Xem xét việc gia nhập Công ước Lahay về thỏa thuận lựa chọn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế (Trang 68 - 73)

3.2. Một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện và tăng cƣờng thực th

3.2.3. Xem xét việc gia nhập Công ước Lahay về thỏa thuận lựa chọn

tòa án 2005

Cùng với việc thừa nhận thỏa thuận lựa chọn tòa án trong quy định pháp luật của Việt Nam thì việc xem xét gia nhập công ước Lahay 2005 về

65

thỏa thuận lựa tòa án là một định hướng hết sức cần thiết. Hiện nay, EU,

Mexico, Hoa Kỳ và Singapo là thành viên của Công ước. Công ước đã bắt

đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 đối với 28 quốc gia thuộc EU (trừ Đan

Mạch) và Mexico [45].

Công ước Lahay là một Công ước nằm trong Hội nghị Lahay về tư

pháp quốc tế. Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế là một thiết chế được hình

thành từ năm 1893, theo sáng kiến của nhà luật học T.M.C. Asser. Năm 1955,

Hội nghị La Hay chính thức trở thành một tổ chức quốc tế liên Chính phủ,

trên cơ sở Hiến chương của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, có hiệu lực ngày 15/7/1955. Hiện nay, thành viên của tổ chức này gồm trên 70 thành viên đại diện cho mọi châu lục. Một điều đáng chú ý là kể từ năm 2000, số lượng

thành viên tham gia Hội nghị đã tăng lên gần gấp đơi. Chỉ tính riêng khu vực

Châu Á, số lượng các quốc gia trở thành thành viên của Hội nghị đã lên tới 24

quốc gia. Một số nước ASEAN đã trở thành thành viên của Hội nghị như Phi-

líp-pin, Ma-lai-xia hoặc đang có xu hướng gia nhập Hội nghị như Thái Lan.

Hội nghị Lahay về tư pháp quốc tế duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với

Liên hợp quốc, cộng tác với các cơ quan chuyên môn và nhiều tổ chức khu

vực khác nhau [43].

Sứ mệnh của Hội nghị Lahay về tư pháp quốc tế là tìm ra phương pháp tiếp cận và giải pháp trên bình diện quốc tế nhằm giải quyết xung đột pháp

luật về các vấn đề như: Tịa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa

công dân/pháp nhân của các quốc gia? Pháp luật nào sẽ được áp dụng? Vấn

đề công nhận và thi hành các bản án của nước ngoài được thực hiện ra sao?

Làm cách nào để đảm bảo hiệu quả phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan hành chính về tư pháp quốc tế của các quốc gia? Đây là những vấn đề then chốt của cơ chế giải quyết tranh chấp trong tư pháp quốc tế [25].

66

Ngày 10/4/2013, Việt Nam chính thức trở thành thành viên Hội nghị La

Hay về tư pháp quốc tế. Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 73 thể hiện bước tiến quan trọng của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, tạo

cơ sở quan trọng để Việt Nam có thể xem xét gia nhập các Cơng ước của Hội

nghị, trong đó có Cơng ước Lahay 2005 về thỏa thuận lựa chọn tòa án.

Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, Việt Nam là thành viên Hội nghị nói

chung và Cơng ước Lahay 2005 về thỏa thuận lựa chọn tòa án sẽ chịu những tác động nhất định kể cả tác động tích cực và tác động tiêu cực.

3.2.3.1. Về tác động tích cực

Một Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế ngày càng liên kết chặt chẽ và

vững mạnh trên cơ sở pháp lý là Quy chế và các Công ước của Hội nghị,

trong đó có Cơng ước Lahay 2005 sẽ hỗ trợ đắc lực cho Việt Nam phát triển

kinh tế-xã hội cũng như hội nhập khu vực và quốc tế, gia tăng vị thế quốc tế của ta trong quan hệ với các đối tác bên ngoài.

Việc thực hiện nghĩa vụ thành viên cũng đòi hỏi Việt Nam phải nghiêm

túc hơn và chuyên nghiệp hơn trong việc tham gia đàm phán và thực hiện các

quyết định, điều ước quốc tế của Hội nghị La Hay, quan tâm hơn đến các mục

tiêu chung của Hội nghị nhằm bảo đảm sự gắn kết và lồng ghép hài hòa giữa các ưu tiên phát triển của quốc gia và khu vực cũng như toàn cầu, điều chỉnh

tổ chức bộ máy trong nước cũng như đầu tư nguồn lực và nhân lực thích đáng

hơn để tham gia hợp tác về tư pháp quốc tế một cách chủ động và hiệu quả.

Với tư cách là thành viên, Việt Nam sẽ được hỗ trợ để thực hiện tốt các

quyền và nghĩa vụ thành viên, đặc biệt là trong việc hỗ trợ đào tạo đội ngũ

chuyên gia pháp lý của Việt Nam có trình độ và kinh nghiệm quốc tế; cử các chun gia có trình độ và kinh nghiệp đến Việt Nam để giảng về một số chủ đề của tư pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, tạo điều

67

kiện cho các cán bộ Việt Nam thực tập tại trụ sở của Hội nghị và tham gia vào

các chương trình nghiên cứu do Hội nghị tiến hành.

