- xã hội trên địa bàn xã, thị trấn đúng quy định, đúng mục tiêu, đúng tiến độ,
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN NAY
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về giám sát của Ủy ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam trận Tổ quốc Việt Nam
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cần có cơ chế pháp lý đảm bảo cho Mặt trận thực hiện tốt vai trò giám sát xã hội của mình, tiến tới cần ban hành Luật về giám sát xã hội. Có cơ chế pháp lý về giám sát xã hội phải xác định rõ quyền, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các bên liên quan, thống nhất về nội dung, phạm vi, hình thức cũng như quy trình giám sát, trong đó đặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm cung cấp thơng tin, tiếp thu giải trình của khách thể giám sát.
Cần có đầy đủ các quy định pháp luật về điều kiện bảo đảm cho hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đảm bảo quyền được giám sát, quyền được thông tin, quyền tự do ngôn luận, sớm xây dựng và ban hành Luật trưng cầu ý dân, triển khai thực hiện tốt Luật khiếu nại tố cáo, Luật phòng chống tham nhũng, đảm bảo thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa tổ chức Đảng, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; giữa Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức thành viên trong thực hiện chức năng giám sát xã hội: cần xây dựng quy chế và xác định rõ mối quan hệ giữa Đảng với Mặt trận. Đảng phải đặt trong mối quan hệ vừa là người lãnh đạo, đồng thời là thành viên của Mặt trận. Chỉ có xác định đúng mối quan hệ đó mới tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện tốt chức năng giám sát xã hội. Quy định cụ thể và đầy đủ
về cơ chế tiếp thu và xử lý kết quả giám sát, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp thu, giải trình đối với những ý kiến giám sát của Mặt trận. Có chế tài xử lý thích hợp về việc khơng tiếp thu giám sát mới đảm bảo hiệu lực thực sự của hoạt động này.
Phân công trách nhiệm rõ ràng giữa ủy ban Mặt trận Tổ quốc với các Hội đồng tư vấn và các tổ chức thành viên trong hoạt động giám sát xã hội. Có cơ chế phối hợp cơng tác cụ thể, thường xuyên tiếp xúc, đối thoại, tổng hợp ý kiến. Thường trực Mặt trận Tổ quốc các cấp tổ chức việc tiếp nhận và xử lý thông tin thông qua báo cáo của Mặt trận Tổ quốc cấp dưới, của tổ chức thành viên, thông tin từ cơ quan Đảng, Nhà nước, cơ quan truyền thông, đơn thư, ý kiến trực tiếp của người dân. Tổ chức các hòm thư tiếp nhận ý kiến nhân dân ngay từ cơ sở và thơng qua các đồn thể tại cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp cơng lập.
Hiện nay, có thể nói chức năng giám sát của MTTQ mới chỉ dừng lại ở những chủ trương của Đảng mà chưa được Nhà nước thể chế hóa thành luật. Vì vậy, cơ chế pháp lý cho hoạt động giám sát chưa được xác định một cách rõ ràng, đầy đủ. Mặt trận chưa có tiếng nói "độc lập", có trọng lượng tác động tới chính quyền, nhất là khi phản ánh những hành vi sai trái của cán bộ chủ chốt trong bộ máy Đảng và chính quyền. Nhiều nơi, tổ chức Mặt trận vẫn chưa thốt khỏi tình trạng hoạt động cầm chừng, thiếu đổi mới, trở thành một "cái bóng" của chính quyền, khơng bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Chính vì vậy, Nhà nước cần sớm thể chế hóa những chủ trương của Đảng vào Luật MTTQ Việt Nam, tạo hành lang pháp lý cho Mặt trận các cấp thực hiện tốt chức năng giám sát, đồng thời từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách, bổ sung luật MTTQ Việt Nam cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công cuộc đổi mới đất nước.
