- Ngồi ra, tham gia Mặt trận cịn có: các tổ chức xã hội (Hội chữ thập
1.3.1. Yêu cầu về nhận thức
Giám sát xã hội là chủ trương mới của Đảng ta nhằm phát huy và mở rộng một bước dân chủ trong xã hội, khơi dậy ý thức và trách nhiệm xã hội, huy động sự tham gia của các tổ chức nhân dân và cá nhân vào việc xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước khi ban hành được sự hưởng ứng và chấp hành nghiêm chỉnh của các tầng lớp nhân dân, khắc phục được những khiếm khuyết, quan liêu, chủ quan, lợi ích cục bộ, xa thực tế, thiếu tính khả thi và hình thức trong q trình xây dựng...đồng thời chất lượng xây dựng văn bản từng bước được nâng cao.
Muốn không ngừng nâng cao nhận thức của nhân dân về tầm quan trọng trong việc giám sát của họ, của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể nhân dân, cần nâng cao ý thức chính trị và ý thức pháp luật của nhân dân thông qua việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật về quyền giám sát xã hội. Bên cạnh đó cần nâng cao dân trí và có biện pháp cụ thể để khuyến khích, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia đối thoại trực tiếp với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhà
nước và các tổ chức, các cơ quan Đảng và Nhà nước. Trang bị cho nhân dân các thơng tin và kiến thức cần thiết để họ có thể tự mình trực tiếp thực hiện quyền giám sát xã hội.
Về nhận thức, cần phải thấy rằng, giám sát xã hội là quyền, là trách nhiệm của Mặt trận với dân, với Đảng. Đảng vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận, Đảng cần tạo mọi điều kiện để Mặt trận hoàn thành nhiệm vụ đưa giám sát xã hội vào cuộc sống, trở thành một nếp sinh hoạt thường xuyên ở mọi nơi trên cả nước. Thông qua Mặt trận, nhân dân thực hiện quyền giám sát xã hội giúp Đảng và Nhà nước chống tham nhũng, đói nghèo, tụt hậu. Mặt trận cần chủ động đề xuất với Đảng và Nhà nước những vấn đề tham gia giám sát. Giám sát trên tinh thần xây dựng, đồng tình với những vấn đề phù hợp với nguyện vọng, lợi ích của nhân dân, phản đối những vấn đề có hại đến lợi ích của nhân dân, chấp nhận những điều hợp lý và bổ sung những vấn đề còn thiếu.