3.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết về thỏa thuận lựa
3.1.1. Quyền thỏa thuận lựa chọn Tòa án theo quy định của pháp luật
luật Việt Nam
Về nguyên tắc, khi có Điều ước quốc tế mà Việt nam đã tham gia, thì
phải áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế để xác định thẩm quyền theo
nguyên tắc ưu tiên áp dụng. Thực tế cho đến nay Việt Nam chưa tham gia một
Điều ước quốc tế đa phương nào về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế nói
chung và thẩm quyền theo sự lựa chọn của đương sự nói riêng (cụ thể ở đây là Công ước Lahay 2005 về thỏa thuận lựa chọn tòa án).
Cơ bản các quy phạm điều ước về thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt
Nam đối với các vụ việc dân sự có YTNN đều nằm trong các thỏa thuận
song phương giữa Việt Nam với các nước. Trong các Hiệp định này, nhìn
chung việc phân định thẩm quyền của Tòa án trong đại đa số các trường hợp
dựa trên dấu hiệu quốc tịch. Bên cạnh dấu hiệu về quốc tịch, một số trường
hợp căn cứ vào các dấu hiệu khác như nơi thường trú của đương sự; nơi có
tài sản đang tranh chấp… Tuy nhiên, các điều ước song phương này hầu như
không đề cập đến vấn đề thỏa thuận lựa chọn tịa án. Chỉ có một vài Hiệp
định tương trợ tư pháp có quy định cho phép các bên lựa chọn cơ quan giải
quyết tranh chấp khác với Tòa án Việt Nam. Cụ thể: theo khoản 2 Điều 36
Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
50
Các vấn đề quy định tại khoản 1 Điều này (tức nghĩa vụ phát
sinh từ hợp đồng) thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án của bên
ký kết nơi bị đơn thường trú hoặc có trụ sở. Tịa án của bên ký kết nơi nguyên đơn thường trú hoặc có trụ sở cũng có thẩm quyền giải
quyết nếu trên lãnh thổ của nước này có đối tượng tranh chấp hoặc
có tài sản của bị đơn.
Khoản này còn quy định: “các bên giao kết hợp đồng có thể thỏa
thuận với nhau nhằm thay đổi thẩm quyền giải quyết các vấn đề nêu trên”.
Tương tự, Điều 20 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam và Ucraina quy định:
Trong các trường hợp khác, Tòa án của các bên ký kết cũng
có thẩm quyền giải quyết vụ việc, nếu các bên đương sự có thỏa
thuận bằng văn bản. Trong trường hợp có văn bản thỏa thuận của
các bên đương sự, Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ kiện theo yêu
cầu của bị đơn nếu bị đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa [3].
Thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngồi nói chung và tranh chấp thương mại quốc tế nói riêng được quy định tại Điều 410 và Điều 411 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (được sửa đổi 2011) và các văn bản bản pháp luật thuộc từng lĩnh vực.
Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 với tư cách là đạo luật quan trọng nhất xác
định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các tranh chấp dân sự có
yếu tố nước ngồi, tuy nhiên, các quy định đều khơng đề cập đến quyền thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp của các bên đương sự.
Cần lưu ý quy định tại khoản 3 Điều 356 Bộ luật tố tụng dân sự 2004, những bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngồi khơng được cơng
51
nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu “Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng
biệt của Tịa án Việt Nam”. Điều này có thể hiểu là nếu tranh chấp dân sự có
yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tịa án Việt Nam
thì trong mọi trường hợp bản án của tịa án nước ngồi sẽ không được công
nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu có yêu cầu, kể cả trường hợp các bên
có thỏa thuận lựa chọn tòa án riêng biệt tại nước ngồi.
Quy định về thỏa thuận lựa chọn Tịa án của các bên thực sự chỉ được tìm thấy trong một số văn bản luật chuyên ngành của Việt Nam
Tại Bộ luật hàng hải 2005 quy định:
Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải mà trong đó ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân
nước ngồi thì có quyền thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài
hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong các quan hệ và chọn Tòa
án ở một trong hai nước hoặc ở một nước thứ ba để giải quyết
tranh chấp [16, Điều 4, Khoản 2].
