Kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nâng cao năng lực hoạt động đáp ứng yêu cầu thực hiện chức

Một phần của tài liệu Ths CTH hoạt động giám sát của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam huyện lai vung, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 81 - 96)

- xã hội trên địa bàn xã, thị trấn đúng quy định, đúng mục tiêu, đúng tiến độ,

3.2.4. Kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nâng cao năng lực hoạt động đáp ứng yêu cầu thực hiện chức

Việt Nam, nâng cao năng lực hoạt động đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng giám sát của Mặt trận

Để kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp, chất lượng đội ngũ cán bộ có vai trị quyết định đến chất lượng hoạt động của một tổ chức. Chất lượng đội ngũ cán bộ được hợp thành bởi các yếu tố: số lượng cán bộ ở mức

cần thiết; chất lượng cán bộ (phẩm chất, năng lực, bản lĩnh...); cơ cấu hệ thống; cơ chế vận hành.... tất cả những vấn đề trên đều thuộc về công tác tổ chức và cán bộ.

Từ thực trạng công tác cán bộ hiện nay, MTTQ các cấp cần điều chỉnh một số nội dung sau:

Một là: Phải đảm bảo số lượng cán bộ cần thiết và hợp lý ở các bộ

phận chun mơn của MTTQ.

Hiện nay, thì vấn đề cán bộ của MTTQ còn nhiều bất cập: thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, thể hiện như sau:

- Ban công tác Mặt trận ở các khu dân cư được cơ cấu như sau; gồm Trưởng ban công tác Mặt trận và đại diện các tổ chức thành viên, các cá nhân tiêu biểu... với số lượng theo quy định của Điều lệ Mặt trận từ 9 đến 15 vị. Do chưa có chế độ phụ cấp trách nhiệm nên thường chức danh Trưởng ban cơng tác Mặt trận phải bố trí kiêm nhiệm, có nơi do đồng chí bí thư chi bộ kiêm nhiệm. Tình trạng này dẫn đến hiệu quả hoạt động của chức danh Trưởng ban cơng tác Mặt trận khơng rõ ràng, cịn lẫn lộn và sai quy định.

- Ban thường trực UBMTTQ ở cơ sở theo Điều lệ của Đại hội VII MTTQ Việt Nam gồm có 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 01 Ủy viên Thường trực, nhưng ở một số xã, thị trấn trong huyện thực hiện không đúng Điều lệ này (cũng bố trí đủ 02 Phó chủ tịch và 01 Ủy viên Thường trực, nhưng chỉ có 01 chức danh phó chủ tịch được hưởng chế độ, cịn một chức danh phải bố trí kiêm nhiệm mới có chế độ (hoặc kiêm chức danh trưởng Ban TTND hoặc kiêm Chủ tịch Hội người cao tuổi...) nên hiệu quả hoạt động không cao.

- Biên chế của cơ quan Ủy ban MTTQ cấp huyện quá ít so với nhiệm vụ được giao (số lượng từ 4 đến 6 người) nên không thể giành thời gian đi xuống cơ sở triển khai công việc cụ thể được.

Với số lượng biên chế như hiện nay và trong điều kiện hoạt động giám sát xã hội ngày càng được quan tâm thì cơng tác tổ chức cán bộ cần có

phương án quy định về biên chế cán bộ.

Hai là: Phải đảm bảo năng lực, phẩm chất cán bộ

Cán bộ Mặt trận là cán bộ của tổ chức quần chúng, do vậy cần có những phẩm chất như nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; có bản lĩnh chính trị vững vàng; có khả năng vận dụng đường lối vào thực tiễn công tác Mặt trận. Là một cán bộ quần chúng, cán bộ Mặt trận phải có năng lực tiếp cận với các tầng lớp nhân dân; biết lắng nghe tiếng nói của quần chúng; biết khơi dậy và phát huy tính tích cực xã hội của quần chúng; biết tập hợp và tổ chức được phong trào quần chúng; có đạo đức, tác phong chuẩn mực...tóm lại, người cán bộ Mặt trận phải hội tụ đủ những phẩm chất năng lực để làm được cầu nối giữa các tầng lớp nhân dân với Đảng và với các cơ quan công quyền.

