0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Những yếu tố chi phối hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán thẻ

Một phần của tài liệu DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 83 -110 )

DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ CỦA GP.BANK

2.3.1. Tâm lý ƣu chuộng tiền mặt trong nền kinh tế

Hình thức thanh toán thẻ chưa trở thành phổ biến trong hoạt động thanh toán của nền kinh tế, chưa trở thành nhu cầu thiết yếu của đại bộ phận dân cư. Do vậy, dù thanh toán thẻ đã bước đầu phát triển nhưng tác động chưa lớn đến tỷ trọng sử dụng tiền mặt so với nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế, chưa làm giảm đáng kể lượng tiền mặt trong lưu thông. Quan niệm của nhiều người vẫn coi trọng dịch vụ thanh toán thẻ nói riêng và dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung là dành cho những người có nhiều tiền.

Do nhu cầu người Việt Nam rất khác so với các nước phát triển trên thế giới. Các nước này, người dân dùng ATM để chuyển khoản và thanh toán hóa đơn mua hàng hóa cho những dịch vụ có tính định kỳ; chỉ rút lượng tiền mặt rất nhỏ. Nhưng ở Việt Nam thì khác, trong khi mục tiêu chính của NHNN và NHTM nhằm hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông thì người dân lại dùng thẻ ATM rút tiền mặt là chính. Hơn nữa, trị giá của tiền Việt Nam nhỏ nên với những mua sắm lớn người dân cần rút một lượng tiền mặt rất nhiều. Đây là khó khăn lớn cho Ngân hàng khi đáp ứng nhu cầu này.

Việc chi trả lương theo hình thức truyền thống đã đi sâu vào tập quán tiêu dùng, muốn thay đổi cần phải có thời gian. Các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi tư duy đó để dịch vụ trả lương qua tài khoản trở nên phổ biến trong đời sống hàng ngày của mỗi người.

Thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ Việt Nam chưa hoàn chỉnh, thói quen dùng tiền mặt lớn, kìm hãm sự phát triển của phương thức thanh toán tiên tiến như thẻ, Internet, Phone,… Điều này xuất phát từ thói quen sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế Việt Nam và cũng xuất phát từ thực tế là việc sử dụng thẻ ở Việt Nam còn nhiều bất tiện do số ĐVCNT mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn, với các loại hình kinh doanh chủ yếu là nhà hàng, khách sạn,

cửa hàng lớn,… nên còn xa lạ đối với phần đông người Việt Nam. Các cơ sở cung ứng hàng hóa, dịch vụ cũng có ý muốn thu tiền mặt vừa nhanh gọn lại tránh được sự kiểm soát của Nhà nước. Vì vậy, thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm đến 30% trong bán buôn và 95% trong bán lẻ ở nước ta.

2.3.2. Cở sở kỹ thuật và công nghệ

Công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu, vấn đề bảo dưỡng sửa chữa những loại máy móc sử dụng thẻ vẫn phải mời nhà cung cấp nước ngoài giúp đỡ khắc phục, do đó không sửa chữa kịp thời sẽ làm gián đoạn việc phát hành và thanh toán thẻ, gây tổn hại về thời gian, tiền bạc cho cả khách hàng, ĐVCNT và ngân hàng. Điều đó dẫn đến sự suy giảm uy tín của ngân hàng. Những khó khăn về công nghệ chủ yếu do thiếu kinh phí đầu tư và kinh nghiệm trình độ quản lý còn yếu. Do đó, các ngân hàng cần phải xác định một khoản chi phí hợp lý nhất để phát triển hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, khắc phục những khó khăn trước mắt và lâu dài.

Hoạt động kinh doanh thẻ đòi hỏi những trang thiết bị kỹ thuật cao và hiện đại cùng với một đội ngũ nhân viên có đủ khả năng quản lý và vận hành hệ thống theo các tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam hiện chưa có một hoạt động đào tạo chuyên nghiệp về thẻ nào nên mặc dù hiện tại một số ngân hàng vẫn cho nhân viên tham gia các khóa học do các tổ chức thẻ quốc tế tổ chức nhưng việc cập nhật thông tin, kiến thức thường xuyên cũng có phần hạn chế. Nhiều trục trặc, rắc rối đã xảy ra do thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên.

