Phạm vi thỏa thuận

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế (Trang 34 - 39)

2.1. Hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn tòa án

2.1.1. Phạm vi thỏa thuận

2.1.1.1. Vụ việc có yếu tố quốc tế

Theo cơng ước Lahay 2005, các tranh chấp phải là tranh chấp có tính

chất “quốc tế”, yếu tố “quốc tế” được xác định trên hai khía cạnh.

Thứ nhất, yếu tố “quốc tế” liên quan tới thẩm quyền. Một vụ việc là

quốc tế trừ khi có đầy đủ cả hai điều kiện: Đầu tiên, các bên cùng cư trú ở một

nước ký kết và thứ hai, mối quan hệ của các bên và tất cả các yếu tố liên quan

tới tranh chấp (khơng phụ thuộc vào địa điểm của các tịa án được lựa chọn)

liên hệ duy nhất với quốc giá đó. Điều này có nghĩa là các quy tắc thẩm quyền

của Công ước sẽ áp dụng khi tồn tại một trong hai yếu tố: các bên trong vụ

việc không thường trú tại cùng một nước, hoặc một số yếu tố khác có liên

quan đến tranh chấp (trừ địa điểm của các tòa án được lựa chọn), có mối liên hê với nước khác.

Chẳng hạn, hợp đồng được ký kết và thực hiện ở Bồ Đào Nha và hai

31

khơng có yếu tố nào (trừ việc lựa chọn tòa án tại Nhật Bản) liên quan tới quốc gia khác. Và vụ việc như vậy không được xem là vụ việc quốc tế theo quy tắc

thẩm quyền của công ước. Kết quả là, nếu một bên của hợp đồng kiện bên còn

lại tại Bồ Đào Nha, Công ước sẽ khơng u cầu tịa án Bồ Đào Nha áp dụng

Điều 6 (để thiết lập thẩm quyền cho dù tòa án Bồ Đào Nha được phép tiến

hành trong trường hợp này). Nếu thủ tục tố tụng thực hiện tại tòa án Nhật

Bản, tòa án Nhật Bản sẽ không được yêu cầu để xử vụ án theo Công ước. Tất

nhiên, có thể là cả hai tịa án áp dụng pháp luật quốc gia của mình, tạo ra kết

quả tương tự như trường hợp áp dụng Công ước.

Một hệ quả khác của quy định này là nếu các bên trong một vụ việc

hoàn tồn trong nước Bồ Đào Nha đã chọn một tịa án Bồ Đào Nha, và một

trong các bên đã khởi kiện tại một nước thành viên, các tòa án của nước khác

sẽ khơng có nghĩa vụ theo Cơng ước, từ chối giải quyết vụ việc. Tuy nhiên,

trường hợp này là không thể xảy ra với bất cứ tòa án nào khác hơn tòa án Bồ Đào Nha sẽ có thẩm quyền trong trường hợp như vậy.

Định nghĩa về “quốc tế” đối với việc công nhận và thi hành bản án của tòa án như sau: Vụ việc có tính chất quốc tế nếu bản án được công nhận hoặc

thi hành ở nước ngoài. Kết quả là, một vụ việc khơng có tính chất quốc tế

theo Điều 1 (2) của Công ước nhưng bản án trở thành có yếu tố quốc tế nếu

được công nhận hoặc thi hành tại một nước thành viên khác.

2.1.1.2. Tòa án được lựa chọn phải thành là tòa án của nước thành viên

Điều 25 Quy định 1215/2012 của Hội đồng Châu Âu không yêu cầu

các bên trong thỏa thuận phải cư trú ở EU nhưng các bên phải lựa chọn một

tòa án hoặc nhiều tòa án của một quốc gia thành viên. Ví dụ, hai bên tranh

32

án Anh thì tịa án Đức nếu được yêu cầu sẽ phải từ chối thẩm quyền theo Điều

25 của Quy định. Tịa án Đức chỉ có thể thiết lập thẩm quyền theo luật quốc

gia nếu tòa án Anh từ chối thẩm quyền.

Nếu một tòa án của một quốc gia nằm ngoài EU được chỉ định trong

thỏa thuận lựa chọn tịa án của các bên, thì thỏa thuận đó khơng được điều chỉnh bởi Quy định 1215/2012.

Điều này trở thành một vấn đề khi một tịa án có thẩm quyền theo Quy

định Brussels I (sửa đổi) được yêu cầu giải quyết tranh chấp đó. Tịa án có

nên từ chối thẩm quyền vì một thỏa thuận thẩm quyền riêng biệt tại tịa án của nước khơng phải là thành viên EU?

Brussels I (sửa đổi) chỉ cho phép các tòa án từ chối thẩm quyền để

ủng hộ thỏa thuận lựa chọn tòa án của một nước thành viên khác. Tịa án đó có nên mở rộng để ủng hộ thỏa thuận lựa chọn tòa án của nước thứ ba? Khả

năng này đã được đề cập đến ở vụ việc Owusu và Jackson nhưng không

được ECJ chấp nhận [36].

ECJ cho rằng trong trường hợp này thì tồ án cần đánh giá tính hợp lệ của của thỏa thuận bằng cách viện dẫn pháp luật quốc gia. Một thỏa thuận lựa chọn tịa án khơng phải thành viên của EU sẽ không thay thế thẩm quyền căn cứ vào nơi cư trú của bị đơn. Điều này sẽ cho phép một tòa án EU giải quyết vụ việc trái với một thoả thuận lựa chọn tòa án và ban hành một bản án có thể

trái ngược với các phán quyết của tòa án được lựa chọn.

