Phương hướng chung

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế (Trang 60 - 63)

3.2. Một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện và tăng cƣờng thực th

3.2.1. Phương hướng chung

Pháp luật Việt Nam cần tương thích với pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài là điều hiển nhiên trong tiến trình hội nhập, do đó, pháp luật Việt

Nam cần phải từng bước sửa đổi và hồn thiện khơng ngừng. Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam đã là thành viên chính thức của Hội nghị Lahay về tư pháp

57

quốc tế. Việt Nam có thể xem xét cho việc gia nhập Công ước Layhay 2005 về thỏa thuận lựa chọn tòa án là một trong những công ước nằm trong khuôn khổ của Hội nghị.

Trong quá trình thực hiện theo các định hướng trên cần lưu ý một số

vấn đề sau:

Trong một tranh chấp thương mại quốc tế, hai vấn đề quan trọng cần phải giải quyết là thẩm quyền của tòa án và luật áp dụng cho nội dung

tranh chấp. Tuy nhiên, lưu ý rằng khi giải quyết tranh chấp, cần phải xác

định rõ ràng vấn đề thẩm quyền xét xử của Toà án với vấn đề luật áp dụng

để giải quyết tranh chấp là hai vấn đề hoàn toàn độc lập và sự tự nguyện

lựa chọn của đương sự cần được tôn trọng và xem đây là nguyên tắc tối

thượng khi giải quyết tranh chấp. Vấn đề này nên được điều chỉnh trong Bộ

luật tố tụng dân sự;

Liên quan đến việc gia nhập Công ước Lahay 2005, việc gia nhập Điều ước đa phương này sẽ giúp Việt Nam nhận được sự hỗ trợ từ các diễn đàn của Điều ước, tránh được việc đàm phán riêng lẻ và phải chịu ảnh hưởng của quan

hệ đối ngoại giữa đôi bên. Hơn nữa, các Điều ước đa phương có giá trị ràng

buộc chặt chẽ hơn nhiều so với Điều ước song phương, do xuất phát từ sự cân

đối về lợi ích giữa đơi bên với nhiều bên của các quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu để gia nhập Điều ước đa phương trên chúng ta cần đánh giá tác động đối với việc gia nhập, nhằm vạch ra lộ trình gia nhập hợp lý cũng như xác định các điều khoản bảo lưu phù hợp với điều kiện thực tế của Việt

Nam cả về hệ thống pháp luật lẫn truyền thống văn hoá pháp lý;

Khi gia nhập Công ước, chú ý vận dụng một cách đồng bộ và có khoa

học giữa việc bảo lưu các điều khoản Công ước với việc thay đổi và hoàn

58

một cách rõ ràng rằng, các quy phạm Điều ước mà chúng ta đã và sẽ tham gia

là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống pháp luật Việt nam, tránh tình

trạng chủ quan không quan tâm đến quy phạm điều ước hay chờ đợi sự nội

luật hoá các quy phạm này;

Bên cạnh đó, trong q trình hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam,

chúng ta có thể đưa ra giải pháp hướng dẫn nghiệp vụ của Toà án nhân dân

Tối cao thông qua việc ban hành nghị quyết hướng dẫn việc xét xử hoặc trả

lời đối một số vụ án của Toà án địa phương liên quan đến việc giải quyết

tranh chấp dân sự có YTNN (Một hình thức gián tiếp để cơng nhận án lệ).

Tịa án với tư cách là cơ quan xét xử, trong đó Thẩm phán là người đóng vai trị quyết định trong việc xét xử và đưa ra phán quyết đối với vụ án,

việc cho phép và tăng cường sự độc lập và sáng tạo của Thẩm phán trong việc

giải quyết tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp thương mại có YTNN

nói riêng đối với các trường hợp chưa có quy định rõ ràng là điều hết sức cần

thiết, đặc biệt là trong vấn đề xác định thẩm quyền cũng như việc tìm kiếm

nội dung, giải thích và áp dụng pháp luật nước ngồi… từ kết quả đó, có thể

làm tiền lệ cho việc giải quyết các vụ án về sau.

Các bên đương sự là chủ thể chịu tác động trực tiếp từ kết quả của việc

giải quyết tranh chấp, do vậy cần phải đặt tính thuận tiện và đảm bảo quyền tự quyết của các bên đương sự trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại

lên hàng đầu, tránh tình trạng rập khn, máy móc theo câu chữ của Điều

luật. Điều này lại phụ thuộc vào sự linh động, chủ động và trách nhiệm của

Thẩm phán trong việc giải quyết tranh chấp. Đồng thời có cơ chế đảm bảo

tính chủ động này trong mối quan hệ với trách nhiệm, đạo đức của Thẩm

phán hay quy trình bổ nhiệm, tái bổ nhiệm và nhiệm kỳ của Thẩm phán của

59

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)