Để cho Mặt trận có cơ sở pháp lý thực hiện tốt chức năng giám sát, trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, cần hoàn thiện khung pháp lý bảo đảm sự thống nhất trong
HTCT về hoạt động giám sát của Mặt trận:
Hai là, cần quy định những nội dung cụ thể vào quy chế giám sát của
Mặt trận:
Cần xác định rõ chủ thể, đối tượng giám sát: Bao gồm MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức Chính trị - xã hội các cấp, đối tượng giám sát xã hội là hoạt động của cơ quan, tổ chức cá nhân của bộ máy Đảng và Nhà nước. Đối tượng giám sát là dự thảo Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị, các văn bản luật, các chương trình, dự án, đề án của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia.
Cần xác định rõ phạm vi và nội dung giám sát của Mặt trận là hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền và các cơ quan tư pháp về việc thực hiện Hiến pháp, Pháp luật chủ trương, chính sách, quy chế, quy định; các văn bản quy phạm pháp luật, công tác tổ chức bộ máy và cán bộ của cơ quan Nhà nước, việc chấp hành chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phong cách, đạo đức, lối sống của đảng viên; đại biểu quốc hội, đại biểu HĐND và cán bộ công chức nhà nước và những nội dung về kinh tế, văn hóa, xã hội... có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơng dân, đến tổ chức bộ máy, đến quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam.
Cần quy định rõ hình thức giám sát phù hợp với từng đối tượng giám sát Cần quy định rõ điều kiện, cơ chế xử lý kiến nghị kết quả giám sát thông qua việc quy định cụ thể trình tự xem xét, xử lý các kiến nghị bảo đảm kịp thời, nhanh chóng và đạt hiệu quả thiết thực về trách nhiệm của tổ chức và cá nhân người đứng đầu khi nhận được kiến nghị, thời gian trả lời kiến nghị...
Về nguồn lực nhân sự để MTTQ tổ chức tốt hoạt động giám sát đó là sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, các cá nhân tiên biểu, tổ chức thành viên của Mặt trận, các hội đồng tư vấn và các cộng tác viên là các chuyên gia trên các lĩnh vực, các hoạt động chuyên môn của các tổ chức
thành viên, hội viên, đồn viên trong cơng tác giám sát.
Ba là, Đảng cần có chỉ thị về việc Mặt trận tham gia giám sát và ban
hành Quy chế giám sát của Mặt trận, để Mặt trận tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Có cơ chế lắng nghe, tiếp thu, xử lý các ý kiến kết luận giám sát có liên quan đến vai trò lãnh đạo của Đảng. Chỉ đạo các cơ quan Nhà nước, phối hợp với Mặt trận xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát theo quy định của pháp luật.
Cần thể chế hóa về mặt ngân sách kèm theo là việc kiện toàn tổ chức bộ máy để Mặt trận đủ ngân sách hoạt động mà không phụ thuộc cơ chế "xin - cho" từ phía cơ quan Nhà nước. Sớm ban hành "Luật về quyền được thông tin" của người dân, để công dân làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội và có thơng tin, cơ sở để thực hiện tốt chức năng giám sát. Cần xây dựng Luật trưng cầu dân ý nhằm tạo cơ sở pháp lý để mở rộng quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân được tham gia quản lý xã hội, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Xây dựng quy trình, quy phạm bảo đảm thực hiện chức năng giám sát xã hội của Mặt trận ở địa phương
Để nhằm thực hiện tốt hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam thì Đảng phải lãnh đạo đề ra chủ trương, đường lối; Nhà nước phải tiến hành luật hóa những nội dung trọng tâm của quá trình thực hiện hoạt động giám sát của Mặt trận. Cụ thể là phải xác định phạm vi, trách nhiệm của mỗi tổ chức, mỗi cấp, mỗi cá nhân. Để thực hiện chức năng giám sát địi hỏi Mặt trận phải xây dựng được quy trình, trình tự thống nhất từng cấp để có những quy chế, quy định chặt chẽ. Phải có định hướng nội dung, hình thức giám sát. Giám sát phải có nơi, có chỗ, có người nói, có người nghe. Phạm vi, quy mơ, nội dung giám sát phải được tính tốn, cân nhắc kỹ lưỡng sao cho phù hợp với mục đích giám sát, trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đúng với pháp luật và sát với thực tiễn.