2.3.3. Công tác Marketing

Công tác tiếp thị, tuyên truyền, quảng cáo cho thẻ lại chưa thực sự tới được người dân. Chưa có một sản phẩm thẻ của ngân hàng nào đáp ứng được nhu cầu của đa số dân chúng: hạn mức vừa phải, phạm vi sử dụng rộng rãi đặc biệt là ở trong nước,… Thẻ là một sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới nên

rất cần có những hoạt động hỗ trợ, tuyên truyền, quảng cáo trong khi đó hoạt động này của ngân hàng còn hạn chế, chưa mạnh dạn bỏ chi phí ra để tiếp thị sản phẩm thẻ, nghiên cứu tìm ra những loại thẻ phù hợp với thị trường Việt Nam hơn.

2.3.4. Môi trƣờng pháp lý

Hoàn thiện môi trường pháp lý diễn ra chậm gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh thẻ. Quy chế chính thức về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ (do NHNN ban hành kèm theo Quyết định số 317/1999/QDD vào tháng 11/1999) quy định việc phát hành thẻ phải có bảo đảm tín dụng như đối với tín dụng trung và dài hạn trong khi đó tín dụng thẻ có tính chất khác với hai loại tín dụng trên. Mới đây nhất là quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng (do NHNN ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN vào tháng 5/2007). Tuy vậy, điều kiện cho vay đối với khách hàng sử dụng thẻ như vậy là khá ngặt nghèo, các cá nhân muốn sử dụng thẻ buộc phải thế chấp, ký quỹ với tỷ lệ cao. Điều này làm hạn chế việc mở rộng phát hành và thanh toán thẻ ở các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng GP.Bank nói riêng. Ngoài ra, trong tình hình chung là số tội phạm liên quan đến thẻ ngày càng tăng thì ở Bộ Luật Hình Sự (15/1999/QH10) lại chưa có một quy định nào về khung hình phạt cho những vi phạm trong lĩnh vực này.

2.3.5. Rủi ro trong kinh doanh

Đầu tư cố định lớn (mạng lưới, cở sở hạ tầng kỹ thuật, chi phí đào tạo) trong khi thu nhập từng món còn đơn lẻ. Đặc trung cơ bản nhất của hoạt động bán lẻ chính là tính chất “bán lẻ” của nó. Bên cạnh công nghệ tiên tiến, mạng lưới (chi nhánh, điểm giao dịch và đội ngũ cán bộ) là hết sức quan trọng. So với hoạt động bán buôn để đạt cùng doanh số, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đòi hỏi số lượng món giao dịch lớn hơn rất nhiều. Đi theo đó là các chi phí đầu tư

cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chi phí quản lý phát sinh lớn. Tuy nhiên, lợi ích của việc thâm nhập này là việc quảng báo thương hiệu của ngân hàng và tăng lợi nhuận bằng cách thu hút số lượng giao dịch lớn.

2.3.6. Cạnh tranh giữa các ngân hàng

Số lượng các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phẩn tham gia thị trường kinh doanh thẻ ngày một nhiều. Thị phần thanh toán thẻ của ngân hàng liên tục bị chia sẻ bởi sự gia nhập của các ngân hàng thương mại khác. Thêm vào đó, Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của các tổ chức thương mại thế giới (WTO, AFTA,..) thì việc cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh thẻ sẽ ngày càng khốc liệt hơn. Song đó là những tất yếu khách quan mà ngân hàng sẽ gặp phải trong quá trình hội nhập.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH THẺ

TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU

3.1. ĐỊNH HƢỚNG KINH DOANH DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU

3.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc và ngành ngân hàng đối với công nghệ nói chung và công nghệ ngành ngân hàng nói riêng

a. Đại hội Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Nhà nước lần thứ 21, nhiệm kỳ 2005-2010:

