọa của B ộ Chính trị, Chỉnh phủ và NHNN về công tác đầu tư vào Campuchia và chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho hoạt động xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Myanmar [6]
64
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015
Thực hiện định hướng phát triển chung các ngân hàng hiện đại, cũng như định hướng phát triển của toàn hệ thống, hoạt động kinh doanh của BIDV đang chú trọng theo hướng mở rộng phát triển các hoạt động dich vụ. Thay đổi cơ cấu lãi mang lại từ hoạt động dịch vụ trong tổng lợi nhuận của ngành. TTTM là hoạt động giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động dịch vụ của BIDV. Do dó cũng cần đặt ra những định hướng và lộ trình phát triển nhất định. Đó là:
Từ này đến năm 2015
- Cơ cấu lại tổ chức hoạt động TTTM theo mô hình tập trung hoá hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ, an toàn và tiết kiệm chi phí
- Hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng nghiệp vụ TTTM trong toàn hệ thống, giữ gìn và củng cố uy tín của BIDV trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Đa dạng hoá các hoạt động TTTM, triển khai các sản phẩm thanh toán của ngân hàng hiện đại nhằm nâng cao sức cạnh tranh và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
- Củng cố và mở rộng quan hệ khách hàng, thu hút thêm khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế
- Phấn đấu năm 2015, doanh số TTTM của BIDV chiếm thị phần 10% trong doanh số TTTM của các ngân hàng thương mại.
- Tiếp tục nâng cấp cải tiến công nghệ áp dụng phục vụ nghiệp vụ, nâng cao mức độ tự động hóa trong xử lý giao dịch.
- Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ tài trợ thương mại của BIDV, góp phần củng cố uy tín, năng lực cạnh tranh của BIDV với các ngân hàng trong và ngoài nước.
- Giữ vững và mở rộng thị phần TTTM, đẩy mạnh và nâng cao công tác quảng cáo, thông tin dịch vụ cung cấp tới các tầng lớp dân cư, doanh nghiệp trong xã hội.
65
- Nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc củng cố các sản phẩm truyền thống, phát triển các sản phẩm mới cung cấp cho khách hàng như Factoring, Forfaiting, Trust Reciept…mở rộng các hoạt động phát hành, thanh toán thẻ, séc quốc tế…[6]
3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thƣơng mại tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
3.2.1. Xây dựng mô hình hoạt động tài trợ thương mại tập trung thống nhất và chuyên sâu trong toàn hệ thống chuyên sâu trong toàn hệ thống
Từ năm 2009 trở về trước, hoạt động TTTM tại BIDV được thực hiện dàn trải tại hơn 70 chi nhánh trực tiếp và rất nhiều chi nhánh không trực tiếp. Tại Hội sở chính và một số chi nhánh lớn như TP Hồ Chí Minh, SGD 1, SGD 2, Chi nhánh Hà Nội, Bình Định, Vũng Tàu… là những chi nhánh có phát sinh giao dịch TTTM thường xuyên, doanh số lớn nên các cán bộ có điều kiện học hỏi nâng cao trình độ, tích luỹ kinh nghiệm để xử lý an toàn các giao dịch. Còn tại một số chi nhánh khác tuy đã thực hiện TTTM nhưng doanh số thấp, ít giao dịch phát sinh nên các cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, không được đào tạo bài bản, chuyên sâu nên khả năng xử lý các giao dịch còn yếu. Các cán bộ này vừa phải lo làm tốt công tác tiếp thị khách hàng để mở rộng hoạt động TTTM, vừa phải đảm nhiệm việc xử lý các giao dịch TTTM vốn rất phức tạp nên lực lượng bị dàn trải, không chuyên sâu, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và dẫn đến nguy cơ xảy ra rủi ro cao.
Để khắc phục tính dàn trải trong hoạt động TTTM, BIDV đã xây dựng một mô hình tập trung thống nhất, chuyên sâu trong toàn hệ thống là TF Cộng (TF Plus), trong đó đứng đầu là Trung tâm tài trợ thương mại (TFC – Trade Finance Center) có nhiệm vụ xử lý các giao dịch TTTM về mặt nghiệp vụ, các chi nhánh của BIDV đóng vai trò là vệ tinh, là đầu mối tiếp xúc, tư vấn, tiếp thị khách hàng để thu hút và mở rộng hoạt động TTTM.
