Nâng cao trình độ dân trí và tính tích cực chính trị của nhân dân trong tham gia giám sát

Một phần của tài liệu Ths CTH hoạt động giám sát của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam huyện lai vung, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 73 - 78)

- xã hội trên địa bàn xã, thị trấn đúng quy định, đúng mục tiêu, đúng tiến độ,

3.2.2. Nâng cao trình độ dân trí và tính tích cực chính trị của nhân dân trong tham gia giám sát

dân trong tham gia giám sát

Muốn nâng cao dân trí, phải bắt đầu từ phát triển nền giáo dục. Nếu làm tốt được công tác giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực xã hội, từ đó cải thiện trình độ dân trí của cộng đồng.

biến, giáo dục về pháp luật, nắm được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của mình; kết hợp với các biện pháp khác nhau như hành chính, kinh tế, thuyết phục hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật cho nhân dân. Đặc biệt tuyên truyền, nâng cao hiểu biết cho các tầng lớp nhân dân về nội dung, phương thức của hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.

Triển khai, tuyên truyền, khuyến khích, vận động nhân dân thực hiện quyền và trách nhiệm của mình đối với cơng tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội, nâng cao ý thức và trách nhiệm đối với cộng đồng. Không chỉ làm cho dân nhận thức được quyền của mình mà quan trọng là làm cho nhân dân có ý thức thực hiện quyền ấy, có ý thức bảo vệ lẽ phải, ý thức cống hiến, phát triển cộng đồng, tích cực tham gia vào hoạt động giám sát xã hội, trực tiếp hoặc thông qua Mặt trận Tổ quốc. Chú ý phát huy năng lực, trách nhiệm và ảnh hưởng xã hội của đội ngũ chuyên gia, trí thức trong hoạt động giám sát xã hội, bởi đây là lực lượng có vai trị to lớn trong hoạt động giám sát xã hội.

Cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước đối với chức năng giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hoạt động giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc muốn đạt hiệu quả phải có sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước. Trước hết là xuất phát từ nhận thức, sau đó đến những động thái cụ thể, từ chỗ coi trọng, đề cao, mới có thể tạo điều kiện và phối hợp trong hoạt động: tạo lập cơ sở pháp lý, chế độ chính sách, hỗ trợ kinh phí, cung cấp thơng tin, xây dựng mơi trường dân chủ, và cuối cùng là lắng nghe, tiếp thu, có sự điều chỉnh thích hợp. Do đó, cần qn triệt, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, cơ quan nhà nước, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và bản thân Mặt trận về tầm quan trọng, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong thực hiện giám sát xã hội, coi đó là một trong những chức năng chủ yếu của Mặt trận trong điều kiện mới. Cấp ủy Đảng và chính quyền phải tơn trọng quyền và trách nhiệm của ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đúng với tư

cách là chủ thể giám sát xã hội. Cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trị địa vị pháp lý của Mặt trận Tổ quốc trong điều kiện một Đảng cầm quyền với yêu cầu xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Chỉ đạo, phối hợp và tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể tổ chức thực hiện tốt chức năng giám sát xã hội. Các tổ chức, cá nhân khi nhận sự giám sát phải có thái độ cầu thị, tin tưởng, tơn trọng, lắng nghe, tiếp thu ý kiến giám sát đúng, dũng cảm nhận khuyết điểm và sửa chữa sai lầm nếu có. Chủ động, tích cực giải quyết các ý kiến, kiến nghị của người dân và công khai cho người dân biết kết quả giải quyết các kiến nghị đó.

Tăng cường điều kiện và cơ hội tiếp cận thông tin của Mặt trận và nhân dân với sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, mọi hoạt động của Nhà nước và xã hội đều trên cơ sở quy định của pháp luật thì hệ thống pháp luật trở thành thơng tin cốt yếu trong mọi hoạt động của xã hội. Do đó, để Nhà nước pháp quyền thật sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả vì lợi ích của nhân dân thì mọi thơng tin phải được cơng khai, minh bạch. Nói khác đi, cơng dân có quyền được biết tất cả những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, được thông tin những vấn đề cần thiết, gắn liền với cuộc sống hàng ngày và mọi việc của quốc gia (trừ những vấn đề bí mật quốc gia) phải được cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

Thế nhưng thực tế thời gian qua, quyền tiếp cận thông tin của nhân dân chưa đạt được thực hiện như mong muốn. Cơ hội tiếp cận thông tin của Mặt trận và nhân dân từ các cơ quan Nhà nước thường gặp rất nhiều khó khăn. Quyền được thơng tin của người dân có lúc, có nơi bị hạn chế. Việc tiếp cận thông tin do các cơ quan Nhà nước nắm giữ vẫn cịn rất khó khăn, kể cả những yêu cầu chính đáng của Mặt trận trong việc cung cấp thông tin để thực hiện chức năng giám sát. Vì vậy, tính cơng khai, minh bạch của cơ quan cơng quyền chưa được thực hiện. Mặt trận và nhân dân chưa có nhiều cơ hội để

tiếp cận thơng tin. Nên trong việc thực hiện chức năng giám sát chưa đủ chứng cứ, lý luận và gặp nhiều khó khăn trong q trình triển khai thực hiện dẫn đến hiệu quả giám sát chưa đạt kết quả như mong đợi; còn đối với nhân dân thì chưa nắm bắt được nhiều thơng tin, nên trong q trình thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra cịn gặp nhiều khó khăn bất cập.

Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập nêu trên là do hiện nay quyền hiến định về đảm bảo thông tin của nhân dân chưa được cụ thể hóa thành luật, bên cạnh đó thì nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức về quyền tiếp cận thông tin và trách nhiệm cơng khai thơng tin cho nhân dân cịn rất hạn chế. Nhiều cán bộ, công chức xem việc sở hữu thơng tin là "độc quyền" của riêng mình, sợ cơng khai sẽ gây khó khăn cho chính mình trong q trình giải quyết cơng việc với nhân dân.

Để cho Mặt trận và nhân dân nắm bắt được thơng tin và có cơ sở trong việc thực hiện giám sát thì trong thời gian tới, Đảng. Nhà nước cần tăng cường tạo điều kiện và cơ hội tiếp cận thông tin cho Mặt trận và nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Cụ thể là:

Cần công khai, minh bạch thông tin, mở rộng và làm thơng thống các kênh thơng tin, tạo điều kiện thuận lợi cho cơng chúng có điều kiện và cơ hội tiếp cận các nguồn thông tin, tư liệu về vấn đề yêu cầu giám sát. Mặt trận phải xác định rõ những nội dung mà mình sẽ tiến hành giám sát, để từ đó thu hút các ý kiến tham gia đóng góp của quần chúng nhân dân. Thơng tin phải kịp thời, trung thực tồn diện và phải được cơng khai từ khi dự thảo văn bản, tránh tình trạng thơng tin " chuyện đã rồi"; gạo đã nấu thành cơm" khi đó thơng tin đưa ra chỉ mang tính hình thức, lúc đó chỉ là sự hợp thức hóa của các cơ quan lãnh đạo.

Để tạo điều kiện và cơ hội cho Mặt trận và nhân dân thì các thành viên có thể lắng nghe được tiếng nói từ người dân và các cơ quan chức năng thì phải phát triển các loại hình thơng tin trực tuyến trên mạng Internet, báo điện

tử, thiết lập hệ thống các Website của mỗi cơ quan công quyền. Phát huy vai trị của báo chí , phát triển Chính phủ điện tử như dân hỏi Bộ trưởng trả lời … nhằm giúp người dân nắm bắt được các thông tin liên quan đến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Cần phải có cơ chế lắng nghe và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của Mặt trận, của các tầng lớp nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt trận phải thường xuyên tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe, tổng hợp ý kiến, đề nghị, kiến nghị của cử tri, các tầng lớp nhân dân, dư luận trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thường trực MTTQ các cấp tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin thông qua báo cáo của MTTQ cấp dưới, các tổ chức thành viên, thông tin từ các cơ quan Đảng, Nhà nước, của HĐND, các cơ quan truyền thông đại chúng và các đơn thư, ý kiến phản ánh trực tiếp của các tầng lớp nhân dân. Đồng thời tổ chức các hòm thư tiếp nhận ý kiến của nhân dân ngay từ cơ sở và ý kiến của cán bộ công chức viên chức thơng qua các đồn thể tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp,…

Cần tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với các tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Thông tin là cơ sở, điều kiện của giám sát, vì giám sát phải có các chứng cứ, chứng minh việc ban hành văn bản, thực thi đúng hay không đúng pháp luật của các cơ quan, cán bộ công chức Nhà nước. Thông tin để nhân dân biết các dự thảo, quy định, các dự án và các văn bản pháp luật, giám sát đối với việc thực thi quyền lực nhà nước, đối với những dự thảo về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.

Trong điều kiện thơng tin như hiện nay, muốn có những ý kiến giám sát đúng, chính xác thì địi hỏi có hệ thống thông tin tốt, nhanh nhạy, nắm bắt ý kiến, kiến nghị của cử tri, dư luận xã hội, bên cạnh đó phải có hệ thống phân tích, đánh giá xử lý thơng tin trên cơ sở khoa học để chắc lọc lấy thơng tin nào thật sự đúng, là tiếng nói chính thống của đa số quần chúng nhân dân.

Mặt trận Tổ quốc các cấp cần quy định chế độ thông tin, báo cáo về giám sát trong hệ thống, đồng thời xây dựng quy chế phối hợp với các cơ quan Đảng, chính quyền, đồn thể trong việc cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác làm căn cứ để giám sát.

Các cấp ủy và chính quyền cần tơn trọng và tiếp thu những ý đúng đắn trong quá trình giám sát của Mặt trận và nhân dân, từ đó có văn bản trả lời tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung vào văn bản luật để làm căn cứ khi triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu Ths CTH hoạt động giám sát của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam huyện lai vung, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w