Mục tiêu cơ bản của nhiệm kỳ này là xây dựng Ngân hàng Nhà nước trở thành Ngân hàng Trung ương với cơ cấu tổ chức bộ máy tinh gọn, chuyên nghiệp. Xây dựng và thực thi CSTT bảo đảm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển hệ thống TCTD Việt Nam theo hướng hiện đại, đa năng, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao và mạng lưới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế trong thời gian đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

b. Giai đoạn II dự án hiện đại hóa Ngân hàng (trị giá 105 triệu USD do ngân hàng thế giới WB tài trợ):

Mục tiêu cao nhất của việc triển khai giai đoạn II dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán là nâng cao năng lực công nghệ, đáp ứng kịp với tiến trình, yêu cầu của việc tái cơ cấu hoạt động hệ thống ngân hàng Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng với tiến trình mở cửa, hội nhập của nền kinh tế. Triển khai giai đoạn này, toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao năng lực của hệ thống thanh

toán hiện tại về công nghệ, tiên tiến về giải pháp, khả năng đáp ứng trên toàn quốc và được tổ chức theo mô hình tập trung hóa tài khoản. Tài khoản của các tổ chức tín dụng tham gia thanh toán liên ngân hàng sẽ được quản lý thống nhất, tập trung tại sở giao dịch NHNN; tài khoản khách hàng của mỗi ngân hàng thương mại sẽ được quản lý tập trung tại hội sở chính của mình. Thực ra mô hình tập trung hóa tài khoản đã được triển khai ở giai đoạn I, nhưng mới giới hạn tại một số tỉnh, thành phố theo quy mô triển khai của dự án. Quá trình vận hành hệ thống thanh toán mới - kết quả của việc triển khai giai đoạn I của dự án cho thấy, việc tập trung hóa tài khoản đã giúp cho việc tăng nhanh tốc độ luân chuyển luồng vốn trong nền kinh tế; tạo cơ sở cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như chuyển tiền điện tử, thẻ ngân hàng, cùng nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại, đa tiện ích được cung cấp trực tuyến trên Internet.

Triển khai giai đoạn II, hệ thống thanh toán mới hiện đại của ngân hàng Việt Nam sẽ được mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động trên cả nước. Cùng với việc nâng cao năng lực thanh toán, hệ thống mới còn tạo tiền đề cho việc mở rộng và phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại theo chuẩn quốc tế đến với doanh nghiệp và người dân trên địa bàn cả nước. Việc thiết lập được một nền tảng hệ thống thanh toán quốc gia hiện đại với khả năng hoạt động an toàn, bảo mật, đủ khả năng cung ứng dịch vụ thanh toán cho mọi chủ thể của nền kinh tế ở khắp mọi miền đất nước sẽ là một tiền đề quan trọng trong bảo đảm sự luân chuyển thông suốt của dòng tài chính tiền tệ đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế.

c. Mục tiêu chính sách quản lý, giám sát của Ngân hàng Nhà nước

Đến năm 2010, ngành ngân hàng Việt Nam phấn đấu phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng ngang tầm với các nước trong khu vực ASEAN về chủng loại, chất lượng và có khả năng cạnh tranh quốc tế ở một số dịch vụ.

Đó là một trong những mục tiêu quan trọng được đề ra trong bản chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006-2010 của NHNN. Dịch vụ ngân hàng là một trọng những nhóm dịch vụ có tiềm năng phát triển lớn, có khả năng tạo ra nhiều dịch vụ giá trị gia tăng cho quá trình kinh tế và tiện ích xã hội. Trong thực tế dịch vụ ngân hàng đã và đang ngày càng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng hiện đại. Vì vậy việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng là xu thế tất yếu của các ngân hàng trên thế giới nói chúng và Việt Nam nói riêng. Theo đánh giá của NHNN, trong khoảng 5 năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng khá cao của nền kinh tế, nhu cầu về số lượng và chất lượng dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng. Trong bối cảnh thuận lợi đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã nhanh chóng chớp lấy những cơ hội phát triển và có những cải thiện đáng kể và năng lực thể chế, tài chính, công nghệ, quản trị điều hành và mạng lưới kênh phân phối. Một số dịch vụ ngân hàng hiện đại được triển khai và đã được xã hội chấp nhận như thẻ ATM, ngân hàng điện tử, phone banking,…

Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng cũng khẳng định thị trường dịch vụ ngân hàng Việt Nam đang phát triển dưới mức tiềm năng, Nhiều dịch vụ quan trọng chưa được triển khai hoặc phát triển đúng mức, đặc biệt là các dịch vụ cá nhân và dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

3.1.2. Định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu

3.1.2.1. Phân tích thế mạnh, cơ hội

Dịch vụ thanh toán thẻ của Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu chính thức cung cấp tới khách hàng từ đầu năm 2008 tuy nhiên ngân hàng có những thế mạnh cũng như cơ hội nhất định trên thị trường để có thể tiếp tục phát triển nghiệp vụ kinh doanh thẻ, nâng cao tính cạnh tranh đứng vững trên thị trường.

Thứ nhất, phải kể đến tầm nhìn và sự quan tâm của Ban Lãnh đạo Ngân hàng đối với nghiệp vụ kinh doanh thẻ thanh toán. Là một ngân hàng mới chính thức hoạt động theo mô hình ngân hàng đô thị, toàn bộ các nghiệp vụ tín dụng thanh toán còn gặp phải rất nhiều khó khăn tuy nhiên Ban Lãnh đạo GP.Bank đã nhận định dịch vụ thanh toán thẻ có một vai trò quan trọng để có thể đưa GP.Bank trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam. Dự án triển khai dịch vụ thanh toán thẻ mới được hình thành từ đầu năm 2007 tuy nhiên đã được triển khai nhanh chóng và đến tháng 11/2007 Phòng phát hành và quản lý thẻ trực thuộc Trung tâm xử lý giao dịch đã ra đời nhằm chuẩn bị cho việc chính thức cung cấp dịch vụ cho khách hàng vào đầu năm 2008. Đến tháng 3/2008, Hội đồng quản trị GP.Bank đã ra quyết định thành lập Trung tâm Thẻ trên cơ sở nâng cấp Phòng Phát hành và Quản lý thẻ để kịp thời cơ cấu lại hoạt động, hình thành các phòng ban chức năng riêng phục vụ phát triển mảng nghiệp vụ kinh doanh thẻ thanh toán.

Thứ hai, Trung tâm Thẻ được thành lập với một cơ cấu gọn nhẹ, tính chuyên nghiệp hóa và chuyên môn cao. Đây cũng có thể xem như một ưu thế về quản lý điều hành so với hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng lớn với cơ cấu tổ chức cồng kềnh làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động. Trong Trung tâm thẻ có Phòng sản phẩm dịch vụ sẽ phụ trách nghiên cứu và phát triển sản phẩm thẻ của ngân hàng nhằm đưa ra các sản phẩm dịch vụ thanh toán thẻ ưu việt, khả năng cạnh tranh cao trên thị trường và mang lại nhiều lợi ích đối với khách hàng. Phòng hỗ trợ và phát triển Chi nhánh phụ trách phát triển mạng lưới chi nhánh kinh doanh thẻ như hệ thống kênh phân phối, đại lý; hỗ trợ đào tạo nhân lực tại các chi nhánh. Ngoài ra trong Trung tâm Thẻ có một nhóm riêng biệt chuyên trách triển khai các dự án phát triển hệ thống máy thanh toán tự động ATM, kết nối với các tổ chức/liên minh thẻ trong nước và quốc tế như VNBC, SMARTLINK, VISA, CUP,…

Thứ ba, hệ thống thanh toán thẻ của GP.Bank được triển khai với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Các loại thẻ thanh toán của GP.Bank sử dụng công nghệ thẻ thông minh lưu trữ thông tin trên chip điện tử chứ không sử

Một phần của tài liệu DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 83 -110 )

×