Cán bộ Mặt trận ở mỗi cấp, mỗi vị trí cơng tác lại cần có những u cầu riêng biệt. Cán bộ lãnh đạo Mặt trận các cấp cần có khả năng nắm bắt tình hình thực tiễn, khả năng tham mưu, khả năng tổ chức phối hợp thống nhất hành động. Cán bộ Mặt trận cơ sở cần khả năng vận động quần chúng, khả năng tuyên truyền. Cán bộ phụ trách Dân chủ pháp luật cần có kiến thức về pháp luật. Cán bộ làm công tác Tôn giáo phải hiểu biết về tơn giáo, hiểu biết các chủ trương, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước...

Để xây dựng được đội ngũ cán bộ Mặt trận đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao thì cần có một q trình lâu dài và công phu gồm rất nhiều công đoạn: tuyển chọn - sắp xếp - đào tạo, bồi dưỡng - sử dụng - chế độ, chính sách...

Tình hình trên cho thấy, để đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ Mặt trận hiện nay thì cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Phải có quan điểm đúng đắn trong xây dựng, nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ MTTQ đáp ứng yêu cầu, thực tiễn phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

dụng và đề bạt vào các chức vụ lãnh đạo các cấp cùng với quy trình cụ thể để tránh xảy ra tiêu cực.

Thứ ba: Phải xây dựng quy hoạch và triển khai thực hiện đúng quy

hoạch đối với các chức danh chủ chốt của MTTQ các cấp. Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ (trên cơ sở phân cấp hợp lý). Cần thành lập Trường hoặc trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ Mặt trận trực thuộc Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ này và hướng dẫn các cấp tiến hành công tác tập huấn cán bộ (hiện nay, MTTQ là tổ chức duy nhất trong hệ thống chính trị khơng có trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ) Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Mặt trận cũng phải tính đến việc bổ sung, thay đổi chương trình nội dung với yêu cầu nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng tổ chức thực hiện hoạt động giám sát.

Ba là: Xây dựng cơ chế phối hợp, thống nhất hành động với các tổ

chức thành viên trong hoạt động giám sát

Phối hợp và thống nhất hành động giữa MTTQ với các tổ chức thành viên không chỉ là phương thức hoạt động mà còn là nguyên tắc làm việc của Mặt trận. Phương thức này được thực hiện từ Trung ương đến cơ sở, trên các lĩnh vực hoạt động của mặt trận về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng, đối ngoại nhân dân và chăm lo cải thiện và bảo vệ những lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Trong hoạt động giám sát, việc phối hợp và thống nhất hành động đã được MTTQ và các tổ chức thành viên trong huyện thực hiện ở một số công việc cụ thể như là tập hợp ý kiến của đoàn viên, hội viên để phản ánh với Quốc hội, HĐND, qua báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, thơng báo xây dựng chính quyền của MTTQ tại các kỳ họp của HĐND, tập hợp ý kiến tham gia vào một số dự án luật, Nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND... Việc phối hợp này có thể thực hiện với tồn thể hay một nhóm thành viên của Mặt trận là tùy thuộc vào nội dung có liên quan. Nhìn chung sự phối

hợp này trong thời gian qua mới dừng lại ở mức độ nhất định và phần nào cịn mang tính hình thức, vì vậy mà kết quả còn rất hạn chế. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát xã hội, MTTQ cần xây dựng quy chế phối hợp riêng cho hoạt động mang tính đặc thù này trong đó có quy định rõ trách nhiệm của các thành viên, quy trình thực hiện, cách thức thực hiện...

Bốn là: Chủ động phối hợp với Nhà nước trong việc thực hiện hoạt động giám sát xã hội

Phối hợp giữa Mặt trận với chính quyền đã được quy định trong các Nghị quyết của Đảng, trong Hiến pháp 1992, trong các đạo luật và văn bản pháp quy của Nhà nước, trong luật MTTQ Việt Nam.