Quy định này đã trao quyền cho các bên được thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng hàng hải quốc tế. Mặc dù đây chỉ là một văn bản pháp luật chuyên ngành, song nó lại có ý nghĩa hết sức
quan trọng trong việc tiếp cận sát với các chuẩn mực quốc tế của các nhà lập
pháp Việt Nam.
Khoản 1 Điều 260 Bộ Luật hàng hải năm 2005 “Giải quyết tranh chấp
hàng hải có ít nhất một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài” quy định: “Trường hợp hợp đồng có ít nhất một bên là tổ chức, cá nhân nước ngồi thì
các bên tham gia hợp đồng có thể thoả thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại
52
Tương tự, Điều 172 Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 “Thẩm quyền giải quyết của Toà án Việt Nam đối với tranh chấp trong vận
chuyển hàng khơng quốc tế” quy định: “1. Tồ án Việt Nam có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng không quốc tế
hành khách, hành lý, hàng hoá theo lựa chọn của người khởi kiện trong các
trường hợp sau đây …” [21, Điều 172].
Luật chuyển giao cơng nghệ năm 2006 có quy định: “ Tranh chấp phát
sinh trong hoạt động chuyển giao công nghệ mà một bên là tổ chức, cá nhân
nước ngồi thì các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn cơ quan giải quyết
tranh chấp và pháp luật áp dụng theo quy định tại Điều 4 của Luật này để giải quyết tranh chấp”[17, Điều 56].
Theo các nguyên tắc được xác định tại Bộ Luật tố tụng dân sự 2004,
những tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngồi thuộc thẩm quyền xét xử chung của Tịa án Việt Nam thì tranh chấp đó có thể được giải quyết tại Tịa án Việt
Nam hoặc tịa án nước ngồi tùy theo ngun đơn nộp đơn khởi kiện ở đâu.
Nếu nguyên đơn nộp đơn khởi kiện tại tịa án nước ngồi và tịa án nước
ngồi đã thụ lý giải quyết thì bản án, quyết định giải quyết có thể được xem xét cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt
Nam. Còn đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của
Tòa án Việt Nam (quy định tại khoản 1 Điều 411 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004) thì bản án, quyết định của tịa án nước ngồi sẽ khơng được cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam trong mọi trường hợp. Như vậy, theo quy định
này chúng ta có thể suy luận, chỉ những tranh chấp có yếu tố nước ngoài
thuộc thẩm quyền xét xử chung của tịa án Việt Nam thì các bên mới có thể thỏa thuận lựa chọn tịa án nước ngồi giải quyết tranh chấp đó và bản án nếu
có yêu cầu, sẽ được công nhận và thi hành tại Việt Nam. Sự thỏa thuận lựa
53
quyền xét xử riêng biệt của tòa án Việt Nam và đương nhiên bản án của tịa
án nước ngồi sẽ khơng được cơng nhận tại Việt Nam
Tuy nhiên, có thể thấy, mặc dù quy định của các văn bản pháp luật
chuyên ngành đã thừa nhận quyền thỏa thuận lựa chọn tòa án nhưng những quy định này còn tản mạn và mang tính chất sơ khải, chưa đưa ra được những quy định cụ thể cho cơ chế thỏa thuận lựa chọn tịa án, do đó, trên thực tế nếu áp dụng cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích ở trên có thể thấy Bộ Luật tố
tụng dân sự 2004 không quy định về nguyên tắc thỏa thuận lựa chọn tịa án
nước ngồi giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngồi là hạn chế lớn
của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành. Vì vậy, việc bổ sung
nguyên tắc thỏa thuận lựa chọn tịa án nước ngồi giải quyết tranh chấp với tư cách là một nguyên tắc chung trong Bộ luật tố tụng dân sự điều chỉnh việc xác định thẩm quyền xét xử của tòa án Việt Nam đối với tranh chấp có yếu tố nước ngồi là hoàn toàn cần thiết và phù hợp với xu thế chung của tư pháp
quốc tế hiện nay.
Luật đầu tư năm 2014 cũng quy định về quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư. Quyền lựa chọn này giới hạn ở việc các
bên sẽ chỉ có thể lựa chọn tịa án Việt Nam hoặc trọng tài.