Thừa nhận Thỏa thuận chọn Tòa án trong Bộ luật tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế (Trang 63 - 68)

3.2. Một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện và tăng cƣờng thực th

3.2.2. Thừa nhận Thỏa thuận chọn Tòa án trong Bộ luật tố tụng dân sự

sự và văn bản chuyên ngành

3.2.2.1. Thỏa thuận lựa chọn tòa án là một nguyên tắc chung trong việc

xác định thẩm quyền trong tố tụng dân sự quốc tế

Qua nghiên cứu Công ước La Hay 2005 và pháp luật của các nước về thỏa thuận lựa chọn Tịa án có thể thấy, xu thế quốc tế là trừ trường hợp thuộc thẩm quyền riêng biệt của toà án một quốc gia, các bên trong quan hệ thương

mại có yếu tố nước ngồi đều có thể thoả thuận lựa chọn toà án để giải quyết

tranh chấp của mình. Điều này là phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt trong

quan hệ dân sự nói chung và quan hệ hợp đồng thương mại nói riêng.

Trong thực tế, đã có những trường hợp tịa án Việt Nam có thẩm quyền

nhưng các bên đã thỏa thuận chọn tịa án nước ngồi để giải quyết tranh chấp.

Chẳng hạn, trong hợp đồng giữa một doanh nghiệp Việt Nam và một doanh

nghiệp Singapo, các bên có thỏa thuận “trường hợp trọng tài thương mại

quốc tế Pari khơng có thẩm quyền thì hợp đồng được điều chỉnh theo luật Anh và tòa án Anh”. Trong một hợp đồng giữa một doanh nghiệp Việt Nam

và một doanh nghiệp Pháp về đại lý mỹ phẩm, các bên có thỏa thuận “mọi bất

đồng về giải thích hay về áp dụng hợp đồng được điều chỉnh bởi pháp luật

Pháp và được giải quyết trước tòa án thương mại Pari” [3].

Do vậy hệ thống pháp luật Việt Nam nên có từng bước sửa đổi, ghi

nhận một cách rõ ràng trong Bộ luật tố tụng dân sự về vấn đề này để quy

định của pháp luật Việt Nam về thỏa thuận lựa chọn tòa án để phù hợp với

thực tiễn giao dịch thương mại hiện nay cũng như hài hòa với quy định của

pháp luật quốc tế.

Bộ luật tố tụng dân sự với tư cách là nền tảng cho tố tụng dân sự, cần thừa nhận thỏa thuận lựa chọn tòa án như một nguyên tắc để xác định thẩm

60

quyền của tòa án Việt Nam trong các tranh chấp thương mại quốc tế. Trên cơ sở nguyên tắc được thừa nhận trong Bộ luật tố tụng dân sự, các văn bản pháp

luật thuộc từng lĩnh vực sẽ có quy định hướng dẫn chi tiết đối với quy định

thỏa thuận lựa chọn tòa án.

Với tư cách là đạo luật chung về tố tụng dân sự, Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 cần chứa đựng các quy định mang tính chất nền tảng, nguyên tắc áp

dụng cho toàn bộ các lĩnh vực chun ngành. Chính vì vậy, những quy định

về quyền thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngồi cần được quy định tập trung trong Bộ Luật tố tụng dân sự Việt Nam, bởi các lý do sau đây:

Thứ nhất, BLTTDS là đạo luật quan trọng nhất của pháp luật tố tụng

dân sự Việt Nam, chứa đựng những quy định mang tính chấp ngun tắc có

hiệu lực áp dụng chung cho tất cả những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực tố

tụng dân sự, kể cả tố tụng dân sự có yếu tố nước ngồi. Việc đưa các quy

định này vào BLTTDS sẽ đảm bảo hiệu lực pháp lý cao nhất của quy phạm

pháp luật cũng như trao cho các quy định này hiệu lực chung để áp dụng

trong thực tiễn đối với mọi loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi khác

nhau, trong đó có quan hệ thương mại có YTNN.

