- xã hội trên địa bàn xã, thị trấn đúng quy định, đúng mục tiêu, đúng tiến độ,
3.1.3. Giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện La
Vung phải nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững và hoàn thành các mục tiêu phát triển
Quan trọng nhất và trực tiếp nhất là Mặt trận đóng góp ý kiến với Ban Thường vụ huyện ủy để bổ sung, hoàn thiện các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng bộ Tỉnh qua các kỳ đại hội và các giai đoạn phát triển của huyện. Đây là những vấn đề hệ trọng, liên quan đến sự phát triển của huyện, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ. Trong các văn kiện đó, Đảng bộ thể hiện rõ quan điểm, nguyên tắc, chủ trương, đường lối và những định hướng phát triển lớn của Đảng bộ, thể hiện vai trò lãnh đạo và định hướng sự phát triển của huyện trong từng giai đoạn cụ thể. Đảng bộ huyện cần sự đóng góp ý kiến, bày tỏ thái độ chính kiến của Mặt trận Tổ quốc, huy động trí tuệ của tồn Đảng, toàn dân, làm cho những quyết sách chiến lược mà Đảng bộ huyện đưa ra phải đúng quy luật, thuận lòng dân và phù hợp với điều kiện thực tế của từng giai đoạn. Đây là nội dung lớn, bao trùm, tổng quát mà Mặt trận cần đầu tư trí lực và tâm huyết, nhiệt tình và trách nhiệm đóng góp với Đảng bộ Tỉnh. Ngồi ra, Mặt trận Tổ quốc cịn tập hợp ý kiến đóng góp và đề xuất với Đảng của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong nước, của người huyện đang làm ăn sinh sống ở nước ngoài và ngoài tỉnh. Những bản tổng hợp ý kiến giám sát đó là cơ sở rất quan trọng để Đảng nghiên cứu, tiếp thu, điều chỉnh và hoàn thiện văn kiện, để khi Đại hội thơng qua, ra Nghị quyết thì chính quyền các cấp thể chế hố nó, đưa vào thực hiện trong cuộc sống. Đó là thực hiện sự thống nhất giữa ý Đảng, lòng dân, thúc đẩy sự phát triển. Mặt trận còn tham gia giám sát cho Đảng bộ các vấn đề cụ thể, các lĩnh vực cụ thể, các chủ trương và quyết sách cụ thể, thường được thể hiện trong văn kiện Đại hội (dự thảo các đề án, chương trình, dự thảo nghị quyết) đảm bảo cho tư tưởng, đường lối chính sách của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp được thực hiện, vì sự phát triển ở địa phương về mọi mặt, phục vụ tốt nhất cuộc sống của nhân dân. Thực hiện nội dung giám sát này, Mặt trận cần làm rõ những
căn cứ để điều chỉnh, thay đổi, hoặc đề xuất những cái mới phải bổ sung hoặc thay đổi, đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng bộ phù hợp tốt nhất với thực tiễn cuộc sống, với yêu cầu phát triển và đáp ứng tốt nhất những nguyện vọng, địi hỏi chính đáng của nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc phối hợp với các đồn thể chính trị - xã hội tổ chức cho các tầng lớp nhân dân tham gia vào các dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội thông qua; dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật; góp ý kiến vào các dự thảo, cơ chế, chính sách của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp. Trong lĩnh vực này, có bao hàm cả mục tiêu, quan điểm, nội dung nhiệm vụ, các hệ số chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển, các giải pháp, các phân bổ nguồn lực, các điều kiện thực hiện. Tham gia vào một số dự án, đề án, chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có liên quan tới quyền lợi và nghĩa vụ của đông đảo quần chúng nhân dân trước khi phê duyệt và triển khai thực hiện; trong đó chú trọng dự thảo quy hoạch về phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các chương trình, dự án trên địa bàn; chủ trương, chính sách đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, phương án quy hoạch khu dân cư...
Mặt trận Tổ quốc huyện giám sát các dự thảo chính sách, thường là chính sách cơng trên các loại hình chủ yếu: Chính sách phát triển kinh tế, chính sách xã hội, chính sách phát triển văn hố, quản lý văn hoá và xây dựng đời sống văn hoá trong cộng đồng dân cư, chính sách phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học cơng nghệ, chính sách dân số, kế hoạch hố gia đình, chính sách y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, chính sách bảo vệ mơi trường,... Lĩnh vực chính sách là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân, tới sự phát triển cân đối, hài hoà giữa các địa phương và cơ sở, giữa các ngành, các lĩnh vực. Mặt trận cần giám sát để đảm bảo lợi ích cho người dân và cho cộng đồng, thực hiện nguyên lý công bằng và tiến bộ xã hội, trong đó cần phân tích đánh giá tính hợp lý của chính sách, tính khả thi của chính sách,
tìm ra những bất ổn hoặc khơng minh bạch trong ý đồ chính sách để cảnh bảo, hay sửa chữa điều chỉnh, thậm chí bác bỏ, đảm bảo đồng tình của nhân dân và hiệu quả khi chính sách được ban hành và thực hiện.