Đối với Mặt trận đây là phương thức hoạt động quan trọng, vì phần lớn những nhiệm vụ đề ra trong chương trình phối hợp thống nhất hành động của Mặt trận có thực hiện được hay khơng là tùy thuộc vào kết quả phối hợp giữa Mặt trận với chính quyền.

Đối với chính quyền, phối hợp với Mặt trận là biện pháp quan trọng trong việc kết hợp chức năng quản lý Nhà nước với phong trào hành động yêu nước của quần chúng, phát huy quyền làm chủ và sức mạnh có tổ chức của tồn dân, làm cho kỷ cương phép nước và lòng dân gặp nhau, tạo nên sức mạnh của bản thân Nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Mặc khác, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, nhưng quy định của pháp luật chỉ điều tiết những quan hệ chính yếu nhất, cơ bản nhất. Ngồi pháp luật cịn có các yếu tố khác điều tiết hành vi xã hội như; đạo đức, phong tục, tập quán, quy định, quy ước của tập thể, cộng đồng. Trên lĩnh vực này, Mặt trận có ưu thế hơn trong việc tổ chức, vận động hướng dẫn nhân dân phát huy cái đẹp, xóa bỏ cái xấu, cái lạc hậu, hỗ trợ pháp luật điều tiết hành vi xã hội.

Mặt trận phối hợp với chính quyền là phối trong những vấn đề chung, những vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tầng lớp, của mọi công dân mà Mặt trận là người đại diện chung. Các đồn thể có những việc

cần phối hợp với chính quyền nhưng đó là việc phối hợp riêng của từng đồn thể với chính quyền để vận động một giới, một tầng lớp xã hội do tổ chức này đại diện.

Nội dung phối hợp như đã nêu trên gồm các lĩnh vực như xây dựng, bảo vệ chính quyền; tham gia xây dựng các chủ trương chính sách; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân; thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ an ninh, quốc phòng...

Để phối hợp đạt hiệu quả thiết thực, MTTQ các cấp cần xây dựng và triển khai thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp công tác giữa thường trực HĐND, thường trực UBND và thường trực Ủy ban MTTQ. Quy chế phối hợp cần quy định trách nhiệm của MTTQ trong việc phản ánh với chính quyền về tâm tư nguyện vọng và kiến nghị của các tầng lớp nhân dân, về chương trình hoạt động của MTTQ, trong đó có nhiệm vụ giám sát của MTTQ. Quy chế cũng cần quy định trách nhiệm cụ thể của chính quyền trong việc thơng báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, về triển khai nhiệm vụ chính trị, về thực hiện các chương trình phối hợp, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của Mặt trận. Tuy nhiên để hoạt động giám sát của MTTQ đạt hiệu quả thiết thực, cần phải sớm ban hành quy chế giám sát của MTTQ, các quy chế này ra đời sẽ là cơ sở pháp lý để MTTQ phối hợp với các cơ quan nhà nước và các tổ chức Đảng thực hiện chức năng giám sát.

Năm là: Củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ

quốc cấp cơ sở và Ban cơng tác mặt trận trên địa bàn dân cư.

Có thể nói rằng cấp cơ sở giữ vai trị, vị trí đặc biệt quan trọng, cơ sở là nơi tuyệt đại bộ phận dân cư sinh sống, là nơi diễn ra mối quan hệ giữa nhân dân với chính quyền, với hệ thống chính trị, là nơi khởi nguồn những yêu cầu của cuộc sống làm động lực nảy sinh ra các chủ trương, chính sách đồng thời cũng là nơi thực hiện và kiểm định giá trị thực tiễn của mọi chủ trương, chính sách... Bởi vậy, tăng cường cho cơ sở, hướng mạnh hoạt động về địa bàn cơ

sở là một trong những nội dung đổi mới phương thức tổ chức và hoạt động của MTTQ các cấp trong giai đoạn hiện nay.