Thứ hai, việc tập trung các quy định trong một đạo luật sẽ góp phần nâng cao tính đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật vốn là một trong

những hạn chế của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. Khi một vấn đề lại

được quy định trong nhiều văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý khác nhau sẽ

dẫn đến tình trạng tản mát, chồng chéo, mâu thuẫn của hệ thống pháp luật.

Tình trạng này đã xảy ra đối với các quy định về nội dung của Tư pháp quốc

tế Việt Nam (quy phạm pháp luật giải quyết xung đột pháp luật, ngoài Bộ

61

nhau). Chính vì vậy, các quy định của luật hình thức cần rút kinh nghiệm tránh mắc phải khuyết điểm này. Hơn nữa quy định về luật hình thức thường địi hỏi tính đồng bộ, thống nhất cao mới có thể áp dụng trên thực tế [26].

Nhận thức được tầm quan trọng này, cơ quan nhà nước đang đẩy mạnh

cái cách tư pháp, Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi Bộ luật tố tụng dân

sự để phù hợp với thực tiễn giải quyết tranh chấp của các bên đương sự. Dự

thảo Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) đã thừa nhận thỏa thuận lựa chọn tòa án

là một trong những căn cứ xác định thẩm quyền chung của tòa án Việt Nam

tại điểm g Khoản 1 Điều 455 của Dự thảo. Tuy nhiên, việc lựa chọn tòa án Việt Nam phải nằm trong các trường hợp được lựa chọn theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ngồi ra, khoản 1 Điều 456 của Dự thảo cịn quy định tòa án Việt Nam

phải trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố

nước ngồi khi các bên đã có văn bản thỏa thuận lựa chọn tịa án nước ngoài. Điều này cho thấy rằng, Việt Nam cũng đang tích cực sửa đổi hệ thống pháp luật để phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế.

3.2.2.2. Những quy định cụ thể

Bên cạnh những quy định mang tính nguyên tắc chung trong Bộ Luật tố

tụng dân sự, các văn bản pháp luật chuyên ngành có thể quy định những vấn

đề cụ thể liên quan đến lĩnh vực thuộc đối tượng điều chỉnh của đạo luật đó

nhưng khơng được trái với các nguyên tắc đã được xác định trong Bộ Luật tố

tụng dân sự. Điều này vừa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống

pháp luật, vừa phù hợp với thông lệ chung của pháp luật quốc tế đối với

những nước không ban hành đạo luật riêng về Tư pháp quốc tế.

Với tư cách là một trong những nguyên tắc cơ bản xác định thẩm

62

nước ngoài, việc xây dựng quy định về quyền thỏa thuận lựa chọn tòa án

giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngồi cần phải chú ý các nội

dung cơ bản sau:

a) Quy định về hiệu lực của thỏa thuận:

Thứ nhất, về phạm vi thỏa thuận: Các bên có thể thực hiện việc thỏa

thuận lựa chọn tòa án giải quyết mọi tranh chấp phát sinh từ quan hệ thương mại quốc tế hoặc tòa án chỉ giải quyết một số tranh chấp nhất định liên quan

đến tranh chấp.

Chúng ta cần nghiên cứu dựa trên thực trạng của Việt Nam để xem xét

việc cho phép các bên lựa chọn tịa án Việt Nam mà vụ việc đó khơng có một mối liên hệ nào với tòa án Việt Nam hay thỏa thuận lựa chọn tòa án Việt Nam bắt buộc phải có mối liên hệ giữa vụ việc đó với tịa án.

Các bên tham gia tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn tịa án nước ngồi giải quyết tranh chấp nếu tranh chấp đó theo quy định của pháp luật

Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử chung của Tòa án Việt Nam. Vụ tranh

chấp thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam thì các bên

khơng được phép thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp và nếu có u cầu cơng nhận và thi hành tại Việt Nam sẽ bị từ chối. Đây là quy định vừa phù hợp với pháp luật quốc tế, vừa đảm bảo chính sách cơng của Việt Nam.

Vụ tranh chấp mà chúng ta thấy rõ nếu tịa án nước ngồi giải quyết thì

bản án, quyết định do tịa án nước ngồi ban hành không thể công nhận và

cho thi hành tại Việt Nam,

Thứ hai, về chủ thể: Chủ thể phải là những người có đủ năng lực hành vi để giao kết thỏa thuận.

