- xã hội trên địa bàn xã, thị trấn đúng quy định, đúng mục tiêu, đúng tiến độ,
2.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN NAY.
TỔ QUỐC VIỆT NAM HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN NAY.
Hoạt động giám sát xã hội của MTTQ Việt Nam nói chung và của MTTQ Việt Nam huyện Lai Vung nói riêng là một hoạt động quan trọng nhưng phức tạp, nhạy cảm. Có thể thấy rằng Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ủy ban MTTQ huyện Lai Vung đã cố gắng triển khai nhiệm vụ này, bước đầu đã đạt được những thành công nhất định trên những phương diện khác nhau. Tuy nhiên, kết quả chưa được như mong đợi. Thực trạng đó đặt ra một số vấn đề sau đây:
Một là, trên thực tế, hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam huyện
Lai Vung cịn mang tính hình thức, chiếu lệ, vì vậy mang lại hiệu quả giám sát chưa cao, nội dung giám sát chưa cụ thể, hình thức giám sát chưa linh hoạt, chưa thực hiện nề nếp giám sát thường xuyên, chất lượng giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của huyện và sự mong đợi của nhân dân.
Bản chất của hoạt động giám sát xã hội là nhằm phát huy dân chủ nhằm làm cho quá trình ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách được vận
động một cách khoa học, hiệu quả.
Hai là, sự phối hợp giữa các tổ chức Đảng, chính quyền với Mặt trận
tỉnh chưa chặt chẽ, thống nhất, Mặt trận giám sát chưa được thực hiện ngay từ đầu, chưa chủ động trong thực hiện hoạt động giám sát, đơi khi vẫn cịn tình trạng chờ các tổ chức Đảng, chính quyền gửi văn bản tới u cầu giám sát thì khi đó mới làm, trong thực hiện giám sát còn ngại đụng chạm đến các tổ chức Đảng, chính quyền nên đơi lúc Mặt trận vẫn còn tư tưởng làm cho xong việc.
Ba là, đối với công tác giám sát của Mặt trận chưa được phát huy đúng
mức mà mới chỉ dừng lại phản ánh tình hình thơng qua việc theo dõi, thu thập thơng tin để phản ánh với các cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết, cịn việc giải quyết như thế nào thì Mặt trận khơng thể giám sát được vì Mặt trận khơng có cơ chế giám sát cụ thể.
Bốn là, hoạt động giám sát của Mặt trận huyện trong những năm qua
với khối lượng công việc khá nhiều, phạm vi phối hợp liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, diễn ra trong thời gian lâu dài, liên tục, những người làm công tác mặt trận địi hỏi phải có bản lĩnh và trình độ cơng tác. Tuy nhiên do khó khăn về kinh phí hoạt động và điều kiện làm việc còn hạn chế nên cũng bộc lộ những vấn đề như: hoạt động còn dàn trải, có những nội dung giám sát thì bị chồng chéo, nhiều lúc hoạt động còn nặng về bề nổi mà chưa chú trọng chiều sâu. Việc triển khai các công tác trọng tâm có lúc, có nơi chưa đều, có những hoạt động kết quả còn chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ như quy hoạch chỉnh trang đô thi, đền bù giải tỏa, bố trí tái đinh cư, cơng tác tổ chức cán bơ, cơng tác phịng chống tham nhũng, hoạt động giám sát giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo...
Năm là, về chế độ chính sách đối với cán bộ Mặt trận vẫn còn bất cập.
Việc luân chuyển cán bộ Mặt trận ít được quan tâm nhất là việc bố trí cán bộ vẫn cịn tình trạng bố trí cán bộ khơng xuất phát từ u cầu thực tiễn, việc quy hoạch đội ngũ cán bộ Mặt trận kế cận chưa được chú trọng đúng mức, một số cán bộ Mặt trận chưa thể hiện được bản lĩnh, chưa n tâm cơng tác, thiếu chí phấn đấu cho nên ít nhiều nó đã ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác giám sát
của Mặt trận.
