Hệ quả về mặt xác định thẩm quyền của Tòa án

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế (Trang 43 - 46)

2.2. Hệ quả của việc thừa nhận thỏa thuận lựa chọn Tòa án

2.2.1. Hệ quả về mặt xác định thẩm quyền của Tòa án

Tòa án được chọn phải giải quyết vụ việc nếu việc thỏa thuận lựa chọn tịa án có hiệu lực theo các quy định của pháp luật. Đây là một nguyên tắc của

Công ước Lahay 2005. Một sự lựa chọn thoả thuận tịa án sẽ có ít giá trị nếu

tịa án được lựa chọn khơng giải quyết u cầu của các bên. Vì lý do này, quy định một tòa án được chỉ định bởi một thỏa thuận lựa chọn tịa án riêng biệt sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, trừ khi thỏa thuận này là vơ hiệu theo pháp luật của của nước có tịa án được lựa chọn.

40

Việc quy định “vô hiệu” là ngoại lệ duy nhất cho áp dụng chung quy

tắc tòa án được chọn phải giải quyết vụ việc. Thỏa thuận vô hiệu được quy

định theo pháp luật của nước có tịa án được lựa chọn. Cụm từ “luật của

nước” bao gồm các quy tắc chọn luật của nước đó. Do đó, nếu tịa án được lựa

chọn cho rằng pháp luật của một quốc gia khác nên được áp dụng theo quy

định lựa chọn luật, tòa án sẽ áp dụng luật đó. Điều này có thể xảy ra, ví dụ,

theo quy định lựa chọn luật của tòa án được lựa chọn, giá trị của thoả thuận

lựa chọn tòa án được quyết định bởi luật điều chỉnh tổng thể hợp đồng mà

luật điều chỉnh hợp đồng do các bên thỏa thuận trong một điều khoản lựa

chọn pháp luật.

Quy định “vô hiệu” chỉ áp dụng cho nội dung thỏa thuận chứ khơng áp

dụng cho hình hức của thỏa thuận. Nó được dùng để chỉ căn cứ chủ yếu được

công nhận chung như gian lận, nhầm lẫn, xuyên tạc, cưỡng ép và thiếu năng

lực ký kết. Nó khơng ảnh hưởng tới các u cầu về hình thức tại điểm c Điều 3 của Công ước.

Nguyên tắc trên không bao gồm bất kỳ trường hợp đặc biệt nào tịa án

được lựa chọn có thể tùy ý quyết định theo pháp luật nội bộ của mình. Cơng

ước quy định cụ thể rằng tịa án có thẩm quyền theo thỏa thuận sẽ không từ

chối giải quyết vụ việc trên cơ sở tranh chấp nên được giải quyết ở tòa án của quốc gia khác, chẳng hạn như theo học thuyết forum non convenien. Tuy

nhiên, điều này áp dụng cho tòa án của một quốc gia khác, khơng áp dụng cho

các tịa án của cùng một quốc gia. Đối với trường hợp của Hoa Kỳ, điều này

có thể phụ thuộc vào việc tòa án được lựa chọn là một tòa án tiểu bang hay

một tòa án liên bang. Chẳng hạn, nếu thỏa thuận lựa chọn tòa án chỉ định “các

tòa án của tiểu bang New York”, từ “nhà nước” tại Điều 5 (2) của Cơng ước có thể hiểu là tiểu bang New York, không phải Hoa Kỳ, trong trường hợp này tịa án New York sẽ khơng được từ chối thẩm quyền cho tòa án ở New Jersey.

41

Các công ước quốc tế đều quy định rất cụ thể khi các bên tham gia

tranh chấp đã thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp đó và thỏa thuận đã phát sinh hiệu lực pháp lý thì bất cứ tịa án nào khơng được các bên thỏa thuận lựa chọn sẽ khơng có thẩm quyền giải quyết và phải từ chối thụ lý vụ việc khi nhận được đơn kiện, trừ một số trường hợp nhất định.

Điều 17 Công ước Brussels ngày 27/12/1968 quy định rằng khi các bên đã thỏa thuận lựa chọn tòa án của một quốc gia ký kết giải quyết tranh

chấp thì các tịa án của các quốc gia ký kết khác sẽ khơng có thẩm quyền

giải quyết, trừ khi một hoặc các tòa án đã được lựa chọn đã từ chối giải quyết vụ việc.

Điều 6 Công ước La Hay năm 2005 cũng quy định tòa án của quốc gia ký kết khơng được lựa chọn sẽ phải đình chỉ hoặc từ chối thẩm quyền, trừ một

số trường hợp sau: Thỏa thuận vơ hiệu theo luật của nước có tịa án được lựa chọn; Một bên thiếu năng lực ký kết thỏa thuận theo luật của quốc gia có tịa

án đang thụ lý vụ việc; Thỏa thuận có hiệu lực sẽ dẫn tới sự không công bằng rõ ràng hoặc hiển nhiên trái với chính sách cơng của nhà nước có tịa án thụ lý

vụ việc; Thỏa thuận có thể khơng được thực hiện một cách hợp lý vì các lý do

đặc biệt nằm ngồi sự kiểm sốt của các bên; Toà án được lựa chọn đã quyết định không xét xử vụ án.

Theo pháp luật cộng hòa Pháp, khi thỏa thuận lựa chọn tòa án được

thực hiện phù hợp với quy của pháp luật thì dù các bên có lựa chọn tịa án

khác với quy định của pháp luật thẩm quyền theo lãnh thổ của tịa án thì thỏa

thuận này sẽ vẫn có hiệu lực [26].

Trong vụ việc giữa công ty Mỹ và công ty của Pháp liên quan tới hợp

đồng phân phối độc quyền các sản phẩm của công ty Mỹ trên lãnh thổ của

42

tất cả các khởi kiện có liên quan từ hợp đồng. Sau hành vi đình chỉ thực hiện hợp đồng của công ty Mỹ, công ty Pháp đã khởi kiện công ty Mỹ ra tòa án

của Pháp với lý do công ty của Mỹ đã lạm dụng sự phụ thuộc kinh tế của

công ty Pháp. Công ty Mỹ đã phản đối thẩm quyền của tòa án Pháp bằng việc

viện dẫn điều khoản thỏa thuận lựa chọn tịa án Mỹ có thẩm quyền giải quyết

tranh chấp hợp đồng giữa hai bên. Tòa phúc thẩm Paris đã loại trừ việc áp

dụng điều khoản này và cho rằng tịa án Pháp có thẩm quyền bằng việc viện dẫn các điều khoản nguyên tắc thuộc trật tự kinh tế của Cộng hòa Pháp.

Tuy nhiên, tòa án tối cáo Pháp đã hủy Quyết định này của tòa phúc

thẩm với lý do Quyết định đã vi phạm Điều 3 Bộ luật dân sự của Cộng hòa

Pháp và các nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế. Tòa án tối cáo Pháp đã

công nhận hiệu lực của điều khoản thỏa thuận thẩm quyền cho tịa án nước ngồi và từ chối thẩm quyền [14].

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)