63

hình thức có giá trị tương đương văn bản có thể chứng minh được có sự thỏa

thuận giữa các bên. Thỏa thuận lựa chọn có thể là một điều khoản của hợp

đồng hoặc một văn bản riêng biệt với hợp đồng.

Các bên có thể thực hiện việc thỏa thuận trước hoặc sau khi tranh chấp đã phát sinh.

Thứ tư, về nội dung: Pháp luật cần quy định thêm về giá trị nội dung

của thỏa thuận. Có thể quy định nội dung của thỏa thuận dựa trên nguyên tắc

hình thành một hợp đồng như thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, không lừa dối, ép buộc…, không vi phạm điều cấm của pháp luật, khơng trái với chính sách cơng của nhà nước.

b) Về cách thức thỏa thuận: các bên có quyền lựa chọn một trong hai

cách thức thỏa thuận:

Thứ nhất, thỏa thuận lựa chọn một tịa án có thẩm quyền riêng biệt,

tức là các bên chỉ có thể u cầu tịa án đã được thỏa thuận để giải quyết

tranh chấp (Ví dụ: khi các bên thỏa thuận là mọi tranh chấp giữa các bên

được giải quyết tại Tịa án Canada thì bên khởi kiện chỉ được nộp đơn tại

Tòa án Canada); Thứ hai, cho phép các bên thỏa thuận lựa chọn tịa án

khơng riêng biệt, có nghĩa là có hơn một tịa án có thể có thẩm quyền giải

quyết tranh chấp hoặc thỏa thuận cho phép nguyên đơn được lựa chọn tòa

án khi xảy ra tranh chấp;

c) Về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam

Nếu các bên thỏa thuận lựa chọn tòa án Việt Nam giải quyết tranh chấp giữa họ và thỏa thuận đó phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam thì tịa án Việt Nam khơng được từ chối việc giải quyết tranh chấp nếu nhận được đơn khởi kiện.

64

Nếu các bên thỏa thuận lựa chọn tịa án nước ngồi là tịa án riêng biệt

có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa họ thì các bên chỉ có thể u cầu tịa án đã được thỏa thuận để giải quyết tranh chấp, nếu tòa án Việt Nam nhận được đơn kiện của một bên thì phải từ chối khơng giải quyết nếu bên còn lại

phản đối thẩm quyền này. Tuy nhiên, nếu bên khởi kiện nộp đơn tại tịa án

Việt Nam mà bên kia lại khơng có phản ứng gì đồng thời tham gia tố tụng

trước tịa án Việt Nam thì chúng ta có thể xem bên kia đã chấp nhận sự vi

phạm của bên khởi kiện. Do vậy, tịa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Trong trường hợp các bên chỉ thỏa thuận lựa chọn tịa án nước ngồi

giải quyết một phần tranh chấp, tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết phần tranh chấp cịn lại mà các bên khơng thỏa thuận chọn tịa án nước ngồi giải quyết;

Thẩm quyền của tòa án Việt Nam trong trường hợp thỏa thuận lựa chọn

tòa án nước ngồi bị vơ hiệu như sau: nếu thỏa thuận khơng hợp pháp hoặc vơ

hiệu tồn bộ thì tịa án Việt Nam sẽ giải quyết toàn bộ vụ việc; nếu thỏa thuận

không hợp pháp hoặc vơ hiệu một phần thì tòa án Việt Nam sẽ giải quyết

phần tranh chấp liên quan đến phần thỏa thuận không hợp pháp hoặc vô hiệu

Trường hợp thỏa thuận cho phép một bên được chọn tịa án nước ngồi

nếu bên được quyền lựa chọn tịa án nước ngồi đã khơng nộp đơn khởi kiện tại tịa án nước ngồi mà nộp đơn tại tịa án Việt Nam thì chúng ta xem như

bên có quyền đã từ bỏ quyền của họ và chọn tòa án Việt Nam, trong trường

hợp này tòa án Việt Nam có quyền giải quyết cho dù bên cịn lại phản đối.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)