Giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Lai Vung phải theo khung khổ quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Ths CTH hoạt động giám sát của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam huyện lai vung, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 64 - 65)

- xã hội trên địa bàn xã, thị trấn đúng quy định, đúng mục tiêu, đúng tiến độ,

3.1.2. Giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Lai Vung phải theo khung khổ quy định của pháp luật

Vung phải theo khung khổ quy định của pháp luật

Xét về mục đích vì lợi ích của nhân dân thì giữa pháp luật với giám sát xã hội của Mặt trận là thống nhất. Vì vậy, để giám sát xã hội đạt được hiệu quả cao nhất thì phải đặt nó trong khn khổ luật pháp. Trong một nhà nước pháp quyền, luật pháp được coi là tối thượng, thì người dân được làm những gì luật pháp khơng cấm, điều đó cũng có nghĩa là người dân khơng được làm những gì mà luật pháp khơng cho phép. Hai phương diện đó kết hợp với nhau mới bảo đảm cho luật pháp được thực thi có kết quả, lợi ích của người dân mới được bảo vệ và mục đích của luật pháp, của giám sát xã hội mới được thực hiện.

Muốn để cho MTTQ thực hiện tốt chức năng giám sát xã hội của mình, Nhà nước cần phải ban hành cơ chế pháp lý cụ thể là cần ban hành Luật giám sát hay một pháp lệnh về giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc. Trong đó phải nêu rõ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm, quyền hạn thế nào trong việc thực hiện chức năng giám sát xã hội của mình. Cụ thể, như Mặt trận được giám sát đối với những chính sách nào, chủ trương nào, trong phạm vi

nào, giám sát theo yêu cầu của Đảng, Nhà nước hay Mặt trận được quyền tự chọn vấn đề giám sát. Mặt trận phải được quyền lựa chọn những vấn đề giám sát, được quyền yêu cầu cơ quan chủ trì đề án, dự án để Mặt trận tham gia giám sát; Mặt trận được quyền cung cấp thông tin cần thiết ở mức nào để giám sát. Ý kiến giám sát của Mặt trận có được cơng khai khơng, cơng khai ở mức nào hay vẫn phải giữ bí mật ?... Những quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của Mặt trận trong giám sát phải được làm rõ chứ khơng thể nói chung chung. Cũng phải quy đinh rõ, cấp ủy Đảng, cơ quan Nhà nước phải tiếp thu, trả lời thế nào đối với các ý kiến giám sát của Mặt trận. Những vấn đề Mặt trận giám sát mà cơ quan chủ trì đề án, dự án thấy khơng tiếp thu được thì phải giải thích thế nào, Mặt trận sẽ trao đổi lại thế nào, trường hợp Mặt trận khơng đồng tình với quyết định đó? Hay các cơ quan Đảng, Nhà nước khơng trả lời lại các ý kiến giám sát của Mặt trận, hay thấy đúng mà khơng tiếp thu thì sao?... Tất cả đều phải được quy định rõ thì tiếng nói giám sát của Mặt trận mới có hiệu quả, có giá trị, ý nghĩa thực sự trong đời sống xã hội.

Những quan điểm trên đây đòi hỏi Mặt trận Tổ quốc các cấp trong quá trình thực hiện giám sát xã hội phải khách quan, trung thực, bảo đảm những chuẩn mực đạo đức công dân. Các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với các nội dung giám sát phải được luận chứng khoa học, các kiến nghị có sức thuyết phục cao và thể hiện tinh thần xây dựng. Nếu mất tính khách quan, trung thực, không xây dựng sẽ dẫn đến những hiện tượng tiêu cực đủ kiểu làm tha hoá bản chất tốt đẹp của dân chủ. Khi ấy giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ trở nên hình thức, thậm chí trở thành cơng cụ để lợi dụng mưu cầu lợi ích nhóm hoặc cá nhân. Do vậy cần đề phịng các khuynh hướng lợi dụng giám sát làm ảnh hưởng đến uy tín và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, làm tổn hại đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Một phần của tài liệu Ths CTH hoạt động giám sát của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam huyện lai vung, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w