Trong thực hiện chức năng giám sát cần phải có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về đối tượng, phạm vi, nội dung, phương thức, quy trình cách thức tiếp thu ý kiến về giám sát xã hội. Trên cơ sở luật của Quốc hội (hoặc văn bản pháp lý khác) phải đưa giám sát vào nội quy, quy chế của từng cấp quản lý bộ, ngành, địa phương và các tổ chức liên quan. Ngoài ra cần xây dựng cơ chế và thủ tục để thực hiện sự giám sát, quy định quyền và trách nhiệm bảo vệ tổ chức, công dân thực hiện giám sát.
Xây dựng và thực hiện cơ chế phản hồi và trách nhiện giải trình sau giám sát của các cấp ủy Đảng và chính quyền trước Mặt trận và nhân dân
Trong việc thực hiện chức năng giám sát của MTTQ thì có thể nói rằng việc phản hồi ý kiến và giải trình là một trong những khâu quan trọng của quá trình giám sát. Tuy nhiên, cho đến nay thì Mặt trận vẫn chưa có cơ chế phản hồi và trách nhiệm giải trình sau giám sát. Vì vậy, sau khi tiếp nhận đơn thư, ý kiến, đề nghị của cử tri và các tầng lớp nhân dân thì Mặt trận chuyển thẳng đến cơ quan có thẩm quyền chờ giải quyết và các cơ quan có thẩm quyền nhận lại đơn thư của Mặt trận cũng chưa có gì ràng buộc trong việc bắt buộc phải phản hồi cho Mặt trận và nhân dân biết.
Để việc thực hiện chức năng giám sát đạt kết quả thì chúng ta cần phải xây dựng cơ chế phản hồi và trách nhiệm giải trình sau giám sát của các cấp ủy Đảng và chính quyền trước Mặt trận và nhân dân như sau:
Khi các cấp ủy Đảng và chính quyền nhận được kiến nghị kết quả giám sát của MTTQ Việt Nam thì có trách nhiệm:
Một là, xem xét, xử lý và trả lời tổ chức đã có kiến nghị kết quả giám
sát trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị.
Hai là, trong trường hợp tổ chức đã kiến nghị kết quả giám sát không
tán thành với việc xử lý kết quả hoặc không nhận được văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức được giám sát trong thời hạn nêu trên thì có quyền gửi kiến nghị kết quả giám sát đến các cấp ủy Đảng và chính quyền cấp trên. Các cấp ủy Đảng và chính quyền cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xem xét, xử lý và
trả lời cho tổ chức có kiến nghị kết quả giám sát được biết trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị.
Ba là, trong trường hợp các cấp ủy Đảng và chính quyền cấp trên
khơng xem xét, xử lý và trả lời trong thời hạn nêu trên hoặc tổ chức đã kiến nghị kết quả giám sát không tán thành việc xử lý kết quả giám sát đó thì kiến nghị lên tổ chức cấp trên trực tiếp của tổ chức mình để báo cáo lên Ban thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hoặc Ban thường vụ Trung ương xem xét xử lý.
Các cấp ủy Đảng và chính quyền với tư cách là chủ thể được giám sát thì cần có quyền và trách nhiệm đề nghị MTTQ thực hiện việc giám sát đối với đường lối, chủ trương, chính sách, dự án, đề án thuộc thẩm quyền xây dựng, ban hành của cơ quan, tổ chức mình từ khi khởi thảo đến khi kết thúc. Các cấp ủy Đảng và chính quyền cần tơn trọng và tiếp thu toàn bộ kết quả giám sát và trả lời bằng văn bản để chủ thể giám sát biết. Khi cần thiết thì phải đối thoại trực tiếp, giải trình cụ thể trước mặt trận và nhân dân về những nội dung, kiến nghị giám sát khi Mặt trận và nhân dân yêu cầu làm rõ. Mặc khác, các kiến nghị về giám sát của MTTQ phải được các cấp ủy Đảng và chính quyền tiếp thu và giải trình đầy đủ trước khi đề án được ban hành. Có như vậy, hoạt động giám sát của Mặt trận mới thực sự góp phần làm cho chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước sát hợp với thực tiễn của đời sống xã hội, đáp ứng tốt nhất u cầu của cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.