Tương tự như vậy, Công ước Lahay 2005 cũng yêu cầu các bên trong

thỏa thuận phải chỉ ra một hoặc nhiều tòa án của một nước thành viên của

Công ước. Thỏa thuận lựa chọn tịa án khơng phải là thành viên công ước

33

2.1.1.3. Về mối liên hệ giữa vụ việc với quốc gia có tịa án

Cơng ước Lahay 2005 không bắt buộc thỏa thuận lựa chọn tòa án

phải có mỗi liên hệ giữa tịa án được lựa chọn và các yếu tố liên quan đến

tranh chấp. Tuy nhiên, Điều 19 Công ước cho phép quốc gia thành viên có

thể tuyên bố rằng tòa án của quốc gia đó có thể từ chối giải quyết tranh

chấp đối với việc áp dụng thỏa thuận lựa chọn tòa án riêng biệt nếu, trừ địa

điểm của tòa án được lựa chọn, khơng có mối liên hệ nào giữa quốc gia đó

với các bên hoặc với tranh chấp. Quy định này xuất phát từ thực tiễn khi

tranh chấp có mối liên hệ với tòa án của một quốc gia thì tịa án sẽ thuận

lợi trong quá trình xét xử.

Trong thực tế, có những trường hợp các bên chọn tòa án của một nước

mà họ hoặc các yếu tố của vụ việc khơng có bất kỳ liên hệ nào với quốc gia có tịa án. Lý do là không bên nào muốn giải quyết vụ việc trước các tịa án của

nước bên kia. Do đó, các bên đồng ý lựa chọn tòa án của một nước trung lập.

Một số nước hoan nghênh điều này. Nhưng cũng có một số nước khác thấy

rằng đó là sự áp đặt một gánh nặng cho hệ thống tư pháp của họ. Điều 19 Công

ước là một quy định mở mục đích để dung hịa trong hai trường hợp trên.

Pháp luật Trung Quốc yêu cầu tòa án được lựa chọn phải có mối liên

hệ với tranh chấp, cụ thể đối với những tranh chấp hợp đồng liên quan đến

nước ngoài hoặc tranh chấp tài sản liên quan đến nước ngoài, các bên

đương sự có thể thỏa thuận lựa chọn tịa án có thẩm quyền tại nơi có liên

quan tới tranh chấp.

Hoa Kỳ thừa nhận thỏa thuận lựa chọn tòa án nhưng tòa án Hoa Kỳ

cũng có thể tùy ý từ chối giải quyết tranh chấp và ủng hộ vụ kiện tại một tòa án nước ngoài thuận tiện hơn. Việc từ chối là chỉ thích hợp nếu có một tịa án

34

các yếu tố lợi ích cơng và lợi ích tư khác nhau. Các lợi ích tư liên quan chủ

yếu đến sự tiện lợi của các bên và những người tham gia khác trong các vụ kiện, bao gồm các yếu tố như tiếp cận với chứng cứ liên quan, chi phí cho các

nhân chứng, và các yếu tố khác “làm cho việc xét xử vụ án dễ dàng, nhanh

chóng và khơng tốn kém”.

Mặt khác, các lợi ích cơng, liên quan nhiều hơn đến sự tiện lợi của tòa

án và hệ thống tư pháp nói chung. Chúng bao gồm những khó khăn hành chính cho tịa án thực hiện, gánh nặng của bồi thẩm đồn, những khó khăn cho các tịa án trong việc áp dụng pháp luật nước ngoài… [37].

2.1.1.4. Trường hợp khơng được phép thỏa thuận lựa chọn tịa án

Phần lớn các công ước quốc tế đều quy định các bên tham gia tranh

chấp không được thỏa thuận lựa chọn tòa án khi tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của tòa án một quốc gia.

Khoản 4 Điều 25 Quy định số 1215/2012 có quy định: Văn bản thỏa

thuận về thẩm quyền sẽ khơng có hiệu lực pháp lý nếu tòa án được trao

thẩm quyền có mục đích loại trừ hiệu lực của thẩm quyền riêng biệt tại

Điều 24 của Quy định.

Tương tự, Điều 9 Công ước La Haye năm 2005 quy định rằng phán

quyết của tòa án quốc gia được chọn sẽ bị từ chối công nhận và cho thi hành tại quốc gia được yêu cầu nếu theo quy định của pháp luật quốc gia nơi nhận

được yêu cầu tranh chấp thuộc thẩm quyền riêng biệt của tịa án quốc gia đó. Điều này có nghĩa là khi một quốc gia nhận được yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của tịa án nước ngồi đã tun mà tranh chấp này thuộc

thẩm quyền giải quyết riêng biệt của tịa án quốc gia đó thì dù thẩm quyền của

tịa án nước ngồi được xác định trên cơ sở sự thỏa thuận lựa chọn hợp pháp

của các bên, phán quyết của tịa án nước ngồi cũng sẽ không được công nhận

35

Pháp luật Cộng hòa Pháp yêu cầu thỏa thuận lựa chọn tòa án phải rõ ràng và không được trái với quy định về thẩm quyền riêng biệt của toà án Pháp. Nếu vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án Pháp thì thỏa thuận

lựa chọn tịa án sẽ bị vô hiệu, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hịa

Pháp là thành viên có quy định khác.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)