Giới thiệu về NH TMCP Dầu Khí Toàn Cầu

Một phần của tài liệu Dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu Thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 62)

2.2.1.1. Lịch sử hình thành

Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (tên giao dịch quốc tế là GP.Bank), tiền thân là ngân hàng thương mại nông thôn Ninh Bình, đã chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ một ngân hàng nông thôn sang ngân hàng đô thị từ 07/11/2005. Từ một tổ công tác Hà Nội chưa đầy 10 thành viên tháng 11/2005, đến nay, GP.Bank đã xây dựng được một đội ngũ 350 nhân viên trẻ trung, chuyên nghiệp, làm việc trong hệ thống mạng lưới gồm 20 chi nhánh/phòng giao dịch GP.Bank trên toàn quốc tại các tỉnh/thành phố kinh tế trọng điểm: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Hải Phòng, Vũng Tàu, Đà Nẵng,… Theo thời gian, GP.Bank đã khẳng định sự trưởng thành và tạo những ấn tượng tốt đẹp về sự có mặt của mình tại thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam.

Hình 2.7: Logo Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu

2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu được mô tả trong sơ đồ sau đây:

Hình 2.8: Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (Nguồn: Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu)

Ngân hàng hoạt động theo mô hình một công ty cổ phần bao gồm Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban điều hành. Ban lãnh đạo cao nhất của ngân hàng GP.Bank là Hội đồng quản trị. Ban điều hành bao gồm tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc.

Các công ty con trực thuộc ngân hàng GP.Bank bao gồm:

+ Công ty chứng khoán: thực hiện nghiệp vụ môi giới và tư vấn chứng khoán, hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên do GP.Bank cấp 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập.

+ Công ty bất động sản: thực hiện nghiệp vụ kinh doanh mua bán đầu tư bất động sản.

+ Công ty cổ phần đầu tư: thực hiện nghiệp vụ kinh doanh thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Các trung tâm, phòng ban trực thuộc ngân hàng được chia thành các nhóm như sau:

Nhóm quản lý:

+ Phòng Tổ chức Hành chính + Phòng Tài chính Kế toán + Phòng Công nghệ Thông tin + Phòng Kiểm soát nội bộ + Phòng Pháp chế

+ Phòng Nhân sự và Đào tạo

Nhóm kinh doanh:

+ Trung tâm xử lý giao dịch: gồm các phòng Thanh toán trong nước, Thanh toán quốc tế và Tài trợ thương mại.

+ Trung tâm thẻ: gồm các phòng ban chức năng chuyên biệt để phục vụ hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán.

+ Phòng Nguồn vốn. + Phòng Đầu tư + Phòng Tín dụng.

+ Các chi nhánh và phòng giao dịch.

2.2.1.3. Lĩnh vực hoạt động:

Ngân hàng GP.Bank hoạt động dưới hình thức một ngân hàng thương mại kinh doanh đa dịch vụ, bao gồm các lĩnh vực như:

+ Dịch vụ tài khoản + Dịch vụ thanh toán

+ Tài trợ thương mại và bảo lãnh + Dịch vụ tín dụng cho vay + Dịch vụ kinh doanh ngoại hối + Dịch vụ thẻ

+ Dịch vụ ngân hàng điện tử + Dịch vụ ngân quỹ

+ Dịch vụ ủy thác và đồng ủy thác. + Bảo lãnh phát hành trái phiếu

2.2.1.4. Kết quả kinh doanh:

Tổng kết năm tài chính 2007, GP.Bank với số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng đã đạt lợi nhuận 101 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ bình quân: 19,44%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GP.Bank mở rộng mạng lưới 5 chi nhánh và 24 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm trên cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Ninh Bình…

Năm 2007, GP.Bank cung cấp đến khách hàng các gói sản phẩm trên cơ sở các sản phẩm truyền thống như tiền gửi tiết kiệm, cho vay cá nhân và hộ gia đình mua sắm tiêu dùng, mở rộng sản xuất kinh doanh, cho vay doanh nghiệp… được GP.Bank hóa ưu đãi về lãi suất, thời gian nhờ ứng dụng phần mềm công nghệ lõi ngân hàng tiên tiến nhất thế giới T24 và đội ngũ nhân viên GP.Bank trẻ, tinh thông về nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cao.

Đầu năm 2008, GP.Bank đã cho ra mắt Thẻ Mai - mở đầu cho một năm mới hạnh phúc cũng đồng thời mở đầu cho dòng sản phẩm thẻ ATM của GP.Bank với trọn bộ: TÙNG, CÚC, TRÚC, MAI (tên gọi cho các loại thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ trong nước và quốc tế).

GP. Bank cũng vừa ký thỏa thuận kết nối dịch vụ thanh toán thẻ ATM với Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB) và Ngân hàng Commonwealth (Úc).

Ra mắt thị trường thẻ thanh toán thông qua việc kết nối với liên minh thẻ VNBC, kết hợp với những chiến lược phát triển sản phẩm thẻ riêng có của mình, GP.Bank kỳ vọng sẽ cung cấp cho thị trường những sản phẩm tốt nhất theo đúng tiêu chí hoạt động của GP.Bank “Không phải là đầu tiên nhưng phải là tốt nhất”.

Năm 2008, GP.Bank sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 2.000 tỷ đồng, thu nhập trước thuế đạt 190 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên 16%, mở thêm 7 chi nhánh và 19 phòng giao dịch, nâng tổng số mạng lưới của GP.Bank lên 12 chi nhánh và 40 phòng giao dịch GP.Bank trên toàn quốc, phát triển sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ cao và dịch vụ hoàn hảo định hướng khách hàng, thẻ thanh toán kết nối với hệ thống quốc gia và quốc tế.

Một phần của tài liệu Dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu Thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 62)