Để phát huy tốt vai trò của Mặt trận trong việc thực hiện chức năng giám sát thì vấn đề đặt ra địi hỏi Mặt trận phải có một hệ thống cơ chế giám sát hoàn chỉnh. Mặc dù về chức năng, nhiệm vụ giám sát của Mặt trận đã được ghi trong Hiến pháp 1992, tại Điều 9, sau đó Luật MTTQ Việt Nam, ngày 26/6/1999, đã thể chế hóa Hiến pháp 1992 và chỉ mới quy định “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật” [46, tr.4]. Cụ thể hóa nội dung này, Nghị định 50/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật MTTQ Việt Nam.
Tuy nhiên, những quy định pháp luật về giám sát của Mặt trận chủ yếu mới dừng lại ở những quy định chung, có tính chất khung; chưa có những quy định cụ thể và đầy đủ về trách nhiệm, cơ chế, hiệu quả pháp lý, cũng như những điều kiện bảo đảm cho hoạt động giám sát của Mặt trận; còn thiếu các quy định và chưa rõ về phạm vi, chủ thể, đối tượng giám sát, cơ chế tiếp thu và trả lời; chế độ chính sách đối với cán bộ Mặt trận chưa hợp lý và chậm được khắc phục, điều kiện phương tiện làm việc cịn hạn chế và chưa có các quy định dưới luật để hướng dẫn và tổ chức thực hiện, cho nên trong quá trình thực hiện chức năng giám sát của MTTQ Việt Nam nói chung và MTTQ Việt Nam huyện Lai Vung nói riêng vẫn cịn gặp rất nhiều vấn đề vướng mắc, bất cập trong hoạt động giám sát. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là phải sớm cụ thể hóa thành quy phạm pháp luật về cơ chế giám sát, cơ chế tiếp thu, trả lời và cần phải được luật hóa, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cũng như phạm vi, chủ thể, đối tượng giám sát, có như vậy thì Mặt trận huyện mới có cơ sở pháp lý đầy đủ để thực hiện chức năng giám sát một cách hiệu quả.
Các hoạt động giám sát chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên, liên tục. Giám sát thường chỉ thực hiện khi có các vấn đề bức xúc, nổi cộm trong nhân dân, được các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin hoặc nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo đề cập tới thì lúc đó Mặt trận mới nghiên cứu, đề xuất với các cấp ủy Đảng, chính quyền liên quan xem xét, giải quyết. Vì vậy
cần phải nâng cao trình độ, nhận thức cho cán bộ Mặt trận và phải thấy được tầm quan trọng của việc giám sát, đồng thời Mặt trận phải tích cực, chủ động giám sát, hoạt động giám sát phải được tiến hành thường xun liên tục, khơng né tránh, cả nể vì quen biết, mà giám sát phải được thực hiện một cách trung thực, khánh quan và đúng luật.
Tiểu kết chương 2
Mặt trận Tổ quốc huyện Lai Vung có vị trí, vai trị rất quan trọng trong cấu trúc của hệ thống chính trị của huyện. Thơng qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận mà hoạt động giám sát của Mặt trận được thể hiện trên thực tế. Giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc trong những năm qua đã thu được những thành tựu quan trọng mang tính quyết định đến sự phát triển của huyện Lai Vung nói chung. Tuy nhiên trước những yêu cầu mới từ thực tiễn, từ quá trình hội nhập quốc tế hiện nay thì hoạt động giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Lai Vung cịn những vấn đề cần khắc phục. Đó là vấn đề cán bộ hoạt động Mặt trận, phương thức, hình thức giám sát xã hội của Mặt trận chưa phù hợp, năng lực giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của sự phát triển của tỉnh và huyện Lai Vung.
Với những kết quả đóng góp của MTTQ Việt Nam huyện Lai Vung trong công tác giám sát thời gian qua, đối với các dự thảo về đường lối, chủ trương, chính sách, của các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn huyện là rất đáng nghi nhận, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của huyện. Tuy nhiên, những khó khăn, hạn chế đối với cơng tác giám sát vẫn không nhỏ.
Chương 3