Hình thức thỏa thuận

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế (Trang 39 - 43)

2.1. Hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn tòa án

2.1.2. Hình thức thỏa thuận

Nhìn chung, thỏa thuận lựa chọn phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác tương đương văn bản có thể chứng minh cho sự thỏa

thuận. Công ước Lahay 2005 và Quy định Brussels I (sửa đổi) đều có quy

định như vậy.

Pháp luật của Trung Quốc quy định các bên đương sự có thể thỏa thuận

lựa chọn tòa án bằng văn bản [14].

Trường hợp thỏa thuận lựa chọn tòa án bằng văn bản là một phần của

hợp đồng thì có giá trị độc lập với các điều khoản khác của hợp đồng. Giá trị của thỏa thuận lựa chọn tịa án khơng phải tranh luận vì lý do hợp đồng vơ

hiệu. Hay nói cách khác, khi hợp đồng vơ hiệu thì khơng dẫn đến sự vơ hiệu

của điều khoản lựa chọn tòa án. Mặt khác, thỏa thuận lựa chọn tịa án cũng có thể được thỏa thuận thành văn bản tách riêng với hợp đồng.

Yêu cầu về hình thức cần và đủ theo Cơng ước Lahay, một thỏa thuận

lựa chọn tòa án không được điều chỉnh bởi Công ước nếu không tuân theo

Công ước, nhưng nếu tn theo Cơng ước thì khơng được u cầu thêm về

hình thức có thể được áp dụng theo luật pháp quốc gia. Do đó, ví dụ, một tịa án của một nước ký kết không thể từ chối hiệu lực của một thoả thuận lựa

chọn tịa án vì lý do như thỏa thuận được viết bằng tiếng nước ngồi; nó

khơng phải là loại thỏa thuận riêng biệt rõ ràng hoặc thỏa thuận không được

36

Thỏa thuận lựa chọn tòa án phải được ký kết hoặc dẫn chứng tư liệu

bằng văn bản hoặc bằng bất kỳ phương tiện truyền thơng khác có thể sử dụng

để tham khảo sau này. Quy định này được rút ra từ Luật mẫu của UNCITRAL

về thương mại điện tử năm 1996. Khơng có u cầu về hình thức bổ sung có

thể được quy định bởi luật quốc gia. Trường hợp pháp luật nội bộ của quốc

gia quy định các yêu cầu hình thức, thỏa thuận lựa chọn tòa án đáp ứng những

yêu cầu của luật quốc gia nhưng những yêu cầu này không được khắt khe hơn

quy định của Công ước sẽ vẫn có hiệu lực theo luật nội bộ. Tuy nhiên, điều

này sẽ không thuộc phạm vi của Công ước [28].

Trường hợp thỏa thuận bằng văn bản, giá trị về hình thức của thỏa

thuận khơng phụ thuộc vào việc ký kết, mặc dù thiếu chữ ký của các bên có

thể khó khăn hơn trong việc chứng minh sự tồn tại của thỏa thuận. Các hình

thức khác có thể sử dụng bao gồm các phương tiện điện tử truyền dữ liệu

hoặc lưu trữ. Điều này bao gồm tất cả các khả năng thông thường, miễn là dữ liệu là có thể phục hồi được, được dẫn chiếu và hiểu trong tương lai. Ví dụ, e- mail và fax.

Nếu thỏa thuận bằng miệng và một bên đưa vào văn bản, thì điều này

khơng quan trọng nếu bên đó được hưởng lợi từ nó, ví dụ, tịa án được lựa

chọn là tòa án của nước bên đó. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, phải có

được sự đồng ý của cả hai bên tham gia thoả thuận miệng ban đầu.

Công ước Lahay cũng quy định rằng một thỏa thuận lựa chọn tòa án là

một phần của hợp đồng phải được coi như là một thỏa thuận độc lập với các

điều khoản khác của hợp đồng. Giá trị của thoả thuận lựa chọn tòa án phải được xác định một cách độc lập, theo các tiêu chí đặt ra trong Cơng ước. Vì

vậy, có thể tịa án được thỏa thuận xác định hợp đồng vô hiệu nhưng không

37

thể dựa trên cơ sở hợp đồng vô hiệu để áp dụng chung cho thoả thuận lựa

chọn tòa án, điều này phụ thuộc vào hồn cảnh và luật áp dụng.

Trong khn khổ Châu Âu, thỏa thuận lựa chọn tịa án có thể được xác

lập riêng rẽ với hợp đồng hoặc có thể tồn tại dưới dạng một điều khoản trong hợp đồng.

Hình thức thỏa thuận chọn tịa án “bằng văn bản hoặc được chứng minh bằng văn bản” được ECJ làm rõ trong vụ việc Tilly Russ và Nova khi cho rằng thỏa thuận thẩm quyền phải bằng văn bản được ký kết bởi các bên. Trong vụ việc này, hợp đồng giữa các bên hết hiệu lực và các điều khoản của hợp đồng được yêu cầu làm mới lại bằng văn bản. Các bên tiếp tục căn cứ vào

các điều khoản của hợp đồng bằng văn bản sau khi hợp đồng ban đầu hết hiệu

lực. Điều này không xác định giá trị của văn bản thỏa thuận thẩm quyền.