TFC được đặt tại hội sở chính tập trung một đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ TTTM, chuyên xử lý các giao dịch như phát hành L/C,
66
kiểm tra chứng từ, thanh toán chứng từ, gửi chứng từ nhờ thu, chuyển tiền điện …Đây là những hoạt động mang tính nghiệp vụ, đòi hỏi cán bộ xử lý phải có nhiều kinh nghiệm thực tế, nắm chắc nghiệp vụ, am hiểu thông lệ và tập quán quốc tế, nhằm đảm bảo xử lý giao dịch thấu đáo, tránh các rủi ro tác nghiệp có thể phát sinh. Các hồ sơ, chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ này đều phát sinh tại các chi nhánh đầu mối, được chuyển tới TFC bằng các phương tiện như fax, Scan, gửi chuyển phát nhanh.
Các chi nhánh vệ tinh của BIDV là đầu mối giao dịch với khách hàng, tư vấn, quản lý khách hàng, tiếp nhận và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ do khách hàng xuất trình. Các chứng từ sau khi được chuyển về TFC bằng các phương tiện thích hợp sẽ được xử lý tại TFC.
Theo mô hình TF Plus, các chi nhánh kể cả một số chi nhánh có doanh số lớn, trình độ cán bộ đáp ứng yêu cầu của hoạt động TTM cũng sẽ phải tập trung các hoạt động TTTM về TFC để xử lý, đảm bảo tính thống nhất về tác nghiệp trên toàn hệ thống
Các hạn mức được xây dựng trên cơ sở năng lực, trình độ trong hoạt động TTTM và mức phán quyết cho vay của từng chi nhánh. Việc quản lý và phê duyệt giao dịch theo hạn mức vừa nâng cao được trách nhiệm của cán bộ tác nghiệp, đẩy nhanh được tốc độ xử lý giao dịch tại chi nhánh, nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho các giao dịch có trị giá lớn, hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra.
Các chi nhánh nguồn, không được phép thực hiện giao dịch TTTM trực tiếp mà chỉ có chức năng quản lý khách hàng và làm đầu mối giao dịch với khách hàng sử dụng dịch vụ TTTM, bao gồm các nhiệm vụ:
- Tiếp xúc, mở rộng khách hàng sử dụng dịch vụ TTTM.
- Xây dựng hạn mức cho các sản phẩm liên quan đến hoạt động TTTM của các khách hàng tại chi nhánh.
- Trực tiếp nhận hồ sơ, chứng từ từ khách hàng. Đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, chứng từ theo quy định của từng nghiệp vụ cụ thể và tư vấn cho khách hàng trước khi nhận hồ sơ chứng từ.
67
- Làm cầu nối trung gian giữa Trung tâm tài trợ thương mại và khách hàng. Việc thành lập và đưa vào vận hành mô hình TF Plus một cách thống nhất trong toàn hệ thống trong năm 2010 sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ TTTM của BIDV, tạo điều kiện phục vụ khách hàng tốt hơn. Bên cạnh đó việc chuyên môn hoá trong xử lý giao dịch sẽ góp phần hạn chế rủi ro, giảm được chi phí trong hoạt động TTTM. [6]
3.2.2. Xây dựng hệ thống quy trình hướng dẫn nghiệp vụ toàn diện
Hiện nay, khung pháp lý về tài trợ thương mại của Việt Nam vẫn chưa được hình thành là một trở ngại lớn cho các ngân hàng trong hoạt động TTTM. Ta mới chỉ có luật về thương phiếu mà chưa có các luật điều chỉnh một cách toàn diện các phương thức thanh toán như Tín dụng chứng từ, nhờ thu…Các văn bản pháp luật điều chỉnh các phương thức thanh toán mới chỉ dừng lại ở mức các văn bản dưới luật hướng dẫn hoặc quy định một số nội dung cụ thể, ví dụ như Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 63/2006/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, Công văn số 931/1997/CV-NHNN7 ngày 17/11/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức ký quỹ tối thiểu cho L/C trả chậm… Việc áp dụng UCP 600, URC 522, URR 725 vào thực tiễn hoạt động tại Việt Nam mới chỉ là tự phát của các ngân hàng mà chưa có một sự hướng dẫn thống nhất từ Chính phủ hoặc Ngân hàng Nhà nước.