Địa bàn cơ sở là nơi thể hiện tập trung những hoạt động cơ bản và trọng yếu của MTTQ, ở đó Mặt trận tiến hành hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử và tham gia quá trình bầu cử, thực hiện giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư, vận động nhân dân tích cực thực hiện và giám sát chính quyền, thực hiện Pháp lệnh dân chủ, tham gia hòa giải xây dựng sự đồng thuận xã hội, hướng dẫn Ban TTND, ban giám sát đầu tư cộng đồng hoạt động, giúp xây dựng các hình thức tự quản và triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động xã hội mang tính tồn dân, tồn diện...

Các chương trình hoạt động trên đây được duy trì, điều hành, phối hợp tổ chức thực hiện bởi đội ngũ cán bộ Mặt trận cơ sở. Đội ngũ này gồm các ủy viên Ủy ban MTTQ xã, thị trấn và ban công tác Mặt trận ở khu dân cư.

Ban công tác Mặt trận không phải là một cấp trong hệ thống tổ chức Mặt trận nhưng có vai trị đặc biệt quan trọng trong triển khai chương trình phối hợp và thống nhất hành động với các tổ chức thành viên để thực hiện các nhiệm vụ:

- Trực tiếp vận động nhân dân thực hiện các chủ chương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND, các chương trình hành động của MTTQ các cấp.

- Thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân ở khu dân cư, để phản ánh với các cấp ủy Đảng, chính quyền và với MTTQ cấp xã.

- Động viên nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cư, cán bộ công chức Nhà nước.

- Phối hợp thực hiện pháp lệnh dân chủ và hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư.

công tác Mặt trận ở địa bàn dân cư có đủ năng lực và điều kiện thực hiện nhiệm vụ trong đó có việc thực hiện hoạt động giám sát, đối với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cần nghiên cứu và thực hiện một số cơng việc cấp bách sau:

+ Cần khảo sát, rà sốt, đánh giá lại hệ thống các chính sách, chế độ đã và đang thực hiện ở cơ sở và địa bàn dân cư để biết những vướng mắt thường gặp để tổng hợp, kiến nghị với Đảng, Nhà nước xem xét điều chỉnh (chính sách, chế độ cho cán bộ, kinh phí cho hoạt động của Mặt trận cấp cơ sở và khu dân cư).

+ Biên soạn và cung cấp giáo trình, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng công tác Mặt trận cho cán bộ cơ sở, phối hợp với Ban tuyên giáo Trung ương hướng dẫn việc đưa chương trình bồi dưỡng cơng tác Mặt trận vào hệ thống các Trung tâm giáo dục Chính trị huyện, thị xã.

+ Tăng cường các hình thức tổng kết các mơ hình hoạt động trên địa bàn cơ sở (như hoạt động tự quản, hoạt động của ban TTND, hoạt động giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ..) và có hình thức biểu dương cán bộ Mặt trận cơ sở điển hình tiến tiến xuất sắc theo khu vực và toàn quốc để động viên đội ngũ cán bộ có thể nói là vất vả và cũng cịn gặp nhiều thiệt thòi nhất hiện nay.

+ Tiếp tục củng cố, kiện toàn về tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy ban MTTQ các cấp để có đủ sức mạnh và năng lực thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình trong thời gian tới. Củng cố về tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của các ban TTND và Ban giám sát đầu tư cộng đồng ở xã, thị trấn, nhằm thực hiện tốt chức năng giám sát. Hàng năm cần tổ chức tổng kết các hình thức giám sát của nhân dân, của MTTQ để hình thành cơ chế phối hợp hoạt động giám sát.

Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các cấp, phát huy các nguồn lực và điều kiện để Mặt trận thực hiện tốt

chức năng giám sát theo hướng: tinh gọn về bộ máy, tự chủ về tài chính, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, khắc phục xu hướng "hành chính hóa", "Nhà nước hóa" trong hoạt động, xây dựng Mặt trận thành tổ chức mạnh, có vị thế

Một phần của tài liệu Ths CTH hoạt động giám sát của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam huyện lai vung, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 81 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w