Chi phí vốn huy động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên sàn chừng khoán việt nam (Trang 29 - 31)

1.2. Hiệu quả huy động vốn tiền gửi

1.2.2.2. Chi phí vốn huy động

Chi phí vốn huy động/ Quy mơ vốn huy động:

Vốn của NHTM được chia làm 2 loại: Vốn chủ sở hữu và nợ. Vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nhưng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng và đặc biệt là được dùng để đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng.

Nợ chiếm phần lớn trong nguồn vốn của NHTM, nó là nguồn vốn hoạt động chính đối với mỗi ngân hàng. Cho nên hầu hết các khoản nợ của NHTM đều liên quan đến chi phí huy động vốn.

Thành phần cơ bản của chi phí HĐV bao gồm chi phí trả lãi ( lãi suất huy động) và chi phí phi trả lãi (chi phí tiền lương cho cán bộ nhân viên, chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí quản lý, dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh khoản, chi phí cơ sở vật chất, chi phí marketing…) mà ngân hàng phải bỏ ra để HĐV.

Chi phí trả lãi mà ngân hàng trả cho khách hàng là chi phí trả lãi dựa trên lãi suất danh nghĩa, lãi suất ngân hàng cơng bố cho khách hàng. Chi phí này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kỳ hạn, loại tiền gửi, mục tiêu gửi tiền của khách hàng, chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ, tiện ích kèm theo…Tuy nhiên, lãi suất thực tế của nguồn vốn huy động đối với ngân hàng cao hơn bởi vì ngồi chi phí trả lãi, ngân hàng cịn bỏ ra nhiều loại chi phí khác nữa, chi phí phi trả lãi. Vì vậy, chỉ tiêu huy động vốn/ tổng nguồn vốn huy động được chia nhỏ ra làm hai chỉ tiêu khác. Đó là:

Chi phí trả lãi/ Tổng vốn huy động: Cho thấy để huy động được một

đồng vốn thì ngân hàng cần phải trả bao nhiêu tiền dựa trên lãi suất công bố cho khách hàng.

Chi phí phi trả lãi/ Tổng vốn huy động: Cho thấy một đồng vốn huy động được ngân hàng bỏ ra chi phí là bao nhiêu trong việc quản lý, cất trữ, bảo quản…

Chỉ tiêu trên dùng để phản ánh chi phí lãi phải trả cho một đồng vốn huy động của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt.

Chi phí HĐV = Chi phí lãi HĐV + Chi phí phi lãi HĐV

Nếu ngân hàng giảm chi phí huy động bằng cách hạ lãi suất thì việc huy động vốn sẽ gặp nhiều khó khăn vì khơng thể cạnh tranh với các ngân hàng khác, vì vậy trong dài hạn muốn giảm chi phí huy động vốn ta cần phải tìm cách giảm thiểu chi phí phi lãi.

Chênh lệch thu chi lãi/ chi phí trả lãi của ngân hàng:

Mối liên hệ nguồn vốn và tài sản là mối liên hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Đó là hai mặt của quá trình hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, tức khả năng đáp ứng kịp các nhu cầu về sử dụng vốn hay khả năng sinh lời từ đồng vốn huy động được thì các ngân hàng thường sử dụng chỉ tiêu chênh lệch thu chi lãi/ chi phí trả lãi của ngân hàng để đánh giá mối liên hệ sinh lời của tài sản và nguồn vốn cũng như hiệu quả hoạt động huy động vốn. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Chỉ tiêu này cho thấy một đồng chi phí ngân hàng bỏ ra để huy động vốn sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ đồng vốn đó. Chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy ngân hàng đã sử dụng rất hiệu quả đồng vốn huy động của mình trong việc tối thiểu hóa chi phí huy động cho đồng vốn đó. Chỉ tiêu này cao do chênh lệch thu chi lãi cao và chi phí trả lãi nhỏ. Chỉ tiêu chênh lệch thu, chi lãi/chi phí trả lãi cao cũng

có thể do chi phí tăng và thu nhập khác trước thu nhập khác và chi phí khác giảm, tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc độ giảm của thu nhập đó.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên sàn chừng khoán việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)