Để khắc phục những bất cập này, BIDV Hội sở chính với vai trò chỉ đạo điều hành hoạt động TTTM của cả hệ thống đã ban hành Quy đinh 5051/QĐ-TTTTM ngày 31/08/2009 của BIDV về trình tự nghiệp vụ Tài trợ thương mại. Tuy nhiên, để Quy trình này thực sự đạt hiệu quả cao và thống nhất trong toàn hệ thống, Hội sở chính cần khẩn trương nghiên cứu, ban hành các văn bản hướng dẫn cũng như các văn bản liên quan đến hoạt động TTTM để các chi nhánh có cơ sở triển khai hoạt động như qui chế về hoạt động TTTM, cơ chế cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ như Hướng dẫn chuyển nhượng thư tín dụng, Hướng dẫn chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo L/C, nhờ thu… các văn bản hướng dẫn
68
triển khai thực hiện các sản phẩm dịch vụ TTTM mới phải được cập nhật thường xuyên, chi tiết để các chi nhánh có căn cứ thực hiện và hướng dẫn khách hàng.
Quy trình TTTM được ban hành quy định cụ thể các bước giao dịch thực hiện nghiệp vụ TTTM, trách nhiệm của các cá nhân và bộ phận tham gia vào hoạt động TTTM, các chứng từ cần thiết trong từng loại nghiệp vụ. Quy trình TTTM như một văn bản hướng dẫn trình tự tiến hành các giao dịch TTTM một cách thống nhất trong toàn hệ thống, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế, nhằm hạn chế đến mức tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tác nghiệp.
Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ giúp cho các chi nhánh khi có phát sinh giao dịch TTTM có cơ sở pháp lý để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, tuân thủ pháp luật và các thông lệ quốc tế. Tất cả các văn bản này bổ sung vào hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước tạo nên một hành lang pháp lý cho hoạt động TTTM tại BIDV. [7]
3.2.3. Đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu cho cán bộ nhân viên
Con người luôn là yếu tố giữ vai trò quyết định trong mọi hoạt động. Quy trình nghiệp vụ do con người xây dựng và thực hiện. Các quy tắc, quy định, các thông lệ quốc tế cũng được hình thành từ thực tiễn họat động TTTM. Để đảm bảo chất lượng TTTM an toàn và không ngừng được nâng cao cán bộ làm TTTM phải tinh thông về nghiệp vụ, am hiểu luật áp dụng, thông thạo ngoại ngữ và có tư chất đạo đức tốt.
Nghiệp vụ TTTM rất phức tạp, liên quan đến nhiều loại chứng từ, nhiều phương tiện thanh toán và nhiều quy tắc, quy định. Ứng với mỗi tình huống có một quy trình xử lý khác nhau với trách nhiệm và quyền lợi của các đối tác tham gia khác nhau. Ngân hàng luôn là một chủ thể tham gia trong các họat động TTTM, với nhiều vai trò khác nhau. Nếu cán bộ ngân hàng không nắm chắc quy trình nghiệp vụ, không biết các thao tác xử lý và vai trò của mình trong từng giao dịch thì sẽ không thể tránh khỏi các sai sót trong quá trình thực hiện Hoạt động TTTM không chỉ liên quan đến các phương thức thanh toán, phương tiện thanh toán mà còn liên
69
quan đến cả nghiệp vụ vận tải, bảo hiểm, giao nhận… Tức là phạm vi liên quan rất rộng lớn, rất phức tạp và chuyên sâu. Các nghiệp vụ này có quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau không thể tách rời. Một cán bộ TTTM đòi hỏi phải tinh thông không chỉ về nghiệp vụ TTTM mà còn phải am hiểu các nghiệp vụ liên quan như vận tải, bảo hiểm, giao nhận… Cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ các quy định của