Trong vụ Iveco Fiat và Van Hool, ECJ thấy rằng nếu luật áp dụng cho hợp

đồng cho phép các bên làm mới hợp đồng gốc khác với hình thức bằng văn

bản, thì điều khoản thẩm quyền trong hợp đồng gốc tiếp tục có hiệu lực, với

điều kiện khơng có bên nào phản đối [36].

Trong vụ Powell Duffryn và Petereit, ECJ xem điều khoản thẩm quyền

điều chỉnh tranh chấp giữa công ty và các cổ đông, bao gồm tài liệu thành lập

công ty thỏa mãn yêu cầu hình thức “văn bản hoặc chứng minh bằng văn

bản”. Bên cạnh đó, khi điều khoản thẩm quyền thỏa thuận bằng miệng và được

xác nhận văn bản, được chấp nhận bởi các bên mà không phát sinh bất kỳ phản đối nào sau đó, thỏa thuận như thế thỏa mãn yêu cầu “chứng cứ bằng văn bản”. Tuy nhiên, theo quy định của ECJ trong vụ Galeries và Bonakdarian, hợp đồng

xác lập bằng miệng chịu điều chỉnh của các điều kiện chung về mua bán mà

38

khi có sự xác nhận bằng văn bản của người bán kèm theo một thông báo các điều kiện chung và được bên mua đồng ý bằng văn bản [36].

Tương tự Cơng ước Lahay 2005, các hình thức thơng tin điện tử hiện

nay được điều chỉnh bởi Điều 25 (1) Quy định 1215/2012, mà phù hợp với

“bất kỳ thông tin liên lạc bằng phương tiện điện tử ghi nhận chắc chắn có sự

thỏa thuận” có giá trị tương đương với văn bản. Điều này có nghĩa rằng email sẽ được coi là văn bản.

Điều 4 Luật thẩm quyền và xét xử dân sự 1982 quy định thẩm quyền ở Anh không yêu cầu thỏa thuận thẩm quyền phải bằng văn bản [36].

Nếu thỏa thuận thẩm quyền không thỏa mãn yêu cầu bằng văn bản hoặc chứng minh bằng văn bản, thì vẫn có hiệu lực nếu phù hợp với thực tiễn mà

các bên thiết lập với nhau hoặc với thông lệ được biết đến rộng rãi và thường xuyên được thực hiện bởi các bên.

Yêu cầu về hình thức được điều chỉnh của Công ước Lahay 2005,

tuy nhiên, việc đánh giá hiệu lực nội dung của thỏa thuận không thuộc

phạm vi điều chỉnh của Công ước mà được điều chỉnh bởi pháp luật quốc

gia thành viên.

Việc cho phép tòa án được lựa chọn và tòa án thụ lý, hoặc tòa án thực

thi, mỗi tòa đánh giá hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn tòa án theo luật riêng

của họ và đi đến kết quả khác nhau có thể dẫn đến các tình huống sau đây:

Tịa án được lựa chọn xem thoả thuận lựa chọn tịa án có hiệu lực và xác định

thẩm quyền của mình trên cơ sở đó, nhưng sau đó một tịa án khác xét xử xem thỏa thuận đó vơ hiệu theo luật riêng của mình và cũng giải quyết vụ việc.

Điều này dẫn đến hệ quả là có thể xảy ra tình trạng tố tụng song song

và các phán quyết có thể trái ngược nhau, hoặc tòa án thực thi từ chối thi

39

tránh các tình huống trên, Cơng ước có một cách tiếp cận lựa chọn pháp luật.

Đó là, cả ba tịa án (tòa án được lựa chọn, tòa án thụ lý vụ việc bất chấp có

thỏa thuận và tịa án được yêu cầu thi hành bản án) phải đánh giá giá trị của thỏa thuận theo pháp luật (bao gồm các quy tắc lựa chọn luật) của nước có

tịa án được lựa chọn. Mặc dù điều này thoạt tiên giống như một quy tắc

phức tạp, nhưng được hy vọng có thể tránh được những tình huống trên xảy ra trong khi vẫn giữ được sự hài hịa pháp luật tồn cầu trong lĩnh vực này ở mức cần thiết tối thiểu [28].

Ở Châu Âu, ECJ tuyên bố rằng mục đích của yêu cầu về hình thức để

đảm bảo thỏa thuận giữa các bên được thiết lập trên thực tế. Tuy nhiên, khơng

có u cầu được quy định bởi Brussels I (sửa đổi) liên quan đến giá trị nội

dung của thỏa thuận lựa chọn tịa án. Do đó, miễn là các thủ tục được tuân thủ

thì được coi như là thỏa thuận có giá trị nội dung. Do đó, các quốc gia thành

viên thường áp dụng pháp luật quốc gia của họ trong việc xác định sự tồn tại

của một thỏa thuận. Và cũng như Công ước Lahay, Brussels I sửa đổi đã đưa ra một giải pháp là nội dung của thỏa thuận thẩm quyền được điều chỉnh bởi luật của quốc gia có tịa án được lựa chọn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)