Việt Nam cũng sẽ được tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng và

hồn thiện các nền tảng pháp lý quốc tế đa phương trong lĩnh vực tư pháp

quốc tế đang ngày càng phát triển. Đội ngũ cán bộ của Việt Nam có cơ hội

thiết lập các quan hệ và giao lưu với đội ngũ chun gia pháp lý có trình độ từ nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của

đội ngũ cán bộ, xây dựng lực lượng cán bộ pháp luật có trình độ cao về tư

pháp quốc tế cho Việt Nam.

Riêng về Công ước Lahay 2005 về thỏa thuận lựa chọn tịa án, Cơng

ước giúp tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi hơn đối với thương mại và đầu tư quốc tế, bằng cách đảm bảo tính hiệu quả của thỏa thuận lựa chọn tòa án giữa các bên tham gia giao dịch thương mại quốc tế và đảm bảo rằng bản án của tòa án lựa chọn được công nhận và cho thi hành tại quốc gia ký kết. Các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế do đó sẽ có

sự chắc chắn hơn vào nơi tranh chấp sẽ được khiếu kiện và nơi bản án có thể

được thực thi.

Singapo đã trở thành viên chính thức của Cơng ước vào ngày 25/03/2015 [45]. Do đó, các phán quyết của tịa án Singapore ở nước ngồi sẽ tăng cường khả

năng thực thi theo Công ước. Công ước cũng sẽ đẩy mạnh việc sử dụng các

tòa án Singapore, hiệu quả và thẩm quyền trung lập trong các tranh chấp

thương mại quốc tế.

Về phía Nhà nước, việc Việt Nam tham gia Công ước về thỏa thuận lựa

chọn tòa án sẽ thiết lập được một cơ sở pháp lý quốc tế an toàn cho các thỏa

thuận lựa chọn tòa án riêng biệt của các bên đương sự từ việc cùng xác lập

một quy tắc thống nhất về xác định thẩm quyền của tòa án trong giải quyết

68

loại bỏ quá trình phức tạp trong việc xác định thẩm quyền của tịa án thơng

qua các quy phạm xung đột.

Về phía đương sự, việc gia nhập Công ước của quốc gia sẽ góp phần

đảm bảo đúng bản chất của các bên trong quan hệ dân sự nói chung, trong đó có quyền tự định đoạt quan hệ của các đương sự. Bằng sự ràng buộc của Công ước, các trù liệu trong điều khoản tranh chấp của các bên tham gia quan hệ dân sự thương mại sẽ được đảm bảo.

Mặt khác, hệ thống pháp luật và khả năng thực thi pháp luật phải không ngừng được cải thiện để đáp ứng quy định của Công ước. Đặc biệt, khi Việt

Nam là thành viên, cơ chế hợp tác với các thành viên khác được thúc đẩy giúp

cho thủ tục tư pháp giữa các quốc gia trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn.

3.2.3.2. Tác động tiêu cực

Trước hết, phải kể đến sự hạn chế về nhận thức của các doanh nghiệp, cá nhân trong nước đối với vai trò và tầm quan trọng của tư pháp quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế (ví dụ như trong các vụ kiện liên quan đến tranh chấp kinh tế, thương mại quốc tế và gắn liền với tư pháp quốc tế (chọn luật áp dụng, chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết

tranh chấp…). Do đó, khi tham gia vào các quan hệ thương mại quốc tế sẽ

không tránh khỏi các rủi ro pháp lý về thủ tục tố tụng, từ đó ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp.

Hiện nay, Việt Nam chưa xây dựng được lực lượng cán bộ, chuyên gia giỏi về tư pháp quốc tế, có trình độ ngoại ngữ, có kinh nghiệm hợp tác quốc tế tốt để tham gia vào các hoạt động của Hội nghị một cách hiệu quả, đặc biệt là tham gia vào quá trình soạn thảo các văn kiện pháp lý, tận dụng và phát huy được những lợi ích khi trở thành thành viên của Hội nghị.

69

các tranh chấp thương mại quốc tế liên quan đến pháp luật quốc tế và pháp

luật nước ngoài, Tịa án Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi thụ lý và giải

quyết các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngồi khi đã là thành viên

của Công ước. Hơn nữa, hoạt động tư vấn/tranh tụng trong giới luật sư Việt

Nam liên quan tới pháp luật nước ngoài chưa phát triển.

Việt Nam cũng cần cân nhắc đến lợi ích riêng của quốc gia cần bảo vệ

trước sự mở rộng thẩm quyền của Công ước đối với luật pháp quốc nội. Cụ

thể, Việt Nam cần chú ý đến lộ trình gia nhập, nhất là Việt Nam đang trong

quá trình phát triển, hệ thống pháp luật chưa hồn thiện, cơ chế tố tụng cịn

nhiều thiếu sót thì tất yếu sẽ ít khi được các bên đương sự lựa chọn. Điều này

cũng sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và pháp nhân mang quốc tịch của Việt Nam tại tòa án các quốc gia thành viên khác. Vấn đề này liên quan trực tiếp đến việc đưa ra các bảo lưu khi tham gia Công ước cũng như việc cân đối giữa các quy định về thẩm quyền riêng biệt

của tòa án Việt Nam trong Bộ luật tố tụng dân sự với nhu cầu thu hút đầu tư, mở rộng quan hệ đối ngoại, giao lưu thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)